Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ và Thông tư 78/2021/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế ngày 13/6/2019 và một số quy định khác, doanh nghiệp và người lao động cần quan tâm đến chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử trong việc chuẩn bị hồ sơ thuế TNCN của người lao động.
Khi thực hiện khấu trừ thuế TNCN, doanh nghiệp có trách nhiệm xuất chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động, các nội dung trên chứng từ này cần phù hợp theo các quy định hiện hành. Theo đó, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu cụ thể về chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.
1. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử là gì?
1.1 Định nghĩa về chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 3, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ khấu trừ thuế TNCN là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
Chứng từ điện tử được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế.
Tham khảo mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN thực tế dưới đây.
1.2 Đối tượng được cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử và thời điểm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
– Theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
– Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
– Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
2. Nội dung chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Khoản 1, Điều 32, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung như sau:
a) Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế; b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp; c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế); d) Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam); đ) Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận; e) Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế; g) Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập. |
Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số.
Quy định về định dạng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử tại khoản 2, khoản 3, Điều 33, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
“2. Định dạng chứng từ điện tử khấu trừ thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khi sử dụng chứng từ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định này theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này. Chứng từ điện tử, biên lai điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.” |
Với chứng từ khấu trừ thuế dạng điện tử, tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 123 quy định khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, tổ chức được tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tự xây dựng hệ thống phần mềm để tương thích với chữ ký số không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện để thực hiện được. Do đó, có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm lập chứng từ khấu trừ thuế điện tử. Hiện nay, MISA là một trong những đơn vị cung cấp chứng từ khấu từ thuế TNCN điện tử được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN vừa đáp ứng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo quy định tại NĐ 123 và TT78 vừa tự động kết nối AMIS Thông tin nhân sự và kết nối Tổng cục Thuế để kế toán doanh nghiệp dễ dàng thực hiện công tác liên quan đến thuế TNCN của người lao động trong doanh nghiệp.
3. Mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN
Tải ngay mẫu chứng từ thuế TNCN điện tử theo mẫu số 03/TNCN tại đây.
Mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN giấy:
Mẫu chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử:
4. Một số hướng dẫn từ phía Cơ quan thuế liên quan đến chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
Công văn số | Nội dung chính | Chi tiết hướng dẫn |
Công văn số 7563/CTTPHCM-TTHT ngày 29/6/2022 của Cục thuế TP HCM | Hướng dẫn cho giai đoạn chuyển tiếp sang chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử. Theo đó, từ ngày 1/7/2022, Cơ quan thuế sẽ không tiếp tục cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN do Cơ quan thuế đặt in.
Vậy nên, nếu đã sử dụng hết chứng từ tự in, còn tồn thì tổ chức bắt buộc phải chuyển sang chứng từ khấu trừ thuế điện tử. |
“1. Xử lý chuyển tiếp về chứng từ khấu trừ thuế
Trước thời điểm 01/07/2022, các Tổ chức chi trả thu nhập sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (mẫu số CTT56) theo hình thức: Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính (ví dụ ký hiệu AB/2010/T) theo quy định tại Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính (và văn bản sửa đổi, bổ sung là Quyết định số 814/QĐ-BTC ngày 15/4/2010) hoặc được cấp chứng từ giấy do cơ quan thuế đặt in (ví dụ ký hiệu AB/2011) theo quy định tại Quyết định số 102/2008/QĐ-BTC ngày 12/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mẫu chứng từ thu thuế thu nhập cá nhân chỉ được sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022. Trường hợp các tổ chức khấu trừ thuế TNCN đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin được áp dụng hình thức chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và thực hiện các thủ tục đăng ký, sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính. Từ ngày 01/07/2022, các tổ chức khấu trừ thuế TNCN bắt buộc phải chuyển đổi áp dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Thủ tục đăng ký, sử dụng theo thủ tục đăng ký chứng từ khấu trừ tự in theo Thông tư số 37/2010/TT-BTC . Tổ chức khấu trừ thuế TNCN khi sử dụng chứng từ theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP theo hình thức điện tử tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 quy định về nội dung chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Chứng từ điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của chứng từ đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người sử dụng có thể đọc được bằng phương tiện điện tử. Lưu ý: Từ ngày 01/07/2022, cơ quan thuế hủy bỏ hiệu lực việc chấp thuận sử dụng chứng từ khấu trừ tự in đã trả lời chấp nhận cho các Tổ chức chi trả thu nhập. Các Tổ chức chi trả thu nhập chỉ được sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN tự in đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022. Đối với Chứng từ khấu trừ thuế TNCN do cơ quan thuế cấp còn tồn thì các Tổ chức chi trả thu nhập thực hiện gạch chéo lưu giữ tại quyển và điền vào phần sử dụng tại cột xóa bỏ trong Bảng kê thanh toán biên lai (mẫu: CTT25/AC). Các Tổ chức chi trả thu nhập tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử mà không bắt buộc phải thông qua đơn vị cung cấp giải pháp, đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP” |
Công văn số 2455/TCT-DNNCN ngày 12/7/2022 của Tổng cục thuế | Hướng dẫn tổ chức khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu điện tử đến CQT | 3. Về việc sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì tổ chức khấu trừ khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành, chuyển dữ liệu điện tử đến CQT, tổ chức khấu trừ tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trong thời gian chưa kịp triển khai chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, tổ chức (bao gồm cả cơ quan thuế), doanh nghiệp có thể sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo hình thức tự phát hành. Từ 01/7/2022, cơ quan thuế không tiếp tục bán chứng từ khấu trừ thuế TNCN do cơ quan thuế đặt in; đối với trường hợp đang còn tồn chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế thì tiếp tục sử dụng |
Công văn số 5304/CTKHH-TTHT ngày 16/11/2022 Cục thuế tỉnh Khánh Hòa | Hướng dẫn về mẫu biểu chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử | + Ký hiệu mẫu là chuỗi ký tự: CTT56
+ Ký hiệu bao gồm 9 ký tự: 02 ký hiệu (sử dụng các chữ cái trong 20 chữ cái tiếng Việt in hoa (A,B,C,D,E,G,H,K, L,M,N,P,Q,R,S,T,U,V,X,Y), 04 số là năm in phát hành, dấu hiệu nhận biết chứng từ điện tử E và dấu “/” để phân tách các ký hiệu. (Ví dụ: AB/2022/E, trong đó AB là ký hiệu; 2022 là năm phát hành chứng từ, E là dấu hiệu nhận biết chứng từ điện tử.) + Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử được đánh số thứ tự liên tục theo dãy số tự nhiên, tối đa không quá 07 chữ số trong 01 ký hiệu. Lưu ý: Định dạng dữ liệu chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử quy định tại khoản 14 và điểm 4 khoản 16 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 1510/QĐ-TCT. (Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn để các tổ chức chi trả thu nhập được biết và thực hiện.) |
Trên đây là tổng hợp về các quy định của Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. AMIS Kế toán hy vọng thông tin là hữu ích và hỗ trợ bạn đọc trong quá trình xử lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử. Đối với người làm kế toán, sự hỗ trợ của phần mềm kế toán trong công việc hàng ngày là vô cùng hữu ích. Đặc biệt, phần mềm kế toán online MISA AMIS với đầy đủ các tính năng từ phân tích tài chính, quỹ, ngân hàng đến mua bán hàng, quản lý hóa đơn, hợp đồng …. và nhất là tính năng về thuế sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho kế toán viên. Tính năng về thuế tạo ra sự đơn giản, chính xác và hiệu quả trong nghiệp vụ quản lý thuế của doanh nghiệp, các tính năng như:
- Tự động lập tờ khai theo mẫu biểu mới nhất
- Tự động khấu trừ thuế
- Nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế từ phần mềm
- Tự động quyết toán thuế TNDN hàng năm
là những tính năng cần thiết và sẽ hỗ trợ tối đa cho kế toán viên trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán về thuế. Anh/chị kế toán viên quan tâm tìm hiểu và trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể đăng ký tại đây.
Tổng hợp: NTM