Các dấu hiệu hành vi vi phạm về hóa đơn, vi phạm về hoàn thuế GTGT

13/04/2023
2646

Ngày 01/06/2022, Tổng Cục Thuế gửi Công văn số 1873/TCT-TTKT về việc tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế GTGT tới các Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Tổng Cục Thuế – Bộ Tài Chính chỉ đạo rõ kế hoạch tăng cường quản lý thuế, quản lý về hóa đơn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng, trốn thuế; từ đó, xử lý nghiêm toàn bộ các doanh nghiệp, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật. Trong công văn có nêu rõ các dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng hóa đơn, vi phạm quy định về hoàn thuế GTGT

Bài viết tổng hợp tới bạn đọc các dấu hiệu, hành vi vi phạm được Tổng Cục thuế nhấn mạnh. Các doanh nghiệp nên chủ động rà soát mọi vấn đề pháp lý, thuế, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành liên quan, tránh các rắc rối không đáng có có thể phát sinh khi tranh, kiểm tra thuế. 

Hình 1: Các doanh nghiệp nên chủ động rà soát mọi vấn đề pháp lý, thuế
Vấn đề liên quan Dấu hiệu, hành vi vi phạm
Người đại diện, 

Người góp vốn, 

Chủ doanh nghiệp

– Doanh nghiệp thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 2 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh; 

– Doanh nghiệp thành lập do các cá nhân có quan hệ gia đình cùng tham gia góp vốn như Vợ, Chồng, anh, chị em ruột….

– Doanh nghiệp thành lập mới do người đứng tên giám đốc, đại diện theo pháp luật có Công ty do cơ quan thuế đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh (còn nợ thuế), tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn.

– Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp.

Đặc điểm về vốn – Doanh nghiệp chưa nộp đủ vốn điều lệ theo đăng ký;

– Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đô

– Doanh nghiệp thành lập nhiều năm không phát sinh doanh thu, sau đó bán lại, chuyển nhượng cho người khác.

Địa điểm kinh doanh

Trạng thái hoạt động

– Doanh nghiệp thường xuyên chuyển địa điểm kinh doanh nhiều lần trong 1-2 năm kể từ thời điểm mới thành lập.

– Doanh nghiệp chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh sau khi đã có Thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

 – Doanh nghiệp thay đổi trạng thái hoạt động hoặc số lần thay đổi kinh doanh từ 2 lần trong năm.

Đặc điểm ngành nghề, hoạt động kinh doanh – Doanh nghiệp có hàng hóa bán ra, mua vào không phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng.

– Doanh nghiệp thành lập không có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng xuất hóa đơn tài nguyên, khoáng sản.

Lao động, nhân công – Doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động;

– Doanh nghiệp kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy); kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn; kinh doanh vận tải; kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh xăng dầu; kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; kinh doanh khoáng sản (than, cao lanh, quặng sắt …); kinh doanh nông lâm sản (dăm gỗ, gỗ ván, gỗ thanh,…); có phát sinh ngành nghề cho thuê nhân công (phát sinh lớn).

Sử dụng hóa đơn – Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 đến 2000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn sử dụng.

– Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC có số lượng hóa đơn điện tử giảm bất thường so với số lượng hóa đơn đã sử dụng theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP .

– Doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).

Nghiệp vụ doanh thu, chi phí, thuế, giao dịch bất thường – Doanh thu tăng đột biến, cụ thể: Kỳ kê khai trước doanh thu rất thấp, xấp xỉ bằng 0 nhưng kỳ sau đột biến về doanh thu hoặc có doanh thu kỳ sau đột biến tăng (từ 3 lần trở lên so với doanh thu bình quân của các kỳ trước) nhưng số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp < 1 % doanh số phát sinh trong kỳ);

– Doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng hoặc không có kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho;

– Doanh thu kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng (1 %);

– Doanh nghiệp có giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế GTGT đầu vào.

– Doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ bán ra không phù hợp với hàng hóa dịch vụ mua vào;

– Doanh nghiệp có doanh thu và thuế GTGT đầu ra, đầu vào lớn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm nhiều kỳ

– Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng (tiền vào và rút ra ngay trong ngày);

– Doanh nghiệp không có tài sản cố định hoặc giá trị tài sản cố định rất thấp;

>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp từ A – Z quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Bài viết đã tổng hợp các dấu hiệu, hành vi vi phạm được Cơ quan Thuế đặc biệt chú trọng rà soát về vi phạm về hóa đơn, và vi phạm về hoàn thuế GTGT. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về thuế là tiền đề không thể thiếu để mọi doanh nghiệp tồn tại, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nếu vô tình liên quan tới một trong các dấu hiệu nêu trên, thì cần nhanh chóng xem xét, rà soát tình hình tuân thủ pháp luật về thuế, hóa đơn, để tránh các rắc rối không đáng có khi được thanh, kiểm tra thuế. 

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo
  • ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

Dùng ngay miễn phí

Tổng hợp: Nguyễn Tuấn Dũng

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả