Làm thế nào để Pinterest có thể trở thành công ty có giá trị 12 tỷ đô như ngày hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ từ Ben Silbermann – cha đẻ của mạng xã hội chia sẻ ảnh số 1 này.
Khi Ben Silbermann, nhà sáng lập và đồng thời là CEO của Pinterest phát biểu tại một sự kiện, khán giả đã hoàn toàn bị thu hút bởi những lời anh ấy nói. Với lối nói chuyện nhẹ nhàng và sâu sắc, Silbermann đã cho ra mắt dịch vụ chia sẻ ý tưởng bằng hình ảnh vào năm 2010. Kể từ đó, Pinterest đã trở thành một cơn sốt. Và cho tới hiện tại thì Pinterest đang được định giá hơn 12 tỷ đô la và có hơn 200 triệu người dùng đăng nhập ít nhất mỗi tháng một lần.
Những người không sử dụng nền tảng này thường cho rằng Pinterest giống như Twitter hoặc Facebook, một nền tảng truyền thông xã hội để mọi người chia sẻ với bạn bè những điều đang diễn ra trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, Pinterest là một mạng xã hội hoàn toàn khác.
Làm thế nào mà Silbermann có thể trở thành chủ sở hữu của một trong những kênh truyền thông xã hội thành công nhất hiện nay? Anh ấy đã ít nhiều chia sẻ câu chuyện cuộc đời của mình trong những năm qua, và sau đây là một số điều chúng ta có thể học được từ người đàn ông này.
1. Cam kết đến cùng ngay cả với những điều chưa biết
Trước khi Silberman theo học đại học, anh từng có ý định làm bác sĩ. Anh học tại Viện Nghiên cứu Khoa học MIT, trước khi theo đuổi khoa học chính trị. Sau khi tốt nghiệp, anh đã được tuyển vào Google làm ở vị trí sản xuất quảng cáo online.
Khi anh làm việc với Paul Sciarra, một người đồng nghiệp tại Google, tâm trí anh bỗng quay trở lại thời anh còn nhỏ. Hồi đó, anh từng thích thu thập, phân loại và sắp xếp mọi thứ. Vì vậy, cả hai đã hợp tác với Evan Sharp để biến ý tưởng đó thành nguồn cảm hứng cho một bảng pin trực tuyến.
Bạn gái và sau này là vợ anh đã khuyến khích anh ấy tham gia hết mình. Vì vậy, Silbermann quyết định nghỉ việc tại Google và cống hiến hết mình cho việc xây dựng công ty khởi nghiệp. Anh chia sẻ rằng việc từ bỏ Google và nguồn thu nhập ổn định cho tương lai là một quyết định vô cùng khó khăn đối với anh.
Lúc đầu, Silbermann và Sciarra đã gây quỹ cho Tote, một ứng dụng mua sắm đã không trở thành hiện thực. Trong khi phát triển ứng dụng, Silbermann nhận thấy mọi người đã lưu lại ảnh của các mặt hàng họ muốn mua để họ có thể xem lại chúng sau này. Do đó, anh đã kết nối ý tưởng ấy với tình yêu sưu tập của mình để cho ra đời Pinterest như ngày hôm nay.
Tìm hiểu thêm:
>> Triết lý quản trị tinh gọn của Toyota giảm 50% sai sót và 20% thời gian xây dựng
>> Nghệ thuật chăm sóc khách hàng Omotenashi: đi từ trái tim đến trái tim
>> Văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm từ cái chỉ tay của Grand Plaza và bộ bàn ghế ở Aeon Mall
2. Không ngừng học hỏi, ngay cả khi bạn là ông chủ
Silbermann nói với các khán giả của mình rằng ông đọc sách thường xuyên để luôn theo kịp xu hướng. Mỗi cuối tuần, anh tiếp thu kiến thức từ một cuốn sách về kinh doanh, công nghệ hoặc marketing và sử dụng những kiến thức đó để tạo nên giá trị gia tăng.
Silbermann khuyên mọi người cũng nên học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Ứng dụng Tote là một thất bại, nhưng sự thất bại đó đã được chứng minh là một điều may mắn. Kinh nghiệm sáng tạo từ thất bại ấy đã dẫn đến sự nảy mầm cho một ý tưởng thành công.
Các doanh nhân vươn lên dẫn đầu thường là những người tiếp tục theo đuổi mục tiêu khi mọi người không ngừng khuyên họ từ bỏ. Thay vì từ bỏ, họ sẽ kiên nhẫn lắng nghe và sàng lọc qua các tình huống để nhặt nhạnh những kiến thức có ích trong việc tạo ra kết quả tích cực hơn trong tương lai.
Nếu bây giờ bạn đang ở trong tình huống như thế này, với một doanh nghiệp đang gặp khó khăn, thì bài học lớn nhất bạn có thể học được từ nó là gì?
3. Luôn ở cạnh những người tài giỏi, ngay cả khi bạn không biết rõ vai trò của họ
Pinterest bắt đầu như một cộng đồng chỉ mời thành viên tham gia. Những người dùng đầu tiên là các blogger mà Silbermann đã tuyển dụng. Ông khuyên những người được mời này chỉ mở rộng sự tiếp nhận cho những ai có ý tưởng độc đáo và óc sáng tạo mà họ quen biết. Cộng đồng độc quyền này phát triển khá chậm cho đến năm 2012 khi trang web quyết định loại bỏ yêu cầu mời tham gia.
Trong những ngày đầu phát triển bùng nổ của Pinterest, vị CEO này đã tuyển người dựa vào thế mạnh của họ, ngay cả khi họ chưa được bổ nhiệm một vị trí cụ thể. Anh quan trọng việc cộng sự của mình là người thế nào hơn là việc hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể. Từ đó, những người được tuyển này đã thắp lên những ý tưởng sáng tạo và liên tục tìm ra giải pháp cho những vấn đề tưởng chừng như không thể giải quyết được.
Tìm hiểu thêm:
>> 3 bài học kinh doanh từ trải nghiệm tồi tệ ở khách sạn Intercontinental Sydney Double Bay
>> Cách quản lý và khen thưởng nhân viên chỉ có ở Vingroup
>> Alibaba và chiến lược xây dựng doanh nghiệp thông minh
4. Ưu tiên trải nghiệm của khách hàng thay vì nhìn vào số liệu
Thay vì chỉ tập trung vào lượt xem trang và các số liệu khác, Pinterest luôn tìm cách nâng cao trải nghiệm người dùng. Mặc dù số lần nhấp hoặc thời gian mỗi người dùng dành cho trang sẽ đem về insight của khách hàng, nhưng nó không đưa ra một thước đo chính xác về mức độ tương tác của người dùng.
Pinterest là một trong những trang web sớm nhất áp dụng trải nghiệm lướt không giới hạn để người dùng có thể xem hàng ngàn ý tưởng mà không phải chuyển đến một trang khác. Silbermann đã ngừng quan tâm nhiều đến số lần nhấp và tải quảng cáo, thay vào đó anh tập trung nhiều hơn vào những gì sẽ khiến mọi người yêu thích trải nghiệm mà anh ấy cung cấp.
Silbermann nói rằng những gì người dùng muốn luôn luôn thay đổi. Người dùng năm nay đang ghim những thứ như ảnh hình xăm, ý tưởng chế biến gỗ và hình xe hơi cổ điển, những chủ đề mà không hề phổ biến vào năm ngoái. Gần đây, anh đã kết hợp trí tuệ nhân tạo để nâng cao trải nghiệm đó, giúp mọi người được trải nghiệm nhiều hơn những gì họ muốn sau khi thể hiện sở thích của mình.
Silbermann chỉ ra cách các đối thủ như Amazon đang bắt chước các tính năng thành công mà Pinterest đã sử dụng trong một thời gian dài, và nói rằng thành công của anh chủ yếu là nhờ cung cấp cho người dùng cách để theo đuổi đam mê của chính mình.
Với những thành tựu to lớn như hiện nay thì có vẻ như Silbermann sẽ còn tiếp tục thành công hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, việc áp dụng những bài học mà anh ấy chia sẻ vào bất kỳ nghề nghiệp hoặc công ty nào đều có thể sẽ giúp mang lại thành công cho bạn và doanh nghiệp của mình.
Anh/ chị vui lòng để lại email để nhận bản tin chia sẻ các kinh nghiệm quản lý, bài học kinh doanh thành công của các doanh nghiệp trên Thế giới và Việt Nam!