Mức lương nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?

08/10/2024
2199

Lương nhân viên kinh doanh không cố định mà linh hoạt dựa vào kinh nghiệm chuyên môn và kết quả bán hàng. Trong bài viết này MISA AMIS HRM sẽ đưa ra một số thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về thu nhập nghề sales.

Mẫu phiếu lương

Tải miễn phí – Tổng hợp Mẫu Phiếu Lương Dành riêng cho HR

1. Cơ chế lương cho nhân viên kinh doanh

lương nhân viên kinh doanh
Cơ cấu lương nhân viên kinh doanh phổ biến

Cơ chế lương cho nhân viên kinh doanh thường được thiết lập thông qua một thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhân viên. Bảng lương của nhân viên kinh doanh thường bao gồm hai phần chính:

  • Lương cố định: Đây là một phần thu nhập cố định mà nhân viên kinh doanh được hưởng vào mỗi kỳ thanh toán, thường là hàng tháng. Lương cố định còn gọi là lương cứng, giúp đảm bảo rằng nhân viên có thu nhập ổn định để đối phó với các chi phí cơ bản trong cuộc sống.
  • Lương thưởng: Lương hoa hồng dựa trên kết quả công việc kinh doanh. Phần này thường được tính dựa trên một số tiêu chí hoặc mục tiêu cụ thể, như doanh số bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, hoặc các chỉ số hiệu suất khác. Lương thưởng khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu và đóng góp vào thành công của công ty.

Cơ chế lương thưởng đối với từng bộ phận là khác nhau:

Nhân viên hậu phương, khối văn phòng (Back-Office)

  • Lương cố định: Thường chiếm một phần lớn thu nhập (từ 90 đến 95%).
  • Lương thưởng: Là phần còn lại của thu nhập, được dựa trên kết quả công việc và các chỉ số hiệu suất liên quan đến vai trò hậu phương của họ.

Nhân viên tiền phương, thị trường (Front-Office)

  • Lương cố định: Thường là 0%, tức là họ không nhận lương cố định hàng tháng. Tuy nhiên tại nhiều doanh nghiệp, nhân viên thị trường vẫn nhận được lương cố định, tùy vào thỏa thuận.
  • Lương hoa hồng: Chiếm 100% thu nhập của họ hoặc con số khác theo hợp đồng lao động. Họ kiếm tiền chủ yếu từ việc hoàn thành bán hàng và đóng góp vào doanh số kinh doanh.

banner amis tiền lương

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức lương của nhân viên kinh doanh

2.1 Kinh nghiệm chuyên môn

  • Kinh nghiệm làm việc: Nhân viên kinh doanh có nhiều kinh nghiệm thường nhận mức lương cao hơn. Người đã làm việc trong nhiều năm có khả năng có mức lương cao hơn so với người mới ra trường.
  • Hiệu suất công việc: hiệu suất bao gồm việc đạt được mục tiêu kinh doanh, duy trì khách hàng và tạo ra doanh số bán hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến mức lương. Nhân viên kinh doanh xuất sắc thường có thu nhập cao trên thành tích cá nhân.
lương nhân viên kinh doanh
Lương nhân viên kinh doanh có sự khác biệt dựa vào kinh nghiệm, kết quả bán hàng của mỗi cá nhân

>>> Xem thêm: Xây dựng chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh

2.2 Lĩnh vực công việc

  • Ngành nghề: Ngành nghề mà bạn làm việc có thể ảnh hưởng đến mức lương. Một số ngành, như công nghệ thông tin, tài chính hoặc y tế, thường trả lương cao hơn so với các ngành khác.
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ: Loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn bán cũng có thể có giá trị khác nhau và ảnh hưởng đến thu nhập. Ví dụ, bán các sản phẩm công nghệ cao, bất động sản thường đi kèm với hoa hồng cao hơn.

2.3 Quy mô doanh nghiệp

  • Quy mô công ty: Công ty lớn thường có khả năng trả lương cao hơn do có nguồn tài chính mạnh mẽ hơn.
  • Khả năng tài chính của công ty: Công ty có lợi nhuận và tài sản dồi dào hơn cung cấp mức lương và các khoản thưởng hấp dẫn hơn.

2.4 Địa điểm làm việc

Khu vực cũng ảnh hưởng lớn đến lương nhân viên kinh doanh. Các thành phố lớn thường có mức lương trung bình cao hơn so với các khu vực vùng ngoại thành, nông thôn, do chi phí sống cao hơn và cơ hội kinh doanh nhiều hơn.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp quản lý lương cho đội ngũ nhân viên kinh doanh hùng hậu, hoạt động tại nhiều khu vực, hãy tham khảo ngay giải pháp từ MISA AMIS HRM.


3. Bật mí mức lương nhân viên kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể

3.1 Nhân viên Sales Logistics

  • Công việc chủ yếu: kinh doanh các dịch vụ trong lĩnh vực Logistics, bao gồm kho bãi, khai báo hải quan, vận chuyển… Họ tìm kiếm, tiếp cận và thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ Logistics và quản lý hoạt động trong chuỗi cung ứng.
  • Mức lương: Mức lương trung bình khoảng 7-20 triệu đồng/tháng. Thu nhập cao hơn phụ thuộc vào hiệu suất cá nhân và khả năng thuyết phục khách hàng.

3.2 Nhân viên Sales Bất động sản

  • Công việc chủ yếu: Họ là trung gian trong giao dịch mua bán, cho thuê và chuyển nhượng bất động sản. Họ tìm kiếm khách hàng và tư vấn về các dự án bất động sản, hỗ trợ khách hàng trong việc tìm kiếm bất động sản phù hợp, thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết.
  • Mức lương: Mức lương cơ bản thấp, thường dao động từ 3-7 triệu đồng/tháng, nhưng thu nhập chính đến từ hoa hồng sau mỗi giao dịch thành công. Thu nhập có thể lên tới hàng chục triệu đồng một tháng nhưng không cố định.
lương nhân viên kinh doanh
Sales bất động sản có mức hoa hồng cao

3.3 Nhân viên Sales Bảo hiểm Nhân thọ

  • Công việc chủ yếu: Tư vấn và bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng. Họ phải hiểu rõ sản phẩm, tư vấn cho khách hàng về tùy chọn phù hợp và thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm.
  • Mức lương: Lương cứng thường từ 9.400.000 – 13.700.000 VNĐ/tháng, và thu nhập chính là hoa hồng từ 10 – 40% sau mỗi hợp đồng bảo hiểm thành công.

3.4 Nhân viên Sales Ô tô

  • Công việc chủ yếu: Tư vấn và bán xe ô tô cho khách hàng. Họ thường tham gia các giao dịch ô tô, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ tùy chọn cho khách hàng.
  • Mức lương: Mức lương cơ bản thường từ 6.000.000 – 7.000.000 VNĐ/tháng. Thu nhập chính đến từ hoa hồng sau mỗi giao dịch ô tô thành công.

3.5 Nhân viên Sales Admin

  • Công việc chủ yếu: Nhân viên Sales Admin là trợ lý hoặc thư ký của các phòng ban trong doanh nghiệp. Họ hỗ trợ quản lý đơn hàng, tiến độ làm việc của nhân viên sales và thực hiện các nhiệm vụ văn phòng.
  • Mức lương: Mức lương trung bình khoảng từ 7-10 triệu đồng/tháng. Họ sẽ có thưởng và hoa hồng nếu góp phần “chốt” đơn thành công nhưng % không cao như nhân viên sales.

3.6 Nhân viên Sales Tín dụng Ngân hàng

  • Công việc chủ yếu: Nhân viên Sales Tín dụng Ngân hàng tư vấn và giúp khách hàng chọn được các sản phẩm tài chính, đặc biệt là các dịch vụ tín dụng và khoản vay. Họ phải thẩm định tín dụng của khách hàng và đề xuất các giải pháp tài chính phù hợp.
  • Mức lương: Lương cơ bản 5-10 triệu đồng. Nhân viên sales tín dụng ngân hàng thường nhận hoa hồng dựa trên doanh số và thu nhập cao hơn có thể tùy thuộc vào khả năng tư vấn và phân tích tín dụng cho khách hàng.

>>> Xem thêm: Lương 3P là gì? Cách trả lương theo hệ thống 3P

4. Mức lương nhân viên kinh doanh có cao không?

Mức lương của một nhân viên kinh doanh có thể biến đổi đáng kể dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm kinh nghiệm và hiệu suất công việc. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến mức lương của nhân viên kinh doanh tại các giai đoạn khác nhau:

4.1 Sinh viên mới ra trường

  • Sinh viên mới ra trường thường bắt đầu với mức lương cứng cơ bản theo vị trí và mức phần trăm doanh số thường thấp.
  • Trong giai đoạn đầu, tổng thu nhập có thể không cao, thường dao động từ 8.000.000 đồng/tháng đến 15.000.000 đồng/tháng.
  • Sinh viên mới ra trường cần thời gian để học hỏi và phát triển kỹ năng, đồng thời xây dựng mối quan hệ với khách hàng để tạo nền tảng cho sự phát triển sau này.
lương nhân viên kinh doanh
Sinh viên mới ra trường theo đuổi nghề sales có mức lương khởi điểm chưa quá cao

4.2 Người đã có kinh nghiệm

  • Người đã có kinh nghiệm và có mối quan hệ khách hàng ổn định thường có mức thu nhập cao hơn.
  • Thu nhập của nhân viên kinh doanh không bao giờ bị giới hạn và có thể rất cao.
  • Mức lương có thể tăng lên nhanh chóng dựa trên hiệu suất và khả năng kiếm được nhiều đơn hàng thành công.
  • Ngoài mức lương cứng và phần trăm doanh số, nhân viên kinh doanh sẽ nhận thêm các khoản thưởng nóng và mức hoa hồng hấp dẫn nếu vượt qua KPI và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Tóm lại, mức lương của nhân viên kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và nó có thể tăng lên đáng kể khi họ có kinh nghiệm và hiệu suất làm việc tốt. Quan trọng nhất là khả năng kiên nhẫn và sự linh hoạt trong việc tìm kiếm và thuyết phục khách hàng. Điều này có thể giúp họ xây dựng sự nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh doanh.

5. Một số bí quyết để có được một mức lương tốt hơn

Nắm vững kiến thức và kỹ năng kinh doanh: Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bạn cần nắm vững kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ mình bán, hiểu rõ thị trường, khách hàng mục tiêu và cạnh tranh. Học hỏi liên tục về kỹ năng bán hàng, thuyết phục và quản lý mối quan hệ khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ rộng: Quan hệ là một phần quan trọng của kinh doanh. Xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng, đối tác, và đồng nghiệp có thể giúp bạn có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. 

lương nhân viên kinh doanh
Mối quan hệ tốt với đội nhóm, khách hàng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho sales

Hiệu suất làm việc cao: Hiệu suất làm việc xuất sắc, doanh số cao tương ứng với mức lương cao hơn. Đặt ra mục tiêu rõ ràng, quản lý thời gian hiệu quả và luôn cố gắng cải thiện kỹ năng làm việc của bạn.

Học hỏi và phát triển bản thân: Không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng bán hàng. Tham gia các khóa học, đọc sách, tham gia sự kiện ngành kinh doanh và tìm kiếm cách để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bạn.

Tính lương theo doanh số, hoa hồng, KPI sao cho chính xác, công bằng là bài toán nan giải với nhiều doanh nghiệp. Hãy để phần mềm AMIS Tiền Lương giúp công ty quản lý lương nhân viên kinh doanh hiệu quả hơn.

Nhận tư vấn phần mềm

6. Kết luận

Lương nhân viên kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là hoa hồng. Để đạt được thu nhập tốt, bí quyết then chốt là liên tục phát triển kỹ năng bán hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đồng nghiệp, kiên trì và không ngại thử thách.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả