Thông tư 219 năm 2013 Bộ Tài chính – hướng dẫn luật Thuế GTGT

27/09/2022
1636

Ngày 31/12/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT). Thông tư 219 được coi là thông tư cơ bản, nền tảng nhất hướng dẫn hầu hết các vấn đề của thuế GTGT: đối tượng áp dụng, mức thuế suất, các tính thuế GTGT tương ứng từng phương pháp, việc áp dụng thuế GTGT tuân theo nguyên tắc và điều kiện cụ thể, hoàn thuế. Thông tư 219 giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và vận dụng kê khai, nộp thuế GTGT, nhờ đó, tuân thủ đúng luật thuế GTGT. 

Mời bạn đọc cùng MISA AMIS tìm hiểu về các nội dung quan trọng, nổi bật của Thông tư 219 cũng như các điểm tại Thông tư 219 đã được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản pháp luật khác qua bài viết dưới đây. 

1. Nội dung cơ bản của thông tư 219/2013/TT-BTC

Hình 1: Các nội dung cơ bản của Thông tư 219/2013/TT-BTC

1.1 Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. 

1.2 Đối tượng không chịu thuế GTGT    

Đối tượng không chịu thuế ở đây là các hàng hóa, dịch vụ liên quan tới các lĩnh vực dưới đây: 

Hình 2: Đối tượng không chịu thuế GTGT quy định tại điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC.

Lưu ý: một số điểm liên quan đối tượng không chịu thuế đã được sửa đổi, bổ sung tại:

  • Điều 8 Thông tư 151/2014/TT-BTC
  • Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC
  • Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC
  • Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-BTC.

1.3 Căn cứ và phương pháp tính thuế – Quy định tại Điều 6,7 Thông tư 219/2013/TT-BTC

1.3.1 Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất hàng hóa dịch vụ.

a/ Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT. Cụ thể:

Đối tượng hàng hóa, dịch vụ

Giá tính thuế GTGT

Hàng hóa dịch vụ

  • Là giá bán chưa có thuế GTGT
  • Là giá bán đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT
Hàng hóa nhập khẩu
  • Gồm: giá NK + Thuế NK + Thuế TTĐB + Thuế bảo vệ môi trường
Trao đổi, biếu tặng, cho trả thay lương
  • Là giá của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh
  • Đối với biếu tặng giấy mời xem biểu diễn của CQNN thì giá tính thuế bằng 0.

Ngoài ra, một số trường hợp chi tiết tham khảo điều 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC

Về thời điểm xác định thuế GTGT

Đối tượng hàng hóa, dịch vụ

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế

Hàng hóa 
  • Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phụ thuộc vào việc đã thu được tiền từ người mua hay chưa
Hàng hóa nhập khẩu
  • Thời điểm hoàn tất thủ tục hải quan
Dịch vụ 
  • Thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ (Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.)

b/ Thuế suất thuế GTGT:

Thuế suất thuế giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, dịch vụ phát sinh được mức thuế suất 0%, 5%, 10%.

Thuế suất 0%

(Quy định tại điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC)  

Hình 3: Nhóm HHDV áp dụng thuế suất 0% (Quy định tại Khoản 2, điều 9, Thông tư 219)_nguồn: Internet
Hàng hóa xuất khẩu Dịch vụ xuất khẩu Vận tải quốc tế Dịch vụ hàng không, hàng hải
  • Hợp đồng (bán, gia công, ủy thác) xuất khẩu
  • Tờ khai hải quan
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
  • Chứng từ khác theo quy định pháp luật
  • Hợp đồng dịch vụ
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
  • Chứng từ khác theo quy định pháp luật
  • Hợp đồng vận chuyển
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng

(Trừ trường hợp khách hàng là cá nhân thì có chứng từ thanh toán trực tiếp)

  • Hợp đồng hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ
  • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu

Lưu ý các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% bao gồm:

  • Tái bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; vốn,cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài, cung cấp thẻ cào điện thoại, thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu (cập nhật theo sửa đổi tại khoản 5, điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
  • Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản chưa chế biến thành sản phẩm khác
  • Hàng hóa dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan
  • Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa
  • Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan
  • Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan (bao gồm cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan)
  • Một số dịch vụ cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (như thi đấu thể thao, nghệ thuật, thanh toán qua mạng, du lịch, quảng cáo, dịch vụ thanh toán qua mạng; dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam). 

Thuế suất 5%

(Quy định tại điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC)

>>> Xem chi tiết tại bài viết: Đối tượng chịu thuế Giá trị Gia tăng GTGT 5%

Thuế suất 10% 

Thuế suất 10% là thuế suất phổ thông, áp dụng đối với hầu hết hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này. Tức là các hàng hóa dịch vụ không nằm trong đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng thuế suất 0% và đối tượng thuế suất 5% thì sẽ áp dụng thuế suất 10%.

>> Xem thêm: [Cập nhật] 3 chính sách thuế, phí, kế toán có hiệu lực từ tháng 9/2022

1.3.2 Phương pháp tính thuế 

  • Phương pháp khấu trừ thuế (Quy định tại điều 12, Thông tư 219/2013/TT-BTC)

Đối tượng áp dụng:

CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và đáp ứng được một trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp Điều kiện áp dụng
1 Cơ sở kinh doanh (CSKD) đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên.

Trong đó, cách xác định doanh thu căn cứ tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ (HHDV) bán ra chịu thuế GTGT của năm liền trước và được áp dụng ổn định 2 năm liên tục

Ví dụ: doanh nghiệp (DN) thành lập 2011, hoạt động 2013, doanh thu trên tờ khai VAT từ 11/2012 đến 10/2013 hoặc quý 4/2012 đến quý 3/2013 là trên 1 tỷ. Khi đó năm 2014 & 2015 được xác định là áp dụng phương pháp khấu trừ.

2 CSKD đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, cụ thể:

DN, hợp tác xã (HTX) có doanh thu hoạt động dưới 1 tỷ.

– DN mới thành lập được đầu tư của CSKD theo phương pháp khấu trừ

– DN, HTX mới thành lập có mua sắm TSCĐ giá trị trên 1 tỷ đồng.

– Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra

Đồng thời, phải nộp thông báo áp dụng phương pháp khấu trừ lên cơ quan thuế (CQT)

Hiện nay, đã bỏ mức khống chế 1 tỷ đồng đống với DN, HTX mới thành lập (theo Thông tư 119/2014/TT-BTC – cập nhật chi tiết tại mục III của bài viết )

3 Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay

Các trường hợp khác áp dụng phương pháp khấu trừ bao gồm:

    • Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
    • Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập đầu tư máy móc, thiết bị dưới 1 tỷ đồng sau năm dương  lịch đầu tiên nếu có doanh thu trên 1 tỷ thì áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Thủ tục chuyển đổi phương pháp tính thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Xác định số thuế GTGT phải nộp

Hình 4: Xác định số thuế GTGT phải nộp

Trong đó :

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của HH, DV bán ra ghi trên Hóa đơn GTGT
Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT HH, DV mua vào +    Tổng số thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu (Giấy nộp tiền) + Tổng số thuế GTGT thuế nhà thầu nhà nước ngoài (Giấy nộp tiền)
  • Phương pháp trực tiếp trên thuế GTGT
    • Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc đá quý

Số thuế GTGT phải nộp

= Giá trị gia tăng x

10%

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

Trong đó:

  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng
  • Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

Lưu ý

Trường hợp 1:

Nếu trong kỳ, thuế phát sinh GTGT âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được bù trừ vào GTGT dương (+) của vàng, bạc, đá quý 
Trường hợp 2: 

Nếu trong kỳ không phát sinh GTGT dương (+) hoặc GTGT dương (+) không đủ bù trừ GTGT âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào GTGT của kỳ sau trong năm.

Kết thúc năm dương lịch, GTGT (-) không được kết chuyển sang năm sau.

    • Đối với các hoạt động còn lại khác 

Đối tượng áp dụng

DN, HTX đang hoạt động doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập
Hộ, cá nhân kinh doanh
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư – tổ chức khác không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán.
Tổ chức kinh tế khác không phải DN, HTX

Lưu ý: các đối tượng trên không bao gồm trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Cách tính

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu 

(*) Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Lưu ý:

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định. (Nếu không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh).

Cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán

Cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán.

Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.

>> Xem thêm: Cách tính thuế khoán hộ kinh doanh mới nhất

1.4. Khấu trừ thuế GTGT

1.4.1 Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

(Quy định tại điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC)

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo nguyên tắc:

  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất “kể cả khách quan và chủ quan”.
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
  • Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ, máy móc, thiết bị kể cả do đi thuê hoặc thuế GTGT đầu vào liên quan khác như bảo hành, sửa chữa được khấu trừ (trừ một số trường hợp: TSCĐ chuyên dùng quốc phòng, an ninh; TSCĐ của các tổ chức tín dụng, tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán …).

Cụ thể như sau:

STT

Nội dung

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong trường hợp sau :

1 Hao hụt Hao hụt tự nhiên do tính chất lý hóa trong quá trình vận chuyển, bơm rót như xăng dầu … “trong định mức”.
2 Tài sản cố định -Nhà ăn, nhà nghỉ giữa ca, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động (NLĐ) trong khu vực sản xuất kinh doanh (SXKD) và nhà ở, trạm y tế cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp.

– Xe ô tô dưới 9 chỗ bị khống chế mức 1,6 tỷ với DN không kinh doanh vận tải, du lịch, khách sạn.

3 Nhà cho chuyên gia nước ngoài Được khấu trừ nếu:

– Quản lý, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động tại Việt Nam

– Vẫn là nhân viên của DN nước ngoài, chịu sự điều động của DN nước ngoài, được DN nước ngoài trả lương

4 Thuế GTGT đầu vào dùng chung Phân bổ theo tỷ lệ (tính cả doanh thu chịu thuế và doanh thu không kê khai nộp thuế

Hàng tháng, quý tạm phân bổ cuối năm điều chỉnh

5 Tổ chức khép kín, dự án đang xây dựng Sử dụng sản phẩm không chịu thuế để sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT.

Trường hợp có bán sản phẩm không chịu thuế khi chưa hoàn thành dự án.

Trường hợp đầu ra chịu thuế và không chịu thuế.

6 Hàng cho, biếu, tặng Cho biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất

7 Thuế GTGT do Hải quan ấn định Số thuế GTGT đã nộp theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ.

Trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.

8 Thuế GTGT đầu vào hàng viện trợ -Thuế GTGT của HH, DV mua vào để sản xuất kinh doanh HH, DV cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

-Thuế GTGT của HH, DV sử dụng cho tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên.

9 Kỳ khấu trừ, kê khai bổ sung Phát sinh kỳ nào được khấu trừ kỳ đó, không phân biệt đã dùng hay còn trong kho.

Được bổ sung trước khi CQT công bố quyết định thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

10 Thuế GTGT không được khấu trừ Mua hàng hóa, dịch vụ cùng một cơ sở trong cùng 1 ngày mà có tổng hóa đơn trên 20 triệu thì phải thanh toán không dùng tiền mặt.
11 Thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ không kê khai, không nộp  thuế Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
12 Hóa đơn mang tên ủy quyền Doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản, chi phí sửa chữa tài sản cùng các vật tư, phụ tùng thay thế có hóa đơn giá trị gia tăng.

Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan.

13 Tổ chức cá nhân không kinh doanh góp vốn Biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.

Trường hợp góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử dụng có hóa đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn góp chấp nhận

14 Trường hợp chuyển từ trực tiếp sang khấu trừ Được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào phát sinh kể từ kỳ đầu tiên kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Lưu ý: Không được khấu trừ thuế GTGT trong các trường hợp sau

  • Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật. 
  • Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán hoặc người mua nên không xác định được người bán/người mua.
  • Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống.
  • Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.

1.4.2 Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, khoản chi phí cần thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

Hình 6: Để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, khoản chi phí cần thỏa mãn đồng thời hai điều kiện

Lưu ý: hướng dẫn chi tiết về thanh toán không dùng tiền mặt được nêu khoản 3, điều 15 của thông tư.

Ngoài ra, liên quan điều kiện khấu trừ hoàn thuế GTGT được quy định chi tiết tại điều 16, 17, 18 của thông tư.

>> Xem thêm: Cách hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ chuẩn nhất

1.5 Hoàn thuế 

Các đối tượng và trường hợp được hoàn thuế được quy định tại điều 18 Thông tư 219. 

Theo đó, các đối tượng được hoàn thuế bao gồm. 

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ 
    • nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng/quý (đối với trường hợp kê khai theo tháng/quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo
    • trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì được hoàn thuế. (Từ 1/7/2016, sẽ không áp dụng hoàn thuế theo Thông tư 130/2016/TT-BTC chi tiết cập nhật theo mục III – lưu ý một số điểm cập nhật sửa đổi Thông tư 219 của bài viết.)
  • Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm (12 tháng) trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
  • Đối với các dự án đầu tư trong một số trường hợp (chi tiết tại điểm 3 điều 18)
  • Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý (đối với trường hợp kê khai theo tháng/quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ bán trong nước thì được hoàn thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên.

>> Xem thêm: Thủ tục hoàn thuế GTGT mới nhất

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh giải thể không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (truy hoàn số thuế đã được hoàn cho ngân sách nhà nước).

  • Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo (chi tiết tại điểm 6 điều 18)
  • Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
  • Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. 
  • Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Các trường hợp cụ thể đủ điều kiện được hoàn thuế mời bạn đọc tham khảo chi tiết tại điều 18 Thông tư 219. 

2. Thời hạn hiệu lực của thông tư 219

Thông tư 219/2013/TT-BTC là văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được ban hành 31/12/2013 có hiệu lực 1/4/2014.

3. Một số lưu ý về thông tư 219/2013/TT-BTC

Một số điểm chính ở các văn bản pháp luật hiện hành cập nhật liên quan tới Thông tư 219 – quy định về thuế GTGT như sau: 

STT

Nội dung Quy định thông tư 219/2013/TT-BTC

Điểm cập nhật mới

1 CSKD có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng/ quý  CSKD có thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết trong tháng/ quý đủ luỹ kế âm liên tục 12 tháng thì được hoàn thuế GTGT Từ tháng 7/2016 hoặc sau quý 3/2016 thì số thuế GTGT chưa khấu trừ hết trong tháng / quý sẽ khấu trừ vào kỳ tiếp theo, không được hoàn thuế GTGT theo Thông tư 130/2016/TT-BTC.

Áp dụng: từ 1/7/2016

2 Đối tượng đăng ký tự nguyện phương pháp khấu trừ thuế GTGT Đối với DN, HTX mới thành lập theo dự án đầu tư có đầu tư từ TSCĐ, máy móc có giá trị trên hóa đơn trên 1 tỷ đồng được đăng ký tự nguyện phương pháp khấu trừ. Bỏ mức khống chế 1 tỷ đồng về TSCĐ, máy móc, thiết bị… đầu tư mua sắm ghi trên hóa đơn của DN, HTX mới thành lập để đăng ký tự nguyện phương pháp khấu trừ theo Thông tư 119/2014/TT-BTC

Áp dụng: từ 1/9/2014

Nếu năm đầu tiên DN, HTX thành lập áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng thì phải tiếp tục áp dụng phương pháp trực tiếp Khi hết năm dương lịch kể từ khi thành lập, DN, HTX có doanh thu dưới 1 tỷ đồng nhưng vẫn thực hiện đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định thì được đăng ký tự nguyện phương pháp khấu trừ thuế theo Thông tư 119/2014/TT-BTC

Áp dụng: từ 1/9/2014

3 Thuế GTGT hàng nhập khẩu Chưa quy định hàng xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại, khi nhập khẩu có phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu hay không Cơ quan hải quan không thu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại theo Thông tư 119/2014/TT-BTC

Áp dụng: từ 1/9/2014

4 Điều kiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu Có hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ Thay thế hóa đơn GTGT bằng hóa đơn thương mại và đồng thời quy định ngày xác định doanh thu xuất khẩu là ngày hoàn tất thủ tục hải quan theo Thông tư 119/2014/TT-BTC.

Áp dụng: từ 1/9/2014

Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu. Cập nhật theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử.

Áp dụng : từ 1/7/2022

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là loại thuế phổ biến và áp dụng hầu hết các ngành nghề kinh doanh. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp các doanh nghiệp, tổ chức trang bị cho mình những kiến thức, thông tin cần thiết để tuân thủ đúng quy định của luật thuế GTGT.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường trang bị thêm cho bộ phận kế toán hệ thống phần mềm hỗ trợ để giúp việc thực hiện các chuẩn mực kế toán được nhanh chóng và chính xác hơn. Một trong các phần mềm nổi bật trên thị trường đó là phần mềm kế toán online MISA AMIS. Đây là giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới, có nhiều tính năng đặc biệt hỗ trợ hoạt động định khoản và các nghiệp vụ kế toán khác:

  • Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp mọi lĩnh vực
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu chứng từ từ: Hóa đơn, Bill bán hàng, Bảng kê ngân hàng… giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác. 
  • Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế; Tồn kho vật tư, hàng hóa; Thu hồi nợ, thanh toán hóa đơn; Tình trạng hoạt động của KH/NCC…
  • Kết nối với Cơ quan Thuế: Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự; hơn 100 đối tác giúp đồng bộ dữ liệu, giảm thiểu thời gian nhập liệu chồng chéo

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn

Tổng hợp: Lê Thị Ngà

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả