Kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân là một trong những công việc quan trọng nhằm thực hiện quyết toán thuế TNCN hàng năm với cơ quan Thuế. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người nộp thuế vẫn chưa nắm được các cách tra cứu MST cá nhân của mình như thế nào? Bài viết dưới đây MISA AMIS Kế toán sẽ hướng dẫn chi tiết 5 cách tra cứu mã số thuế cá nhân đơn giản, chính xác nhất.
1. Mã số thuế cá nhân là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5, điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về khái niệm mã số thuế như sau:
“Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”.
Theo khoản 2, điều 30 Luật quản lý thuế 2019 quy định cấu trúc mã số thuế như sau:
- Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác
- Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.
2. Hướng dẫn các cách tra cứu mã số thuế cá nhân
Cách 1: Tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân trên cổng thông tin Thuế Việt Nam
Cách tra cứu MST TNCN online trên website Thuế Việt Nam – Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế như sau:
- Bước 1: Truy cập đường link sau: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp, sau đó chọn tab “Thông tin về người nộp thuế TNCN”.
- Bước 2: Điền chính xác số Chứng minh nhân dân/căn cước công dân vào ô trống Chứng minh thư/Thẻ căn cước.
- Bước 3: Điền mã xác nhận, điền đúng chữ in hoa, in thường.
- Bước 4: Nhấn vào ô “Tra cứu” để nhận kết quả.
Cách 2: Tra mã số thuế cá nhân trên website Thuế điện tử
Để tra cứu MST thu nhập cá nhân đơn giản trên website Thuế Điện tử, hãy thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào đường link website chính thức sau: https://canhan.gdt.gov.vn/
- Bước 2: Tiếp đó, chọn nút “Tra cứu thông tin NNT”.
- Bước 3: Nhập số Chứng minh nhân nhân (CMND) / CCCD và Mã kiểm tra, không cần nhập ô Mã số thuế, chọn Tra cứu.
- Bước 4: Hệ thống trả về kết quả bao gồm: Mã số thuế; Tên người nộp thuế; Cơ quan thuế (Nơi cá nhân đóng thuế); Ngày cấp và Trạng thái hoạt động của MST.
Lưu ý:
- Trang https://canhan.gdt.gov.vn/ khá chậm và mất thời gian để truy cập, vậy nên nếu tra cứu theo cách này, có thể bạn sẽ phải chờ lâu.
- Nếu cá nhân chưa phát sinh việc nộp thuế TNCN thì những thông tin về mã số thuế sẽ không xuất hiện. MST cá nhân chỉ được cấp khi cá nhân đã nộp thuế lần đầu.
Cách 3: Tra cứu mã số thuế cá nhân qua app
Cách tra mã số thuế cá nhân trên mobile là tải ứng dụng “Tra cứu mã số thuế” về điện thoại đã kết nối mạng, sau đó:
Bước 1: Tại giao diện chính, chọn ô “Tra cứu MST cá nhân”, tiến hành nhập số chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân, nhập chính xách mã capcha xác nhận.
Bước 2: Nhấn “Tra cứu”.
Bước 3: Cuối cùng, app di động trả lại kết quả gồm:
- Họ và tên
- Mã số thuế
- Địa chỉ
- Người đại diện
- Ngày hoạt động
- Đơn vị quản lý
- Tình trạng hoạt động.
Cách 4: Tra cứu trên website Mã số thuế
Để tra mã số thuế cá nhân với CMTND/thẻ căn cước trên website https://masothue.vn/ cần:
- Bước 1: Chọn “Tra cứu mã số thuế cá nhân”.
- Bước 2: Điền số Chứng minh nhân dân vào ô “Chứng minh thư”.
- Bước 3: Nhấn ô “Tra cứu”. Kết quả sẽ hiển thị như hình bên dưới.
Cách 5. Tra cứu mã số thuế TNCN trên tracuumst.com
Để thực hiện tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân trên website này, bạn cần chuẩn bị CMND / CCCD và thực hiện các bước dưới đây:
- Bước 1: Truy cập vào website: https://tracuumst.com/ca-nhan
- Bước 2: Nhập vào số CMND hoặc CCCD
- Bước 3: Nhấn tra cứu để tìm kiếm
- Bước 4: Hệ thống trả về kết quả mã số thuế
>> Xem Thêm: Quyết toán thuế là gì? Quy định và nguyên tắc thực hiện quyết toán thuế
3. Vấn đề thường gặp khi tra mã số thuế cá nhân
Lợi ích của việc tra cứu mã số thuế cá nhân là gì?
Tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân là việc kiểm tra số thuế còn phải nộp hoặc đã nộp của mình hoặc người phụ thuộc. Việc tra cứu này giúp bạn có thể biết được một số thông tin như sau:
– Biết được cá nhân đã nộp đúng, đủ và kịp thời thuế hay không.
– Được hưởng các quyền lợi về giảm trừ gia cảnh, người phụ thuộc, khấu trừ và hoàn thuế theo quy định của pháp luật.
– Được quản lý thuế chính xác và minh bạch.
Mã số thuế cá nhân giúp người nộp thuế có thể kê khai, khấu trừ, hoàn thuế và hưởng các quyền lợi về giảm trừ gia cảnh, miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Một người có thể có bao nhiêu mã số thuế cá nhân?
Căn cứ theo điểm b, khoản 3 điều 30 Luật quản lý thuế 2019 quy định: Mỗi cá nhân được cấp một mã số thuế cá nhân duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời từ khi được sinh ra
Trường hợp người nộp thuế tra cứu thấy có 2 mã số thuế cá nhân thì xử lý như thế nào?
Nếu trường hợp cá nhân phát sinh 2 mã số thuế do đã dùng 2 CMND/CCCD để đăng ký trước đó thì cá nhân cần phải chấm dứt mã số thuế cá nhân được cấp sau, MST cá nhân cấp đầu mới có hiệu lực hợp pháp để kê khai thực hiện các nghĩa vụ thuế.
Thay đổi từ CMT sang căn cước công dân có cần đổi MST không?
Nếu người nộp thuế chuyển từ chứng minh thư sang thẻ CCCD thì không cần đổi mã số thuế cá nhân mà chỉ cần làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Người chưa tham gia lao động có mã số thuế không?
Nếu người chưa tham gia lao động có thể có mã số thuế nếu thuộc diện người phụ thuộc, tức có cha, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng đi làm và có mã số thuế. Tuy nhiên để được thực hiện giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật thì cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp cần phải làm thủ tục cấp MST cho người chưa đi làm và MST này có hiệu lực khi người này tham gia lao động sau đó.
Để đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng trong việc hạch toán thuế TNCN thì việc sử dụng phần mềm kế toán được coi là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp hiện nay. Các phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS với những tính năng ưu việt, giúp kế toán doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức một cách hiệu quả.
Phần mềm tự động lấy số liệu từ bảng lương, hồ sơ nhân viên lên tờ khai khấu trừ thuế, tờ khai quyết toán thuế TNCN ngay trên phần mềm, giúp kế toán không mất công tổng hợp thủ công ở ngoài excel.
Bên cạnh đó, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn mang đến giải pháp hỗ trợ quản lý tài chính – kế toán tự động, nhanh chóng và chính xác hơn, cụ thể:
- Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC
- Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp: Thương mại, dịch vụ, xây lắp, sản xuất
- Tự động lập các báo cáo quản trị: CEO/Chủ DN có thể theo dõi nhanh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, công nợ, tồn kho.. ngay trên điện thoại để kịp thời ra quyết định kinh doanh.
- Làm việc mọi lúc, mọi nơi qua Internet: Giám đốc, Kế toán có thể truy cập làm việc từ mọi thiết bị thông minh không bị gián đoạn công việc, kịp thời ra quyết định điều hành