Đọc sách kinh thánh về nghệ thuật lãnh đạo

12/08/2020
1671

Có thể bạn đang băn khoăn về hai khái niệm “kinh thánh” và “nghệ thuật lãnh đạo” có gì liên quan tới nhau? Để có thể hiểu hơn về điều này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cuốn sách “Kinh thánh về nghệ thuật lãnh đạo” của Lorin Woolfe có ý nghĩa gì muốn gửi gắm người đọc!

Cuốn sách “Kinh thánh về nghệ thuật lãnh đạo” của Lorin Woolfe sẽ giúp bạn hiểu được những điều cơ bản sau:

Chính trực và lương thiện

  • Người ta sẽ không ủng hộ những người bị coi là thiếu trung thực.
  • Bạn không thể mong đợi những người trung thực đi theo mình nếu bạn là người không trung thực.
  • Địa vị của bạn càng cao, sự chính trực hoặc bất lương của bạn càng trở nên dễ thấy hơn.
  • Trước cơn khủng hoảng, trước nghịch cảnh, và trước cám dỗ, sự chính trực của người lãnh đạo trở nên rõ ràng nhất.
  • Sự chính trực được thể hiện bằng hành động, chứ không phải bằng những tuyên bố suông.
  • Chính trực và lương thiện sẽ có kết quả về lâu dài, cho dù có thể trước mắt sẽ gây ra thiệt hại và đòi hỏi phải hy sinh.
  • Hãy hành động như thể có ai đó có quyền lực cao hơn đang quan sát bạn.

Đọc sách kinh thánh về nghệ thuật lãnh đạo

Mục tiêu rõ ràng

  • Mục tiêu có thể thúc đẩy con người đạt được những thành tích vĩ đại hơn mức họ tưởng.
  • Khó có thể đạt được những thành tích vĩ đại nếu không dám đương đầu với những trở ngại chủ quan và những chống đối khách quan.
  • Nghịch cảnh có thể nhanh chóng chặn đường một nhà lãnh đạo thiếu ý chí, nhưng chỉ có thể “thổi bùng lên ngọn lửa” ở những nhà lãnh đạo có ý chí mạnh mẽ.
  • Suy nghĩ rộng. Cho dù không hoàn thành được, bạn vẫn có thể đạt được nhiều thứ.
  • Hãy nói về mục tiêu và người ta sẽ lắng nghe, nhưng để họ làm theo, bạn phải hành động dựa trên mục tiêu đó.
  • Những tổ chức có mục tiêu hoạt động là những nơi lý thú và có sức cuốn hút người khác vào làm. Mục tiêu còn có thể khiến công việc hèn mọn nhất trở nên có ý nghĩa.
  • Hãy luôn nói về mục tiêu, về sự hết mình vì mục tiêu, và về những phần thưởng xứng đáng khi đạt được mục tiêu đó.

Lòng nhân ái và trắc ẩn

  • Khuyến khích những hành động tử tế bằng những phần thưởng mang giá trị vật chất và sự công nhận mang tính tinh thần.
  • Bạn không thể trông chờ nhân viên đối xử tử tế với nhau và với khách hàng nếu lãnh đạo đối xử với họ chẳng ra gì.
  • “Chia sẻ vật chất” thường được đền đáp xứng đáng bằng việc tăng cường lòng tận tâm và tạo dựng một “miếng bánh lớn hơn”.
  • Bao dung độ lượng là một trong những hành động uy quyền nhất mà một nhà lãnh đạo có thực hiện.
  • Coi trọng người khác và thể hiện cho họ thấy rằng mối quan tâm của bạn không hề riêng biệtlẫn nhau.

Kĩ năng giao tiếp

  • Để thúc đẩy mọi người đạt được những mục tiêu bạn đề ra, hãy thường xuyên truyền đạt thông điệp của bạn.
  • Những nhà lãnh đạo hiệu quả có thể thoải mái truyền đạt thông tin cho từng cá nhân, từng nhóm nhỏ, cũng như các nhóm lớn tùy vào cách thức tiếp cận.
  • Sử dụng những từ ngữ và phương tiện truyền thông khác nhau để thông điệp của bạn không trở nên nhàm chán.
  • Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh và lối ẩn dụ để “đi guốc trong bụng” người nghe.
  • Chú ý lắng nghe người khác nói và thể hiện rằng bạn đang lắng nghe họ bằng cách trả lời bằng lời nói hoặc hành động.

Kĩ năng quản lí

  • Thường xuyên truyền đạt những kỳ vọng về hiệu quả công việc: “trước”, “trong” và “sau”.
  • Đặt ra những mục tiêu kỳ vọng nhưng vẫn đảm bảo tính thực tế.
  • Khuyến khích mọi người đạt được mục tiêu bằng cách hứa hẹn những phần thưởng có ý nghĩa − cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Độ lượng với những lỗi lầm thành thật và những rủi ro gặp phải trong quá trình theo đuổi mục tiêu.
  • Khen ngợi những nỗ lực và thành công của cả nhóm, cả trong lúc tiến hành và lúc đã hoàn thành.
  • Đưa ra những đánh giá tích cực và tiêu cực với thái độ công bằng và kịp thời, dựa trên kết quả công việc, chứ không phải trên sự thiên vị.

Phát triển nhóm

  • Một đội ngũ là một nhóm các cá nhân với những nhu cầu khác nhau nhưng cùng theo đuổi một mục tiêu chung, thống nhất.
  • Công nhận những tài năng cá biệt và động cơ của mỗi thành viên trong đội ngũ.
  • Một nhà lãnh đạo tài ba được tăng thêm sức mạnh chứ không phải bị đe doạ bởi việc lựa chọn những thành viên tài giỏi vào đội ngũ.
  • Nhắc nhở các thành viên trong đội rằng dù là một nhà lãnh đạo đầy quyền lực và giỏi giang thì bạn cũng không thể làm việc một mình, bạn cần sự hỗ trợ của các thành viên trong đội của mình.
  • Tích cực khuyến khích, thưởng công cho những hành động và thái độ có tính chất xây dựng đội ngũ.
  • Tìm ra sự chống lại việc xây dựng đội ngũ. Kiểm soát nó bằng những lời khích lệ và những hành động củng cố lời cam kết của bạn cho sự gần gũi trong đội ngũ.
  • Giao nhiệm vụ cho những thành viên của đội phù hợp với những mặt mạnh và nhu cầu phát triển của họ.

Ngoài ra còn có những bài học về tính khiêm nhường, lòng can đảm, sự công bằng và phát triển kỹ năng lãnh đạo. Bạn có thể tìm đọc kinh thánh về nghệ thuật lãnh đạo pdf để học được nhiều điều cho bản thân.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả