Cách tính lương và xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp

07/03/2021
2586

Trong mỗi doanh nghiệp, trước khi tính lương cho người lao động, nhất định phải xây dựng bảng thang lương trong doanh nghiệp. Bảng thang lương đã được quy định rõ ràng ở trong Bộ Luật Lao động và các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo. Khi dựa vào bảng thang lương doanh nghiệp, người làm công tác nhân sự sẽ biết cách tính lương cho cán bộ nhân viên.

Xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp

Nguyên tắc khi xây dựng bảng thang lương trong doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp đều có trách nhiệm phải xây dựng bảng thang lương, bảng lương. Sau đó các đó các doanh nghiệp sẽ dựa vào trong bảng thang lương này để làm cơ sở trả lương, làm cơ sở tuyển dụng và thỏa thuận mức lương với người lao động ở hộ đồng lao động. Vấn đề này được quy định ở trong Điều 93 của Bộ luật Lao động hiện hành năm 2012.

Và ở trong Nghị định 49/2102/NĐ-CP đã quy định rõ ràng về nguyên tắc khi xây dựng bảng thang lương trong doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Đối với những công việc đơn giản nhất khi làm việc trong điều kiện bình thường có mức lương thấp nhất. Mức lương thấp nhất này quy định không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
  • Đối với những công việc hay những chức danh đòi hỏi phải qua đào tạo hoặc qua học nghề. Mức lương quy định phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Đối với những người lao động làm việc ở trong điều kiện, môi trường nặng nhọc, nguy hiểm, mức lương trả phải cao hơn 5% mức lương tối thiểu vùng. Đối với những người làm việc ở trong điều kiện, môi trường đặc biệt độc hại, nặng nhọc, mức lương trả phải cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng và mức lương của những người làm việc ở trong điều kiện bình thường.

Lưu ý: Khi Chính phủ có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cũng cần phải có sự thay đổi về cả thang bảng lương.

Đọc thêm:
>> Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự thực chất là gì? Giải pháp chuyển đổi số nào cho doanh nghiệp?

Hướng dẫn các bước xây dựng bảng thang lương trong doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp xây dựng bảng thang lương, sẽ dựa trên những bước như sau để xây dựng

Bước 1: Cập nhật chính xác mức lương tối thiểu vùng

Khi xây dựng bảng thang lương trong doanh nghiệp, tư liệu chính để doanh nghiệp dựa vào xây dựng đó chính là mức lương tối thiểu vùng. Vì thế mà trước khi bắt tay vào xây dựng mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần phải chủ động cập nhật lại mức lương tối thiểu vùng dựa trên Nghị định 157/2018/NĐ-CP.

Bước 2: Tổng hợp toàn bộ những chức danh và công việc chuyên môn của doanh nghiệp

Xây dựng thang bảng lương trong doanh nghiệp

Khi đã xác định được rõ ràng về mức lương tối thiểu vùng được áp dụng với doanh nghiệp của mình, doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định, thống kê lại toàn bộ những chức danh và các công việc chuyên môn ở trong doanh nghiệp. Vì việc thống kê  này sẽ được sử dụng trong quá trình phân ra các nhóm chức danh để tính lương từng bậc.

Bước 3: Phân loại nhóm chức danh công việc trong doanh nghiệp

Việc xây dựng bảng thang lương trong doanh nghiệp chắc chắn không thể thiếu được bước phân loại nhóm chức danh ở trong doanh nghiệp. Ví dụ những công việc có tính chất khó hơn sẽ được xếp vào cùng 1 nhóm, những công việc có yêu cầu cùng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được xếp vào cùng 1 nhóm.

Bước 4: Quy định về mức lương phù hợp với từng chức danh tương ứng

Khi doanh nghiệp đã phân loại được các nhóm chức danh công việc theo thứ tự từ cao xuống thấp, tiếp theo sẽ quy định cụ thể về mức lương tương ứng với từng chức danh mà mình đã phân loại này.

Mức lương cần phải phù hợp với tính chất công việc và cả từng chức vụ dựa theo nguyên tắc như đã nêu ở trên.

Bước 5: Tham khảo ý kiến công đoàn

Khi đã xây dựng được toàn bộ bảng thang lương trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tham khảo thêm ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động ở trong cơ sở. Theo đó, cũng cần phải công khai thêm cả nơi làm việc của người lao động rõ ràng trước khi thực hiện đưa bảng thang lương vào sử dụng.

Bước 6: Gửi bảng thang lương đến phòng Lao động thương binh và Xã hội

Khi đã hoàn thành toàn bộ bảng thang lương, doanh nghiệp cần phải gửi bảng thang lương của mình cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.

Hướng dẫn cách tính lương trong doanh nghiệp

Dựa vào bảng thang lương mà bạn có thể căn cứ vào đây để tính lương trong doanh nghiệp.

  • Khi trả lương theo thời gian

Lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp/ngày công chuẩn của tháng*Số ngày làm việc thực tế

  • Khi tính lương theo hình thức sản phẩm của người lao động

Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá của 1 sản phẩm

  • Trả lương khoán cho người lao động

Lương = Mức lương khoán * tỷ lệ % mức độ hoàn thành công việc

  • Trả lương dựa trên doanh thu của người lao động

Mức lương được trả dựa trên doanh số đạt được dựa trên chính sách lương thưởng của doanh nghiệp. Mức lương này thường sẽ được áp dụng đối với những nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh. Một số những hình thức thường được áp dụng như:

+ Lương thưởng doanh số cá nhân

+ Lương thưởng dựa trên doanh số nhóm

+ Một số những hình thức kinh doanh khác như công nợ hay phát triển thị trường…

Dựa vào những nguyên tắc này, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng xây dựng bảng thang lương của mình!

Để giúp doanh nghiệp quản trị nhân sự hiệu quả hơn trong việc xây dựng thang bảng lương, tính lương, thưởng, đãi ngộ cho người lao động, MISA cung cấp phần mềm quản lý nhân sự AMIS nhân sự, giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ nghiệp vụ nhân sự bắt đầu từ khi hoạch định nguồn nhân lực. Xem chi tiết toàn bộ thông tin ngay tại đây:

Xem thông tin chi tiết

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả