Chủ doanh nghiệp cần phân biệt rõ loại bỏ lãng phí và cắt giảm chi phí để tối ưu được lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Trên thực tế, việc cắt giảm chi phí có thể phải gánh chịu thêm nhiều chi phí biến tướng, còn loại bỏ lãng phí thì không.
Có thể bạn quan tâm:
>> Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?
>> 6 lý do doanh nghiệp nên dùng phần mềm ERP để quản lý
>> 4 kinh nghiệm quản lý công ty đa chi nhánh
>> Trọn bộ tài liệu cho CEO quản lý doanh nghiệp từ A – Z
>> Xu hướng sử dụng phần mềm ERP để quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
Khái niệm lãng phí là chỉ những hoạt động không mang lại giá trị cho khách hàng hoặc khách hàng không mong đợi. Như vậy, loại bỏ lãng phí chính là loại bỏ mọi hoạt động không mang lại giá trị cho khách hàng.
Dưới đây là 8 loại lãng phí trong quản trị doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực mà nếu phát hiện ra, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí để đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao lợi nhuận.
1. Nguyên nhân và cách loại bỏ lãng phí do sản xuất dư thừa
Thực tế ở các doanh nghiệp sản xuất đều sản xuất dự phòng 5-7% số lượng đơn hàng hoặc sản xuất trước một số mặt hàng cơ bản để có thể giao hàng ngay nếu có khách đặt. Trong sản xuất, con số trên khá an toàn.
Tuy nhiên, nếu không có biện pháp khống chế, thì đây sẽ là một gánh nặng tài chính không hề nhỏ cho doanh nghiệp. Nếu để số hàng dư thừa này vượt mức kiểm soát sẽ trở thành hàng tồn kho, và doanh nghiệp sẽ khó để quay vòng vốn ngoài việc lãng phí chi phí lưu kho.
Vậy đâu là cách loại bỏ lãng phí sản xuất dư thừa?
- Cân bằng lại dây chuyền sản xuất bởi trong công ty có bộ phận nhanh quá, chậm quá mức đều gây lãng phí
- Dùng phương pháp kéo sản xuấtKaban
- Sản xuất theo mô hình dòng chảy 1 sản phẩm
- Nhanh chóng thực hiện các hoạt động thay đổi thiết bị
- Sản xuất ở mức độ vừa phải, không dư thừa
2. Nguyên nhân và cách loại bỏ lãng phí do tồn kho
Các mặt hàng tồn kho có thể kể đến ở đây là hàng thành phẩm, bán thành phẩm trong kho, trên kệ, trên máy…, hoặc đâu đó trong xưởng. Những mặt hàng này hoàn toàn không mang lại giá trị nào cho doanh nghiệp nhưng lại làm doanh nghiệp mất rất nhiều chi phí: Chi phí lưu kho, chi phí do chiếm dụng mặt bằng, chi phí quản lý…;
Vì vậy, loại bỏ được lãng phí tồn trữ, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí, lại tạo được cho mình thêm nhiều lợi thế cạnh tranh.
Vậy đâu là cách loại bỏ lãng phí do tồn kho?
- Bố trí thiết bị hoặc cụm sản xuất theo hình chữ U, Z, T
- Cân bằng sản xuất nhằm đồng bộ công suất giữa các công đoạn để giảm tồn kho
- “Nắn lại” dòng chảy sản xuất
- Sử dụng phương pháp kanban trong sản xuất kéo • Hoạt động chuyển đổi thiết bị nhanh chóng thông qua công cụ QCO – SMED
3. Nguyên nhân và cách loại bỏ lãng phí vận chuyển
Hiện nay, nhiều xưởng sản xuất của các doanh nghiệp đang được bố trí theo chức năng và sản xuất một sản phẩm phải đi qua nhiều khâu. Việc luân chuyển này không chỉ làm phát sinh lãng phí do lưu trữ mà còn gây lãng phí vận chuyển.
Vậy làm cách nào để lọai bỏ sự lãng phí trong vận chuyển?
- Doanh nghiệp cần thay đổi quan niệm: vận chuyển là lãng phí
- Doanh nghiệp nên sắp xếp dây chuyền hoặc công đoạn sản xuất “cụm nhỏ” theo dạng chữ U
- Tuyển dụng và đào tạo các công nhân đa kỹ năng
- Quy định tư thế hợp lý để thao tác sản xuất
4. Nguyên nhân và cách loại bỏ lãng phí do khuyết tật sản phẩm
Nguyên nhân của lãng phí do khuyết tật sản phẩm có thể do con người nhưng cũng có thể do máy móc thiếu ổn định. Không thể loại bỏ hoàn toàn khuyết tật sản phẩm nhưng doanh nghiệp có thể giảm trừ bằng những biện pháp dưới đây.
- Lập SOP qui định các bước công việc, huấn luyện và giám sát SOP này
- Các cách thức ngăn ngừa trước khi sự sai lỗi xãy ra. Áp dụng bẫy lỗi
5. Nguyên nhân và cách loại bỏ lãng phí quá trình
Rất nhiều quy trình làm việc hiện nay không hợp lý hoặc chưa thuận tiện cho người lao động. Điều này không những gây lãng phí lớn mà còn làm hạn chế năng lực của người lao động và tạo cơ hội cho những khuyết tật phát sinh.
Vậy có cách nào loại bỏ sự lãng phí trong quá trình?
- Doanh nghiệp nên thiết kế quá trình và bố trí thiết bị phù hợp hơn
- Sử dụng kỹ thuật “Back door” để phát hiện lãng phí
- Tự động hóa hoặc bán tự động quá
- Xem xét lại các hoạt động, viết hướng dẫn vận hành chuẩn (SOP) và triển khai chuẩn hoá này vào hiện trường, tiến tới chuẩn hoá 1 cách trọn vẹn
- Xác định rõ mục đích và nhiêm vụ của từng quá trình rồi loại bỏ những quy trình không cần thiết
6. Nguyên nhân và cách loại bỏ lãng phí hoạt động
Công tác điều hành hoạt động doanh nghiệp hiện nay cũng đang ẩn chứa vô vàn lãng phí, thậm chí là tiêu cực. Nếu các cấp quản lý và lãnh đạo cùng có ý thức về việc loại bỏ lãng phí và doanh nghiệp có giải pháp hỗ trợ phù hợp thì lãng phí này có thể bị loại hoàn toàn.
Vậy có cách nào loại bỏ sự lãng phí hoạt động?
- Tận dụng sức mạnh công nghệ để tối giản hóa các công tác quản trị doanh nghiệp
- Kết hợp quản trị doanh nghiệp với các hoạt động quản lý khác
7. Nguyên nhân và cách loại bỏ lãng phí thời gian
Loại bỏ lãng phí thời gian vô ích là điều cần thiết cho phát triển của doanh nghiệp bởi những giai đoạn chờ không cần thiết thường gây lãng phí, thậm chí là lãng phí lớn.
Vậy làm cách nào để loại bỏ lãng phí chờ đợi?Để phát hiện đâu là lãng phí chờ đợi”, doanh nghiệp hãy sử dụng danh sách kiểm tra dưới đây để kiểm tra sự hiện diện và mức độ chờ đợi trong đơn vị mình. Khi đã có danh sách rồi, hãy đánh giá mức độ chờ đợi: ít, trung bình, khá nhiều, nhiều, nghiêm trọng.
Danh sách kiểm tra lãng phí chờ đợi:
- Công đoạn trước sản xuất không kịp cho công đoạn sau
- Máy bận rộn chưa xử lý kịp nên phải chờ
- Thiếu sản phẩm, vật tư, … để sản xuất phải chờ
- Mất cân bằng do thiếu kế hoạch …
- Thiếu các tiêu chuẩn của các hoạt động nên chờ đợi lẫn nhau
- Thiếu công nhân nên rối rắm trong cân bằng chuyền nên nghiều người phải chờ
- Dư quá nhiều công nhân, bố trí không hợp lý, …
8. Nguyên nhân và cách loại bỏ lãng phí nguồn nhân lực
Lãng phí nguồn lực là một lãng phí rất nghiêm trọng và xảy ra ở hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam.
Vậy cách nào để loại bỏ lãng phí nguồn nhân lực?
- Phân chia đúng người đúng việc
- Tuyển dụng đủ, tránh tuyển nhiều người vào rồi không có việc cho họ
- Đào tạo liên tục để nâng cao khả năng, tay nghề của người lao động
Có thể bạn quan tâm:
>> Doanh nghiệp nên cắt giảm chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?
>> 6 lý do doanh nghiệp nên dùng phần mềm ERP để quản lý
>> 4 kinh nghiệm quản lý công ty đa chi nhánh
>> Trọn bộ tài liệu cho CEO quản lý doanh nghiệp từ A – Z
>> Xu hướng sử dụng phần mềm ERP để quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam