Kiến thức Quản lý nhân sự 4 mẫu quyết định tăng lương mới nhất cho doanh nghiệp

Tăng lương đúng lúc, kịp thời giúp người lao động vui vẻ, hạnh phúc, gắn bó lâu dài với công ty. Tùy mỗi doanh nghiệp mà thời gian xét duyệt tăng lương cũng như tiêu chí đánh giá tăng lương sẽ khác nhau. Bài viết sau đây MISA AMIS sẽ giới thiệu 4 mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên trong công ty, mời anh chị tham khảo.

Tải ngay miễn phí – Mẫu quyết định tăng lương mới nhất dành cho Doanh nghiệp

1. Quy định của luật pháp về việc tăng lương

Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật về lao động – tiền lương chỉ ghi nguyên tắc xây dựng một thang lương, bảng lương nhất định. Theo đó, tăng lương sẽ do cơ quan có thẩm quyền lập bảng lương quyết định và tổ chức quy định về điều kiện tăng lương.

Quyết định tăng lương
Tăng lương sẽ do cơ quan có thẩm quyền lập bảng lương quyết định và tổ chức

Trong đó, quy định chi tiết về việc xây dựng thang lương, bảng lương như sau: 

  • Tùy theo tình hình sản xuất, lao động mà quyết định thang lương và bảng lương người lao động.
  • Bội số thang lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch giữa mức lương của công việc, tùy vị trí yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của vị trí yêu cầu trình độ kỹ thuật ở trình độ thấp hơn.

Như vậy, số bậc trong thang lương, bảng lương sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp yêu cầu của vị trí, công việc. Nhưng hãy đảm bảo rằng mức chênh lệch giữa hai mức lương liền kề ít nhất là 5% – điều này khuyến khích nhân viên nâng cao kỹ năng chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm, từ đó phát triển tài năng của mình. 

Mức lương khởi điểm thấp nhất về công việc, chức danh phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Tùy vào tình hình kinh tế của đất nước cũng như lạm phát, Chính phủ sẽ có những sự điều chỉnh trong mức lương tối thiếu mỗi vùng sao cho phù hợp hơn. 

Trong đó, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại điều 3 nghị định số 90/2019/NĐ-CP nêu rõ như sau: 

  • Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng I, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 4.420000 đồng/tháng 
  •  Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng II, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 3.920000 đồng/tháng 
  •  Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng III, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 3.430000 đồng/tháng 
  •  Doanh nghiệp thuộc địa bàn ở vùng IV, Nhà nước quy định mức lương tối thiểu là: 3.070000 đồng/tháng
Chi tiết mức lương tối thiểu vùng
Chi tiết sự thay đổi trong mức lương tối thiểu vùng từ năm 2019 đến năm 2020

Trong đó, người sử dụng lao động cần chú ý những vấn đề như sau:

  • Mức lương ít nhất yêu cầu cho công việc, vị trí đã được đào tạo hoặc học nghề phải cao hơn tối thiểu là 7% so với mức của lương tối thiểu vùng. 
  • Mức lương ít nhất yêu cầu công việc, vị trí thuộc điều kiện làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc thì phải cao hơn ít nhất 5%. Các công việc, vị trí có điều kiện làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc phải cao hơn tối thiểu là 7% so với mức lương công việc phức tạp và ở điều kiện lao động bình thường. 
  • Khi lập thang lương, bảng lương phải đảm bảo tiêu chí công bằng, không phân biệt đối xử giới tính, màu da, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, HIV,…. Đồng thời nên xây dựng một tiêu chuẩn cụ thể để nâng lương cho nhân viên. 
  • Định kỳ rà soát, bổ sung và sửa đổi sao cho phù hợp về điều kiện của công ty và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật của nhà nước. 
  • Thời điểm xây dựng, bổ sung, thay đổi về thang lương, bảng lương phải được tham khảo các ý kiến từ bên tổ chức đại diện tập thể của người lao động trong doanh nghiệp. 

Ngoài ra, cần thông báo công khai trực tiếp, minh bạch tại nơi làm việc thì mới thực hiện được, gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì phải khai báo cho chủ sở hữu và nộp các ý kiến ​​của mình trước thời hạn thực hiện. Trường hợp là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của công ty hạng đặc biệt thì phải đồng thời có ý kiến ​​gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để kiểm tra, kiểm soát.

2. Ý nghĩa của việc tăng lương nhân viên

Tăng lương nhân viên không chỉ giúp học có thêm vật chất phục vụ các nhu cầu riêng mà đó còn là động lực lớn giúp họ nâng cao tay nghề, trình độ để phát triển bản thân cống hiến cho doanh nghiệp, công ty.

Tăng lương cho nhân viên giúp công ty giữ chân người tài, nhân sự hạnh phúc
Tăng lương cho nhân viên giúp công ty giữ chân người tài, nhân sự hạnh phúc
  • Giúp giữ chân nhân viên, người tài: Nếu công ty đưa ra những chính sách về tiền lương và tăng lương nhân viên phù hợp sẽ giúp những nhân viên có kinh nghiệm, tài giỏi ở lợi để cống hiến cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu công ty không minh bạch trong việc tăng lương thì đó sẽ là nguyên nhân khiến họ xin nghỉ việc và tìm một môi trường mới phù hợp hơn.
  • Giúp người lao động hạnh phúc, tăng thu nhập hàng tháng: Ngoài việc giúp nhân viên có động lực để đi làm và hoàn thành các công việc được giao thì việc tăng lương còn giúp nhân viên có thêm thu nhập hàng tháng để chi trả những khoản phí trong sinh hoạt.
  • Tăng ngân sách cho nhà nước (thông qua việc nộp thuế): Việc tăng lương cho nhân viên cũng làm cho thuế phải nộp cho nhà nước tăng lên (Thuế thu nhập cá nhân), giúp đất nước phát triển.
  • Tạo động lực để nhân viên khác trong công ty cùng cố gắng làm việc: Việc tăng lương sẽ là động lớn giúp các nhân viên có ý chí phấn đấu hơn trong công việc, tạo ra môi trường làm việc năng suất và cạnh tranh lành mạnh.

Hoạt động tính lương trên Excel dễ gây sai sótĐăng ký nhận hỗ trợ và tư vấn từ chuyên gia

3. Tải 4 mẫu quyết định tăng lương cho nhân viên

(1) Mẫu quyết định tăng lương số 1

Mẫu quyết định tăng lương

(2) Mẫu quyết định tăng lương số 2

Mẫu quyết định tăng lương

(3) Mẫu quyết định tăng lương số 3

Mẫu quyết định tăng lương

(4) Mẫu quyết định tăng lương số 4

Mẫu quyết định tăng lương

TẢI TOÀN BỘ MẪU QUYẾT ĐỊNH TĂNG LƯƠNG TẠI ĐÂY

3. Hướng dẫn lập bảng đề xuất tăng lương

Trường hợp nếu một doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên trong cùng một bộ phận và không có những quy định “bí mật” về tiền lương thì có thể lập danh sách đính kèm theo.

Khi lập bảng đề xuất, người lập cần chú ý những nội dung như sau:

  • Cần có tên quyết định, ban hành theo số bao nhiêu, thời gian như thế nào?
  • Có đầy đủ các cột Tên nhân viên, bộ phận làm việc, mức lương thay đổi, lý do tăng lương,…
  • Các thông tin đầy đủ, rõ ràng, cần trình duyệt ban lãnh đạo ký tên và đóng dấu.

Dưới đây là một mẫu bảng điều chỉnh mức lương anh/chị có thể tham khảo:

Bảng đề xuất tăng lương hay điều chỉnh mức lương
Bảng đề xuất tăng lương hay điều chỉnh mức lương

4. Lưu ý khi soạn thảo quyết định tăng lương cho nhân viên

Để cấp trên hiểu đúng những nguyện vọng bạn muốn truyền tải, khi soạn thảo văn bản quyết định tăng lương, bộ phận nhân sự/hành chính cần chú ý: 

  • Các thông tin, quyết định phải rõ ràng, chính xác, đặc biệt là mức lương được điều chỉnh.
  • Ngôn ngữ, cách diễn đạt phải chuẩn, trang trọng, nghiêm túc.
  • Việc tăng lương đảm bảo phù hợp với hợp đồng ký kết giữa 2 bên.
  • Việc tăng lương cũng ảnh hưởng đến mức đóng BHXH nên cần chú ý thật kỹ.

5. Một số câu hỏi thường gặp 

(1) Khi nào công ty cần tăng lương cho người lao động? 

Lương, chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến hay văn hóa doanh nghiệp đều là những mối quan tâm lớn của người lao động khi tìm kiếm việc làm. Hầu hết họ có xu hướng tìm kiếm những công việc lương cao để trang trải cuộc sống. 

Vì vậy, nếu công ty có chính sách phù hợp sẽ giữ chân được nhân viên, người tài, góp phần vào việc phát triển doanh nghiệp, tổ chức. Các công ty thường tăng lương dựa trên một số điều kiện sau: 

  • Tăng lương định kỳ theo thỏa thuận giữa công ty và người lao động. 
  • Tăng lương đột xuất để thưởng cho nhân viên. 
  • Tăng lương dựa trên năng suất làm việc của nhân viên. 
  • Tăng đột xuất khi nhận được yêu cầu tăng lương từ nhân viên. 
  • Một số trường hợp khác.
Mỗi công ty sẽ có quy định khác nhau về việc tăng lương
Mỗi công ty sẽ có quy định khác nhau về việc tăng lương

(2) Tăng lương cho nhân viên có phải làm lại hợp đồng lao động?

Căn cứ Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu hợp đồng lao động của bạn quy định mức lương khác thì sau khi công ty điều chỉnh lại hệ số lương theo mức lương tối thiểu vùng của nhà nước thì mức lương của bạn sẽ khác so với hợp đồng lao động, bạn sẽ ký lại phụ lục hợp đồng lao động để sửa đổi quy định trả lương của hợp đồng lao động trước đó.

6. Kết luận

Tăng lương cho nhân viên là một điều cần thiết mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng. Việc có chế độ tăng lương phù hợp cho nhân viên sẽ tạo nên lợi ích song phương vừa có lợi cho công ty vừa tạo ra nguồn thu cho nhân viên.

Trên đây là những thông tin về việc tăng lương và 4 mẫu quyết định tăng lương. Bạn hoàn toàn có thể tải những mẫu quyết định tăng lương này để tham khảo và áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Mong rằng qua bài viết trên MISA AMIS đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc, giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tăng lương trong doanh nghiệp.



Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]