Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” cho sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế khi trở thành cầu nối giữa hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc. Theo nhận định của Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse “thế hệ 7x, 8x, 9x không biến đất nước thành Nhật Bản, Hàn Quốc thì khó có thế hệ khác làm được”.
“Cơ hội vàng” về mặt thời cuộc đặt ra thách thức lớn đối với thế hệ những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay và cả những nhà lãnh đạo trong tương lai.
Qua bài viết, MISA AMIS điểm lại những điểm chính nhất về chân dung nhà lãnh đạo thế hệ mới, lãnh đạo trong khủng hoảng với tư duy mới, hành động mới qua những chia sẻ và thảo luận của các anh chị lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia, diễn giả hàng đầu Việt Nam tại Diễn đàn lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2023 do Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA) tổ chức chiều ngày 27/9/2023.
1. Lãnh đạo trong khủng hoảng là gì?
Lãnh đạo trong khủng hoảng là khả năng của một nhà lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định, điều phối và dẫn dắt tổ chức vượt qua các tình huống khó khăn, không chắc chắn hoặc khủng hoảng.
Khủng hoảng có thể đến từ nhiều phía như: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, thiên tai, đại dịch toàn cầu, hoặc khủng hoảng nội bộ trong công ty.
Trong những thời điểm này, sự lãnh đạo đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ sự ổn định, duy trì hoạt động và phục hồi sau khủng hoảng.
Lãnh đạo trong khủng hoảng không chỉ đơn giản là quản lý công ty trong những lúc khó khăn mà còn là khả năng duy trì được sự tin tưởng từ đội ngũ nhân viên, đối tác và khách hàng trong suốt thời gian này.
Khủng hoảng thường khiến các tổ chức phải đối mặt với các thử thách không lường trước, từ việc giảm doanh thu, sa thải nhân viên, mất mát lòng tin, cho đến sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh.
Đọc thêm: VUCA là gì? Làm thế nào để không tụt hậu trong thời đại VUCA
2. Bối cảnh môi trường kinh tế và kinh doanh dẫn tới yêu cầu và thách thức đặt ra cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
2.1. Những biến động toàn cầu tác động đến môi trường kinh doanh
- Khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu: Các cuộc khủng hoảng tài chính, như khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và sự suy thoái kinh tế trong đại dịch COVID-19, đã cho thấy các tổ chức phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng và không thể dự đoán.
- Thị trường toàn cầu không ổn định: Sự thay đổi nhanh chóng của các thị trường toàn cầu và những bất ổn chính trị, đặc biệt trong các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, gây ra nhiều sự khó khăn trong việc duy trì chuỗi cung ứng, điều chỉnh giá cả, và thích ứng với các thay đổi về thuế quan, luật lệ hay chính sách thương mại.
- Đại dịch và khủng hoảng sức khỏe toàn cầu: Đại dịch COVID-19 đã chứng minh rằng các yếu tố không lường trước có thể thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, những thay đổi trong cách làm việc (làm việc từ xa, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp) và sự chuyển đổi số mạnh mẽ đã yêu cầu các nhà lãnh đạo phải tìm cách thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc mới.
2.2. Sự thay đổi của công nghệ và cách thức kinh doanh
- Cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ số: Công nghệ phát triển nhanh chóng, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), blockchain và tự động hóa đã thay đổi hoàn toàn cách thức các doanh nghiệp vận hành.
- Chuyển đổi số: Việc chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng mà trở thành yêu cầu thiết yếu đối với tất cả doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo phải đối mặt với thách thức khi triển khai các chiến lược số hóa toàn diện để không bị tụt hậu so với đối thủ, từ việc xây dựng nền tảng thương mại điện tử, đến quản lý dữ liệu khách hàng và các hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp.
- Tăng cường tính bảo mật thông tin: Trong bối cảnh số hóa ngày càng cao, việc bảo vệ thông tin và dữ liệu khách hàng trở thành một vấn đề cấp bách. Các cuộc tấn công mạng, rò rỉ dữ liệu và vi phạm bảo mật có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho danh tiếng và tài chính của công ty. Nhà lãnh đạo cần đảm bảo rằng tổ chức của họ có chiến lược bảo mật mạnh mẽ.
2.3. Áp lực từ các yêu cầu xã hội và môi trường
- Trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững: Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay không chỉ phải tập trung vào lợi nhuận mà còn phải đối mặt với những yêu cầu về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng và đối tác ngày càng yêu cầu các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và môi trường.
- Yêu cầu về sự minh bạch và đạo đức trong kinh doanh: Các tổ chức cần phải đối mặt với yêu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng và các cơ quan quản lý về sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh, từ chuỗi cung ứng, điều kiện lao động, cho đến các vấn đề đạo đức như công bằng và bình đẳng giới. Lãnh đạo phải đưa ra các quyết định phù hợp để bảo vệ giá trị cốt lõi và đạo đức của tổ chức.
Đọc thêm: Phân tích ví dụ thực tế về một nhà lãnh đạo giỏi ở việt nam – Đặng Lê Nguyên Vũ
3. Lãnh đạo trong khủng hoảng – nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế hệ mới
Theo chia sẻ của Ông Mai Hữu Tín – Chủ tịch Hội DNT Việt Nam khóa IV, Chủ tịch HĐQT U&I Group trong Panel 1 – Tư duy mới tại diễn đàn, chân dung người lãnh đạo trong kỷ nguyên mới hội đủ những yếu tố về Tâm, Trí, Ý chí và Kỹ năng và Tài năng.
3.1. Chân dung nhà lãnh đạo mới
Theo định nghĩa chung của các nhà nghiên cứu về nhà lãnh đạo có tư duy mới trước hết đó phải là một nhà lãnh đạo sáng tạo, toàn diện về Tâm, Trí, Ý chí, với 18 kỹ năng:
- Kỹ năng con người mạnh
- Có tầm nhìn
- Có tinh thần đồng đội
- Thân thiện và dễ gần
- Lãnh đạo bằng cách làm gương
- Phát triển con người
- Biết lắng nghe
- Trao quyền cho nhân viên
- Thái độ tích cực
- Biết truyền đạt
- Tạo cảm hứng
- Tạo yên bình
- Sống chính trực
- Cởi mở, trung thực, thẳng thắn
- Lãnh đạo với tinh thần phụng sự
- Can đảm – Quyết đoán
- Cầu thị
- Giỏi đàm phán/hòa giải
Trong đó, ông nhấn mạnh kỹ năng con người:
“Kỹ năng con người không chỉ là quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, tức giữa những người có cùng mục tiêu phấn đấu, chia sẻ, cùng tầm nhìn, theo đuổi cùng khát vọng.
Kỹ năng con người còn cần được thể hiện thật mạnh mẽ bên ngoài doanh nghiệp, tức khả năng kết nối với mọi người, xây dựng quan hệ đối tác, chia sẻ và thu hút được tri thức cũng như nguồn lực khác, kiến tạo được các liên minh vững chắc để làm việc lớn mà một mình doanh nghiệp của bạn không thể tự làm được”.
Trong kỹ năng con người, ông Tín cũng chia sẻ quan điểm riêng về đúc kết của cá nhân ông qua 35 năm làm doanh nhân. Đó là sự chân thành, thật tâm và tư duy cho và nhận trong mối quan hệ giữa con người với con người:
Sự chân thành: Bạn quan tâm đến một người nào đó vì tâm bạn thực sự muốn vậy chứ không phải chỉ vì não bạn đang tính toán đây là một mối quan hệ “thân mật” hay “đạm bạc”.
Cho và nhận: Đương nhiên là bạn chỉ có thể cho đi những gì bạn có và không nhất thiết phải là hay chỉ là vật chất. Nhưng cần xác định rõ từ đầu là bạn cho đi vì muốn có thêm một người quen thú vị trong đời chứ không phải vì bạn mong mỏi nhận lại được gì từ người đó. Và khi nhận thì phải luôn nhớ trong đầu của biếu là của lo, của cho là của nợ.”
3.2. Tư duy nhà lãnh đạo mới
Ông Tín chia sẻ khung tư duy nhà lãnh đạo mới với 7 chức năng như sau:
Lựa chọn | Nghĩ và làm đúng |
Từ chối | Cám dỗ dẫn dắt ta đi đến những quyết định sai |
Mong ước | Làm tốt hơn mỗi ngày |
Chống | Dè chừng, chống những ảnh hưởng xấu có thể dẫn dắt cách mà chúng ta tư duy |
Chuẩn bị | Cần sự chuẩn bị cho mọi tình huống, ngay cả những tình huống xấu nhất mà chúng ta chưa từng nghĩ tới, nhất là khi tư duy làm việc mới, việc lớn |
Mục đích | Nguyên tắc dẫn dắt
Phải để mục đích dẫn dắt cách chúng ta tư duy và đó nên là mục đích phụng sự cái chung ngoài mục đích kiếm tiền |
Chấp nhận | Không ngộ nhận
Không ngộ nhận rằng chúng ta có thể làm bất kỳ việc gì mà chúng ta muốn, phải phân biệt được cái nằm trong và nằm ngoài khả năng kiểm soát của mình |
Ở nội dung này Ông Tín có đưa ra ví dụ dựa trên lý thuyết vòng tròn ảnh hưởng và vòng tròn quan tâm của Stephen Covey. Đó là việc chúng ta thường bỏ nhiều thời gian để bàn luận về việc chính trị và đó là chuyện nằm trong vòng tròn quan tâm chứ không nằm trong vòng tròn ảnh hưởng của đại đa số chúng ta.
Mặc dù, đúng là chúng ta cần phải biết việc chính trị diễn ra như thế nào, nhất là việc địa chính trị đang ảnh hưởng đến việc làm của chúng ta, đến kế hoạch của chúng ta như thế nào nhưng khi mà chúng ta bỏ quá nhiều thời gian vào chuyện đó, chỉ bàn luận về chuyện đó khi đó năng lượng chúng ta tạo ra chủ yếu là các năng lượng tiêu cực và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm hàng ngày.
Do đó, chúng ta nên tập trung vào việc mở rộng tối đa vòng tròn ảnh hưởng của mình và giảm thiểu vòng tròn quan tâm của chúng ta.
Mời bạn đọc thêm bài viết về vòng tròn ảnh hưởng và vòng tròn quan tâm tại đây
2.3. Một số yếu tố trọng tâm và then chốt đối với nhà lãnh đạo mới
- Nhà lãnh đạo mới cần học gì?
Đây là câu hỏi chung của những người có tư duy làm muốn mình khác đi, và muốn biến mình thành những nhà lãnh đạo tích cực, những nhà lãnh đạo sáng tạo. “Chúng ta cần học cái gì?” .
Câu hỏi và trả lời xoay quanh những vấn đề cốt lõi, quan trọng và xuyên suốt đối người làm công tác quản trị:
1 | Tăng năng suất
Tăng năng suất là yếu tố đầu tiên để trở thành 1 nhà quản trị tốt do đó chúng ta phải nghĩ tới việc phải tăng trưởng doanh nghiệp của mình hàng ngày. |
Vấn đề cốt lõi của thu nhập. Mọi công nghệ là công cụ. |
2 | Chuẩn đối sánh | Ai, ở đâu là doanh nghiệp tốt nhất trong ngành?
So sánh doanh nghiệp mình với đơn vị làm tốt nhất trong ngành. Chúng ta phải làm gì để bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua họ? |
3 | Khuynh hướng | Rủi ro?Cơ hội?
Nắm bắt những khuynh hướng đang diễn ra để nhận ra các cơ hội, thách thức và rủi ro. |
4 | Học từ thất bại của chính mình và của những người khác | |
5 | Ngoại ngữ (mở rộng các cơ hội giao thương) | Tiếng Anh, tiếng Trung…
Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho Việt Nam. Biết tiếng Hoa sẽ là một lợi thế rất lớn. |
- Kỹ năng chọn việc và sắp việc
Mỗi chúng ta đều có quỹ thời gian như nhau 24h/ngày do đó, những người biết chọn việc, sắp việc là những người tạo ra nhiều giá trị nhất.
“Chỉ làm những việc mà mình làm được. Luôn sẵn sàng … từ chối. Đặt thứ tự ưu tiên hợp lý nhưng không quên bất kỳ lời hứa nào” – Ông Mai Hữu Tín chia sẻ tại Diễn đàn Lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2023.
- Kỹ năng ra quyết định
Ba yếu tố giúp nhà lãnh đạo ra quyết định đúng đắn trong kỷ nguyên mới:
-
- Đủ dữ liệu
- Có sự đối thoại với những người có liên quan
- Tốc độ ra quyết định nhanh hơn
- Lối sống lành mạnh
Kết thúc phần chia sẻ chân dung nhà lãnh đạo thế hệ mới với tư duy mới, ông Tín đưa ra quan điểm về lối sống lành mạnh cân bằng cuộc sống – công việc của nhà lãnh đạo với khẩu hiệu: “Ăn lành, ngủ đủ, tập đều, sống vui, biết giữ kỷ luật”.
Có thể bạn quan tâm: Chiến lược cân bằng công việc và cuộc sống để hạnh phúc và thành công
3. Chia sẻ bài học và kinh nghiệm lãnh đạo từ những nhà lãnh đạo, doanh nhân thành đạt
Từ việc nhận thức bối cảnh về môi trường kinh tế kinh doanh toàn cầu hiện nay tới việc chuyển hướng tư duy và hành động của người lãnh đạo đòi hỏi nhiều yếu tố. Trong đó, có sự cầu thị, ham học hỏi, cầu tiến và một tinh thần doanh nhân mạnh mẽ.
Ngay phần đầu tiên của bài chia sẻ, ông Tín nhấn mạnh: “Mới không có nghĩa là kiến thức cũ không còn giá trị. Trí tuệ là một quá trình chủ động tích lũy lâu dài từ trải nghiệm tự thân của từng người”.
Đồng quan điểm với nhận định trên, Bà Cao Thị Ngọc Dung – Phó Chủ tịch Hội Nữ Doanh nhân Việt Nam; Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PNJ chia sẻ về những tư duy mới, tư duy mang tính đột phá bà đã áp dụng trong quá trình xây dựng tập đoàn PNJ.
Bà chia sẻ: “Ngày hôm sau tôi luôn luôn nghĩ về những gì đã làm của ngày hôm qua, mình đã làm gì tốt hơn cho công việc của mình và công ty của mình”. Đối với riêng PNJ, bà chia sẻ kỷ niệm khi những ngày đầu phát triển tập đoàn, mọi người thường suy nghĩ theo tư duy lối mòn là phải liên doanh, phải hợp tác kinh doanh với tư nhân mới làm được nhưng bà đã có dám nhận nhiệm vụ và lựa chọn phải “đi bằng đôi chân của chính mình”.
Trong suốt quá trình điều hành doanh nghiệp của mình bà luôn nghĩ về những việc mình làm trong ngày và đi tìm liệu mình có thể làm điều gì mới hơn không. Thêm vào đó, bà chia sẻ quan điểm không tự hài lòng với chính mình và luôn nghĩ rằng mình còn có nhiều việc phải làm hơn nữa.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse Ông Nguyễn Xuân Phú lại đề cập đến tư duy khác biệt. Theo ông ở cùng một vị trí nhưng nếu dùng 2 cách tư duy sẽ khác nhau, người ta gọi là dùng ngôn ngữ của tương lai. Tức chúng ta muốn gì hãy tưởng tượng đến nó và vẽ con đường.
Ví dụ muốn lên đỉnh núi, chúng ta hãy tưởng tượng mình trên đỉnh núi và vẽ ngược lại con đường, có thể 4-5 con đường và sau đó chọn con đường ngắn nhất. Với startup, hãy bắt đầu bằng mục tiêu mình muốn và vẽ lại con đường, lúc đó sẽ ra một loạt hành động tương ứng.
Trong phiên tọa đàm “Hành động mới” tại Diễn đàn, Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Tập đoàn FPT chia sẻ “cái mới” là điều hiển nhiên mà mỗi doanh nghiệp phải làm. Đó có thể là làm tốt hơn việc đang làm, hoặc làm khác cái đang làm. Để chọn được phương thức, cần phải xác định trong 3 năm tới, ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động sẽ thay đổi như thế nào và chúng ta ở đâu trong đó, khách hàng, đối thủ chúng ta hành động gì, công nghệ thay đổi ra sao… Doanh nghiệp phải liên tục đặt ra các câu hỏi “Tại sao?” để từ đó tìm các hành động.
4. Chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện với nền tảng MISA AMIS
Trong bối cảnh khủng hoảng, khả năng chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động mà còn tạo ra cơ hội phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Chuyển đổi số đã trở thành yếu tố sống còn đối với các tổ chức và là chìa khóa giúp các nhà lãnh đạo vượt qua thử thách trong thời kỳ khủng hoảng.
Một trong những nền tảng chuyển đổi số được nhiều doanh nghiệp tin dùng tại Việt Nam chính là MISA AMIS.
Với bộ giải pháp toàn diện, MISA AMIS giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình quản lý, tối ưu hóa hiệu quả công việc và xây dựng một hệ thống thông tin minh bạch, giúp các nhà lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định chính xác và nhanh chóng trong thời kỳ khó khăn.
MISA AMIS cung cấp nhiều giải pháp phần mềm giúp doanh nghiệp không chỉ chuyển đổi số mà còn tối ưu hóa hoạt động trong mọi thời điểm, đặc biệt là trong khủng hoảng.
Nền tảng bao gồm các giải pháp chuyển đổi số toàn diện như: Tài chính – kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự và Quản lý – Điều hành. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu hiện tại và cả tương lai khi quy mô mở rộng. Các phần mềm trong nền tảng MISA AMIS được kết nối chặt chẽ với nhau giúp doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng bài toán dữ liệu phân mảnh khi dùng nhiều phần mềm chuyển đổi số riêng lẻ.
MISA AMIS được ứng dụng những công nghệ hiện đại 4.0 mới như Cloud, AI, Big Data, Blockchain,… Chính vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cập nhật những xu hướng chuyển đổi số mới nhất và ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả.
Chuyển đổi số toàn diện với nền tảng MISA AMIS không chỉ là một giải pháp công nghệ mà còn là một chiến lược giúp các nhà lãnh đạo đối mặt với những thách thức trong khủng hoảng. Bằng cách tự động hóa quy trình, tối ưu hóa quản lý tài chính, nhân sự, khách hàng và các hoạt động doanh nghiệp, MISA AMIS giúp lãnh đạo có cái nhìn sâu sắc về tình hình hoạt động, đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong những thời điểm khó khăn.
Trải nghiệm dùng thử ngay nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS:
5. Kết luận
MISA AMIS hy vọng những nội dung về chân dung nhà lãnh đạo thế hệ mới với tư duy mới, hành động mới được các diễn giả, chuyên gia, nhà lãnh đạo… chia sẻ tại Diễn đàn lãnh đạo doanh nghiệp trẻ Việt Nam 2023 do MISA AMIS tổng hợp sẽ giúp anh chị doanh nhân, doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo thế hệ mới có thêm thông tin hữu ích cho việc chuyển đổi tư duy, đáp ứng yêu cầu và thách thức của thời đại.