Kiến thức nhân sự Lương và phúc lợi Thuế thu nhập cá nhân là gì? Hiểu và nắm rõ cách...

Thuế thu nhập cá nhân là gì là một trong những kiến thức cực kỳ quan trọng mà cả doanh nghiệp và người lao động đều cần phải nắm rõ. Hãy cùng MISA AMIS HRM tìm hiểu về cách tính thuế, cũng như giải đáp các vấn đề thắc mắc thường gặp về thuế thu nhập cá nhân trong bài viết dưới đây nhé!!

Thue thu nhap ca nhan la gi
Thuế thu nhập cá nhân là gì?

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) –  Personal Income Tax là khoản tiền mà người lao động phải trích nộp trong một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Đây là nguồn thu quan trọng của nhà nước, được áp dụng với đa số các ngành nghề khác nhau. 

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những người có thu nhập thấp, chính vì thế, nó sẽ công bằng hơn với mọi đối tượng lao động, đồng thời góp phần làm giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. 

Thuế thu nhập cá nhân được tính toán dựa trên khả năng tài chính của người nộp thuế. Theo đó, mức thuế sẽ tăng dần và tỉ lệ thuận với mức thu nhập của mỗi người. 

2. Thu nhập từ bao nhiêu thì phải nộp thuế TNCN? 

2.1 Thuế TNCN đối với NLĐ ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Cá nhân có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên phải nộp thuế TNCN khi có mức thu nhập tính thuế lớn hơn 0.

Các mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân là gì?
Các mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân là gì?

2.2 Thuế TNCN đối với NLĐ không ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 03 tháng 

Theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 03 tháng có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên thì phải khấu trừ thuế với mức 10% tổng thu nhập (Trừ một số trường hợp đặc biệt không cần phải nộp thuế, thì phải làm cam kết số 02 nếu đủ các điều kiện quy định trong Luật thuế TNCN)

3. Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN là gì?

Khi tìm hiểu về thuế thu nhập cá nhân là gì, một kiến thức quan trọng mà các doanh nghiệp cũng như người lao động cần phải nắm chắc, đó chính là các khoản giảm trừ. Vậy các khoản giảm trừ này bao gồm những khoản gì, mức giảm trừ như thế nào? Đối tượng nào thì được áp dụng các khoản giảm trừ đó? Hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết nhé!!

3.1 Thuế TNCN là gì? – Các khoản và các mức giảm trừ 

Loại giảm trừ  Mức giảm trừ 

1. Giảm trừ gia cảnh 

Đối với người nộp thuế  11.000.000 đồng / tháng 
Đối với mỗi người phụ thuộc  4.400.000 đồng / tháng 
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện 
BHXH 8%
BHYT 1,5% 
BHTN  1% 
Các khoản đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện  Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 01 triệu đồng/tháng (12 triệu đồng/năm).
3. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp, từ thiện, khuyến học, nhân đạo (phải có tài liệu chứng minh)

3.2 Thuế TNCN là gì – Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Trong trường hợp người nộp thuế TNCN có người phụ thuộc, thì người nộp thuế đó sẽ được tính một số khoản giảm trừ nhất định. Cụ thể:

3.2.1 Điều kiện để được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc bao gồm: 

  • Người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế
  • Có hồ sơ chứng minh và đăng ký người phụ thuộc 

3.2.2 Đối tượng được tính người phụ thuộc bao gồm:

  • Con: dưới 18 tuổi, hoặc trên 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động, không có thu nhập cá nhân 
  • Vợ/chồng, cha mẹ vợ/chồng, cha mẹ nuôi hợp pháp 
  • Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng 

4. Cách tính thuế thu nhập cá nhân là gì? 

Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính dựa trên mức tổng thu nhập của người lao động, cũng như các mức giảm trừ mà họ được hưởng. Bên cạnh đó, mức thuế TNCN phải nộp còn phụ thuộc vào tình trạng tham gia hợp đồng lao động của mỗi cá nhân.

Cach tinh thue thu nhap ca nhan la gi
Cách tính thuế thu nhập cá nhân

4.1 Tính thuế TNCN đối với người lao động ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên 

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế  x Thuế suất 

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ 
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn 
  • Thuế suất: Áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần, gồm 7 bậc với 5 mức thuế suất từ 5 – 35%. 

Biểu thuế TNCN lũy tiến 

Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến
Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến

Ví dụ cụ thể: 

A là nhân viên văn phòng, có thu nhập từ tiền lương, tiền công là 40 triệu đồng / tháng. A có các khoản nộp phải đóng bao gồm: BHXH (8%), BHYT (1,5%), BHTN (1%). A nuôi 1 con dưới 18 tuổi. 

Thuế TNCN của A được tính như sau:

  • Thu nhập chịu thuế: 40.000.000 (đồng)
  • Các khoản giảm trừ:

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11.000.000 (đồng)

Giảm trừ gia cảnh cho 1 người phụ thuộc: 4.400.000 (đồng) 

Tổng tiền BHXH + BHYT: 40.000.000 x (8% + 1,5% + 1%) = 4.200.000 (đồng) 

  • Tổng các khoản được giảm trừ: 11.000.000 + 4.400.000 + 4.200.000 = 19.600.000 (đồng)
  • Thu nhập tính thuế của A: 40.000.000 – 19.600.000 = 20.400.000 đồng 

=> Thu nhập tính thuế của A thuộc bậc 4.

Vậy số tiền thuế TNCN mà A phải nộp là:

20.400.000 x 20% – 1.650.000 = 2.430.000 (đồng)

3.2 Tính thuế TNCN đối với người không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng 

Theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 11/2013/TT-BTC:

“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c,d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổn mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho các cá nhân.” 

Như vậy, công thức tính thuế TNCN trong trường hợp này sẽ được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Tổng thu nhập 

4. Khó khăn của doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập cá nhân là gì?

Hiện nay, trong nhiều doanh nghiệp, các bộ phận C&B hoặc phụ trách tính lương vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán khoản thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, do chưa thực sự nắm vững được các kiến thức về lĩnh vực này. Hậu quả của vấn đề này đó chính là doanh nghiệp mất nhiều thời gian cho việc tính lương. Ngoài ra, việc tính toán thủ công trên excel cũng rất dễ gây nhầm lẫn, tính toán sai sót, không chính xác.

Bên cạnh đó, việc phải đối soát giấy tờ thủ tục để tính TNCN cũng rất phức tạp, mất thời gian. Cùng với đó là các cơ quan BHXH, Cơ quan luật cũng có những chính sách thay đổi thường xuyên, đòi hỏi doanh nghiệp phải update một cách nhanh chóng và kịp thời.

>> Tìm hiểu thêm: 8 bước tự quyết toán thuế TNCN online 

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết được bài toán đau đầu về tính thuế TNCN nói riêng hay tính lương nói chung, MISA AMIS đã phát triển phần mềm AMIS Tiền lương với những tính năng hữu ích, hỗ trợ tự động toàn bộ quy trình tính lương của doanh nghiệp. Ứng dụng này còn tích hợp được cả với AMIS Nhân sự và AMIS BHXH, giúp cập nhật thông tin nhân sự, cũng như các thông tin thay đổi của cơ quan BHXH một cách nhanh chóng và chính xác. Hãy đăng ký dùng thử miễn phí AMIS Tiền lương ngay hôm nay để trải nghiệm những tính năng cực kỳ hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn nhé!!!!

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]