Kiến thức nhân sự An toàn lao động Các tình huống pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh...

Mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân thủ quy tắc an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên không ít doanh nghiệp hiện tại vẫn loay hoay trước những tình huống gặp phải. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tình huống pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh lao động đồng thời gợi ý hướng giải quyết theo đúng quy định pháp luật, giúp doanh nghiệp gỡ rối trong trường hợp gặp phải.

1. Vai trò của an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Các sự cố, tai nạn lao động tại doanh nghiệp không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế, còn để lại những thương tổn nghiêm trọng đối với tinh thần của người lao động. Từ đó gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. 

Không chỉ bảo vệ sức khỏe người lao động, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế đây là trách nhiệm mà mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo nghiêm túc thực hiện. 

Ngoài ra, đảm bảo thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thiệt hại về nhân lực, vật lực và tài lực. Đồng thời tạo dựng niềm tin và uy tín cho hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường lao động. 

Mặt khác, việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của lực lượng lao động thông qua thực hiện nghiêm túc công tác an toàn, vệ sinh lao động cũng là cách thúc đẩy sự phát triển xã hội.

Tóm lại, an toàn, vệ sinh lao động giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, kinh tế và xã hội.

Vai trò của an toàn vệ sinh lao động
Vai trò của an toàn vệ sinh lao động

2. Các tình huống pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh lao động doanh nghiệp cần biết

Dưới đây là một số tình huống pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh lao động, các doanh nghiệp có thể tham khảo từ đó có phương án giải quyết thích hợp trong trường hợp gặp phải:

Tình huống 1: Về trách nhiệm các bên khi xảy ra tai nạn lao động

Ngày 18/7/2022, Công ty TNHH Miwon Việt Nam thuê đội vệ sinh môi trường xử lý hố gas vi sinh. Trong quá trình làm việc đội vệ sinh gặp phải sự cố ngạt khí khiến 4 người tử vong, 1 người bị thương. Trong quá trình điều tra nhận thấy toàn bộ 5 nạn nhân đều không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động. 

Hỏi: Ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp này?

Trả lời:

Khó có căn cứ xác định trách nhiệm đối với bên thuê là công ty TNHH Miwon bởi đây là công ty chuyên sản xuất, chế biến, kinh doanh các mặt hàng bột ngọt, hạt nêm, mì chính, gia vị vì thế công ty chỉ có trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất của công ty.

Trong khi đó đơn vị được thuê là chuyên gia trong lĩnh vực này, có nghĩa vụ đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động. 

Quá trình điều tra xác nhận các nạn nhân đều không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động. Tại đây cần xác định rõ:

  • Trường hợp 1: Đơn vị vệ sinh môi trường có trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ nhưng các nạn nhân đã không tuân thủ.

Xác định trách nhiệm:

Người sử dụng lao động đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với người lao động nên trách nhiệm sẽ thuộc về người lao động khi không tuân thủ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. 

  • Trường hợp 2: Đơn vị vệ sinh môi trường không trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Xác định trách nhiệm:

Trong trường hợp này, Người sử dụng lao động đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do vậy đơn vị vệ sinh môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố xảy ra.

Tình huống 2: Tai nạn lao động khi đi công tác

Chị Hà được công ty (có trụ sở tại Hồ Chí Minh) cử đi công tác tại Ninh Thuận vào ngày 22/11/2022. Phương tiện di chuyển là xe do công ty bố trí. Tuy nhiên do bận việc cá nhân chị Hà đã không đi cùng xe công ty mà tự lái xe đến nơi công tác 1 ngày sau đó. Trên đường đi do sự cố mất thắng xe, chị tự lao xe vào thanh chắn đường. Mức độ thương tật được xác định là 56%. 

Hỏi: (1) Tai nạn của chị Hà có xác định là tai nạn lao động và chị Hà có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? (2) Công ty có nghĩa vụ gì đối với chị Hà sau khi xác định đây là tai nạn lao động?

Trả lời (1) : Theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động:

  • Chị Hà bị tai nạn khi đang trên đường đi công tác theo yêu cầu của công ty, việc di chuyển của chị Hà là điều kiện bắt buộc để đến được nơi công tác, vì thế đây là việc có liên quan đến nhiệm vụ được công ty giao. Do vậy trường hợp của chị Hà được xác định là tai nạn lao động. 
  • Với mức độ thương tật được xác định là 56% (trên 5%) và không thuộc các điểm loại trừ theo Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
  • Tai nạn xảy ra do mâu thuẫn của nạn nhân với người gây ra tai nạn không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ
  • Do nạn nhân cố ý tự gây thương tích, tai nạn cho bản thân
  • Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện trái quy định pháp luật. 

Chị Hà sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. 

Trả lời (2) : Căn cứ Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động vì tai nạn của chị Hà được xác định là tai nạn lao động, nên công ty có trách nhiệm giải quyết cho chị những quyền lợi sau:

  • Toàn bộ chi phí sơ cấp cứu cho đến khi hoàn tất điều trị.
  • 100% lương trong thời gian chị Hà nghỉ điều trị tai nạn lao động.
  • Bồi thường cho chị A theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với trường hợp tai nạn lao động xảy ra không hoàn toàn là lỗi của người lao động.

Tình huống 3: Trợ cấp tai nạn lao động

Anh Hòa gặp tại nạn lao động khi làm việc tại doanh nghiệp A, suy giảm 20% khả năng lao động. Anh Hòa đã đóng bảo hiểm được 6 năm, lương tháng của anh Hòa là 4.680.000

Hỏi: anh Hòa sẽ được hưởng trợ cấp ra sao?

Trả lời: Theo Điều 48 Luật An toàn vệ sinh lao động, anh Hòa bị suy giảm khả năng lao động 20% (từ 5% đến 30%) sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

Mức hưởng bao gồm 2 khoản trợ cấp sau:

  • Trợ cấp theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động: Với 5% khả năng lao động đầu tiên bị suy giảm, người lao động nhận được 5 lần mức lương cơ sở. Cứ thêm 1% sau đó sẽ được cộng thêm 0.5 lần mức lương cơ sở.
  • Trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điểu trị.

Cụ thể:

Mức trợ cấp 1 lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
  = {5 x A + (B-5) x 0,5 x A} + {0,5 x C + (D-1) x 0,3 x C}

Trong đó:

  • A : Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng
  • B: Mức suy giảm khả năng lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ B ≤ 30).
  • C: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
  • D: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

⇒ Vậy với cách tính như trên, mức trợ cấp anh Hòa được hưởng 1 lần là: 

{(5 x 1.490.000 + (20 – 5) x 0,5 x 1.490.000)} + {0,5 x 4.680.000 + (6 – 1) x 0,3 x 4.680.000} = 18.625.000 + 9.360.000 = 27.985.000 đồng

Tình huống 4: Quyền khám sức khỏe của người lao động

Cán bộ công nhân viên tại cơ sở sản xuất A chưa từng được tổ chức thăm khám sức khỏe một lần nào, kể cả những người làm việc lâu năm. Chỉ trường hợp ốm đau, xin nghỉ công ty mới cho. 

Hỏi: Trường hợp này cơ sở sản xuất A đã vi phạm quyền nào của người lao động?

Trả lời: Cơ sở sản xuất A đang vi phạm quyền được khám sức khỏe định kỳ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động.

Theo Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động, công ty có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho người lao động mỗi năm ít nhất 1 lần. Và ít nhất 01 lần mỗi 06 tháng đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi.

Tình huống 5: Tai nạn lao động do lỗi người lao động

Công nhân A bị tai nạn lao động suy giảm 95% khả năng lao động do lỗi người anh A không tuân thủ nội quy an toàn lao động của công ty. Gia đình anh A yêu cầu công ty có trách nhiệm bồi thường cho anh A nhưng bị công ty từ chối. Vậy công ty từ chối trong trường hợp này có đúng với quy định pháp luật không?

Trả lời: 

Tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật lao động và khoản 1 Điều 11 Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 đã được sửa đổi và bổ sung theo Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn vệ sinh lao động quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động.

Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Vậy đối chiếu với quy định trên, khi anh A bị tai nạn suy giảm 95% do lỗi không tuân thủ nội quy lao động thì anh A không được công ty bồi thường mà chỉ được công ty trợ cấp một khoản tiền ít nhất 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). 

Do đó, công ty từ chối bồi thường khi gia đình anh A yêu cầu là đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Tình huống 6: Người lao động phát hiện bản thân mắc bệnh nghề nghiệp sau khi đã nghỉ hưu

Sau khi nghỉ hưu 6 tháng, ông Dương Văn Hưng phát hiện bản thân mắc bệnh nghề nghiệp. 

Hỏi: ông Hưng được hưởng chế độ chi trả ra sao?

Trả lời: 

Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ, trường hợp của ông Hưng được hưởng các chế độ chi trả như sau:

  • Các chế độ được quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
  • Toàn bộ chi phí cho việc giám định thương tật, bệnh tật; 
  • Trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần tùy thuộc vào mức độ giám định thương tật theo điều 48 và 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động; 
  • Trợ cấp phục vụ; 
  • Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; 
  • Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; 
  • Bảo hiểm y tế cho ông Hưng trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; 
  • 100% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm ông Hưng khám bệnh sau khi đã trừ chi phí do BHYT chi trả. Tối đa 2 lần và mỗi năm chỉ được hỗ trợ tối đa 1 lần.
  • 100% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm ông Hưng chữa bệnh sau khi đã trừ chi phí do BHYT chi trả. Tối đa 2 lần và mỗi năm chỉ được hỗ trợ tối đa 1 lần.

Tình huống 7: Chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động ký kết hợp đồng với nhiều đơn vị sử dụng lao động

Bà Trần Thị Lý ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, bà luôn hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Không may trong quá trình làm việc tại một nhà xưởng bà gặp phải sự cố tai nạn lao động. 

Hỏi: bà Lý sẽ được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ gì?

Trả lời:

Tại Điều 4 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ, chị Lý bị tai nạn lao động được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ: 

  • Toàn bộ chi phí cho việc giám định thương tật, bệnh tật; 
  • Trợ cấp hằng tháng hoặc trợ cấp một lần tùy thuộc vào mức độ giám định thương tật theo điều 48 và 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động; 
  • Trợ cấp phục vụ; 
  • Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; 
  • Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; 
  • Bảo hiểm y tế cho chị Lý trong thời gian chị nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; 
  • Hỗ trợ chuyển đổi công việc; khám, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Tình huống 8: Thương tích do mâu thuẫn cá nhân trong quá trình làm việc

Minh và Hòa cùng làm việc tại một công ty. Do mâu thuẫn cá nhân, ngày 31/3/2023 cả 02 cãi nhau và xảy ra xô xát khi đang làm việc. Dẫn đến Hòa bị gãy tay.

Hỏi: trong trường hợp này Hòa có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không?

Trả lời:

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động, tai nạn xảy ra do mâu thuẫn cá nhân giữa Hòa và Minh và không thuộc phạm vi nhiệm vụ công việc. Do vậy Hòa sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động từ công ty.

Tình huống 9: Hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động.

Tháng 2/2023 công ty TNHH A tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. 

Hỏi: Công ty được hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 34 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP công ty được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tối đa một lần trong vòng 24 tháng với mức 70% chi phí huấn luyện thực tế cho từng đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ huấn luyện nhưng tối đa không quá mức theo quy định.

3. Quản lý hồ sơ nhân viên chuyên nghiệp hơn nhờ AMIS Thông tin nhân sự

Lưu trữ hồ sơ, quản lý hợp đồng là hoạt động gây “lãng phí thời gian” và “tiêu tốn nguồn lực” của doanh nghiệp. Đặc biệt nếu phòng nhân sự đang quản lý hợp đồng, giấy tờ theo phương thức truyền thống còn dễ gây sai lệch thông tin trong quá trình nhập liệu cũng như thất thoát dữ liệu do bảo mật yếu kém.

Để hạn chế tối đa nhưng sai lầm này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã tin tưởng và lựa chọn giải pháp kiểm soát toàn diện dữ liệu nhân viên qua nền tảng số.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

AMIS Thông tin nhân sự là phần mềm được nhiều ban lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp “chọn mặt gửi vàng” để quản lý và bảo mật dữ liệu nhân sự hiện nay. Phần mềm giúp gia tăng lên tới 85% năng suất làm việc của phòng nhân sự nhờ những tính năng sau:

  • Dễ dàng khai báo và truy xuất thông tin về những sự cố lao động xảy ra tại doanh nghiệp theo tháng, theo năm hoặc theo quý.
  • Nhà quản trị nhân sự có thể xem được chi tiết thông tin sự cố lao động bao gồm: Thời gian xảy ra, nguyên nhân, tổng thiệt hại, cán bộ liên quan và những hợp đồng, giấy tờ phát sinh trong sự cố.
Lưu trữ thông tin sự cố lao động dễ dàng nhờ AMIS Thông tin nhân sự
Lưu trữ thông tin sự cố lao động dễ dàng nhờ AMIS Thông tin nhân sự
  • Tổ chức và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên ngay trên hệ thống. Trong hồ sơ của từng nhân viên cũng sẽ lưu trữ lại những chương trình phúc lợi mà người đó từng tham gia trong suốt quá trình công tác, làm việc tại doanh nghiệp.
  • Quản lý hợp đồng, hồ sơ nhân sự dễ dàng hơn vì toàn bộ dữ liệu sẽ được số hóa ngay trên hệ thống, tránh hiện trạng thất thoát giấy tờ của người lao động.
  • Ngoài ra, AMIS Thông tin nhân sự còn có nhiều chức năng dành riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp khi cho phép CEO theo dõi biến động nhân sự mọi lúc, mọi nơi trên cả thiết bị di động và máy tính. Hệ thống báo cáo trực quan hỗ trợ nhà quản trị phân tích thực trạng và ra những quyết định điều chỉnh kịp thời.
Giao diễn báo cáo trực quan dành cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp
Giao diễn báo cáo trực quan dành cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp

Dùng ngay miễn phí

4. Tổng kết

Trên đây là một số tình huống pháp luật liên quan đến an toàn vệ sinh lao động tiêu biểu mà đội ngũ MISA AMIS đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn cận cảnh hơn về các tình huống an toàn vệ sinh lao động về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi Viện Đổi mới doanh nghiệp MISA (MIBI), để cập nhật các thông tin hữu ích mời bạn đọc truy cập kho tài nguyên miễn phí về Khóa học/Video/Ebook tại Viện đổi mới doanh nghiệp MISA

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]