Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán nhanh chóng nhờ 3 giải pháp này

22/07/2020
2413

Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán thay đổi hoàn toàn phương thức làm việc của lĩnh vực kế toán, tài chính hiện nay để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả được nâng cao rõ rệt.

Lĩnh vực kế toán chịu nhiều tác động của xu thế kinh tế số cũng như cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ thực tế có thể thấy bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là cần đổi mới quy trình kế toán, số hóa hoạt động quản trị tài chính, kế toán để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế toán cầu.

Đọc thêm về chủ đề chuyển đổi số:

Digital Transformation là gì? Vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?

Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp giáo dục đào tạo tại Việt Nam

Toàn cảnh chuyển đổi số cho doanh nghiệp bán lẻ

1. Thực trạng khó khăn của hoạt động quản trị tài chính, kế toán trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 càn quét toàn bộ các lĩnh vực của đời sống, xã hội và quản trị tài chính, kế toán không thể tránh được sự ảnh hưởng của làn sóng ấy. Một số khó khăn trong công tác tài chính, kế toán mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi nền kinh tế phát triển đó là:

1.1. Khoảng cách giữa chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam với quốc tế

Bộ Tài chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong giai đoạn 2000 – 2005 và thông tư hướng dẫn theo chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS/IFRS) và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế. Tuy nhiên, giữa VAS và IAS/IFRS vẫn có một khoảng cách đáng kể, chính điều này cản trở quá trình hội nhập kinh tế của doanh nghiệp Việt.

Chuẩn mực kế toán, kiểm toán VIệt Nam còn nhiều cách biệt với quốc tế

Ví dụ VAS chưa có quy định cho phép tài sản và nợ phải trả được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Việc chưa có chuẩn mực liên quan làm suy giảm tính trung thực và hợp lý của Báo cáo Tài chính và chưa phù hợp với IAS/IFRS.

Hay VAS 11 quy định lợi thế thương mại được phân bổ dần trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh còn IFRS 03 quy định doanh nghiệp phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất.

Mặc dù Bộ Tài Chính đang nỗ lực đưa VAS về gần với IAS/IFRS nhưng trong thời gian hiện tại, hoạt động quản trị tài chính, kế toán ở các doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ bởi lý do này khi làm việc với các doanh nghiệp ngoài lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Thiếu hụt nhân sự tài chính, kế toán chất lượng cao

Thực tế đã chứng minh, nguồn nhân lực trong ngành quản trị tài chính, kế toán ở Việt Nam không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng chưa được cao.

Việt Nam có khoảng 4000 kế toán viên, kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, chiếm 2% trong tổng số 196 nghìn kế toán viên, kiểm toán viên toàn khu vực ASEAN.

Thống kê của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho thấy, có tới 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh.

Nguồn nhân sự kế toán, kiểm toán Việt Nam thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng

Chưa kể đến việc hoạt động kế toán, kiểm toán thời 4.0 có nhiều thay đổi mà đa phần nhân sự ngành này vẫn còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin. Thách thức đặt ra với chính người kế toán, kiểm toán là phải thường xuyên cập nhật, nâng cao trình độ công nghệ thông tin để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.

Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm hay khả năng ngoại ngữ của nhân sự ngành quản trị tài chính, kế toán, kiểm toán cũng được đánh giá là hạn chế so với các ngành nghề khác.

1.3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chất lượng kém, bảo mật thấp

Trước khi có sự chuyển mình của công nghệ, công việc kế toán, quản trị tài chính ở Việt Nam gắn liền với hồ sơ, giấy tờ… và gặp muôn vàn khó khăn về sự thuận tiện cũng như tính bảo mật thông tin.

Sự ra đời của các công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi hoàn toàn phương thức, quy trình kế toán hiện tại: toàn bộ dữ liệu được số hóa thành các thông tin điện tử, công nghệ blockchain trở thành “sổ cái” khổng lồ…Nếu không có chính sách hay biện pháp bảo mật thì việc lộ thông tin, đánh cắp thông tin là điều dễ nảy sinh.

Chính điều này đặt ra bài toán cho doanh nghiệp về việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin cũng như tìm kiếm đối tác uy tín để nâng cao tính an toàn của dữ liệu.

1.4. AI, Robot “cướp việc” của kế toán viên, kiểm toán viên

Không sai khi nói rằng, một số ngành nghề đã bị robot, Trí tuệ nhân tạo “cướp” mất như: Nhập bút toán bằng tay, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính cuối năm, lập báo cáo hoạt động kinh doanh, tiền lương, phân tích tài chính… Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi hoàn toàn môi trường cũng như hoàn cảnh làm việc của nhân sự ngành kế toán, kiểm toán.

Nhiều công việc kế toán, kiểm toán bị AI hóa, Robot hóa

Những kiến thức đào tạo trong trường đại học, thậm chí những thực tiễn hành nghề đã trở nên lỗi ngay ngay chính thời điểm này. Do vậy, muốn không bị bỏ lại, ngành quản trị tài chính, kế toán, kiểm toán phải nắm bắt được các xu thế mới, các quy trình kế toán mới phù hợp với thực tế để áp dụng vào công việc.

Đứng trước sức ép cạnh tranh của cả các doanh nghiệp trong nước lẫn các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp Việt phải tìm được hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển.

2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, tài chính đem tới 4 lợi ích chính cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, thay đổi phương thức làm việc hiệu quả hơn. Một số công việc kế toán, kiểm toán hiện nay đã được thay thế bằng các phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử…Kế toán viên sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức đẻ phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ, ghi các loại sổ kế toán. Nhờ đó, họ có nhiều thời gian hơn để sáng tạo trong công việc, thực hiện các công việc đòi hỏi chuyên môn cao hơn cũng như nâng cao tay nghề, nghiệp vụ.

Thứ hai, tạo môi trường làm việc thuận tiện hơn. Nhờ áp dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, kiểm toán viên có thể thu thập được các thông tin mà trước đây khó lòng thực hiện. Hay đơn giản là tổng hợp dữ liệu từ các đơn vị phụ thuộc để làm báo cáo hoàn toàn dễ dàng và nhanh chóng, phục vụ nhu cầu của cấp lãnh đạo tốt hơn.

Thứ ba, mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới internet, chỉ cần có Chứng chỉ hành nghề kế toán quốc tế, kế toán hoàn toàn có thể ngồi tại Việt Nam để thực hiện các công việc bên ngoài lãnh thổ. Cơ hội nghề nghiệp nhờ đó được mở rộng và phát triển hơn.

Thứ tư, tối đa hóa hiệu quả của các nguồn lực. Thông qua các công nghệ hiện đại, là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, công nghệ Blockchain…doanh nghiệp giảm được rủi ro về lưu trữ dữ liệu, kế toán có thời gian để thực hiện các công việc đòi hỏi hàm lượng chất xám lớn.

3. Các giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số tài chính, kế toán nhanh chóng

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang tới rất nhiều công nghệ có thể hỗ trợ công tác quản trị tài chính, kế toán tại doanh nghiệp được chính xác, bảo mật và tiết kiệm thời gian hơn.

giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán

Dưới đây là 3 giải pháp được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nhất hiện nay.

3.1. Phần mềm kế toán online

Phần mềm kế toán online là gì? Theo cách hiểu cơ bản nhất, phần mềm kế toán online là chương trình phần mềm có khả năng kết nối hết sức linh hoạt, và khả năng trao đổi với khai thác thông tin từ bất cứ đâu thông qua kết nối internet diện rộng hoặc toàn cầu.

Đa phần các phần mềm kế toán online hiện nay đều sử dụng được trên các trình duyệt thay vì phải cài đặt lên máy tính mang đến sự thuận tiện trong công việc cho bộ phận kế toán doanh nghiệp.

Sử dụng phần mềm kế toán online, doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích:
  • Giúp kế toán tự động hóa rất nhiều thao tác thủ công thông thường.
  • Giúp công tác kế toán chính xác hơn.
  • Là một công cụ tra cứu tốt.
  • Giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định và dự báo nhanh chóng và chính xác.
  • Giúp doanh nghiệp tránh được việc gian lận hay trộm cắp tiền, tài sản của doanh nghiệp.
  • Giúp công tác báo cáo thuế dễ dàng hơn.
  • Giúp công tác kế toán có tính kế thừa hiệu quả.
  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều loại chi phí.
  • Giúp đội ngũ quản lý giải phóng sức lao động.

Đọc thêm:
Xem chi tiết 10 lợi ích của phần mềm kế toán online với doanh nghiệp 
Tìm hiểu phần mềm kế toán online tốt nhất Việt Nam

3.2. Hóa đơn điện tử

Khái niệm về hóa đơn điện tử được quy định tại Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011: Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp nhận được các lợi ích:

  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo quản hóa đơn
  • An toàn, bảo mật cao hơn so với hóa đơn giấy
  • Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu các thủ tục hành chính
  • Không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  • Tiện ích cao, đa dạng phương thức gửi hóa đơn cho khách hàng

3.3. Dịch vụ kết nối ngân hàng điện tử

Cách làm việc thông thường là kế toán sẽ phải trực tiếp ra ngân hàng để thực hiện các giao dịch chuyển tiền, nộp tiền, gửi tiền…tốn nhiều thời gian cũng như bị giới hạn khi Covid-19 bùng phát.

Dịch vụ kết nối ngân hàng điện tử ra đời mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như rút ngắn thời gian thao tác, giảm thiểu tối đa sai sót với các nghiệp vụ: thanh toán, tự động hạch toán lệnh chuyển tiền vào hệ thống kế toán, truy vấn thông tin tài khoản….

Dịch vụ kết nối ngân hàng điện tử giúp bộ phận kế toán và doanh nghiệp tiết kiệm đến 80% thời gian, giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả công việc.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, tài chính là xu thế tất yếu khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu bước vào giai đoạn 2. Việc số hóa các hoạt động quản trị tài chính, kế toán sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết nhiều bài toán khó với chi phí tối ưu nhất.

Trên đây là bức tranh toàn cảnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, tài chính. Để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng số hóa, chuyển đổi số, MISA phát triển Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS bao gồm các nghiệp vụ tài chính kế toán, nhân sự, quản trị công việc, quản trị bán hàng liên kết trực tiếp và chia sẻ dữ liệu với nhau.  Quý doanh nghiệp có thể xem thông tin giới thiệu về nền tảng chi tiết tại video dưới đây:

 

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán đăng ký sử dụng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm.

Dùng ngay miễn phí

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả