Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Doanh nghiệp thương mại là gì? Chức năng và loại hình 

Hiện nay, cùng với các hoạt động thương mại sôi nổi trên thị trường, sự xuất hiện của những đơn vị trung gian kết nối nhà sản xuất và người tiêu cũng ngày càng phổ biến. Nổi bật nhất trong đó chính là loại hình doanh nghiệp thương mại. Nếu bạn đang mong muốn lựa chọn hình thức này, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm, chức năng và các loại doanh nghiệp thương mại phổ biến dưới đây. 

tìm hiểu doanh nghiệp thương mại là gì
Doanh nghiệp thương mại là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay

I. Doanh nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp thương mại là mô hình kinh doanh được pháp luật bảo vệ và quy định chặt chẽ. Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp này bao gồm thực hiện hoạt động thương mại, mua bán trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ. 

Các công ty thương mại trên thị trường hiện nay thường có những đặc điểm nhận diện như sau: 

  • Nhiệm vụ chính: Doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất hàng hóa mà chỉ là kênh trung gian phân phối tới khách hàng, người tiêu dùng. 
  • Sản phẩm chính: Đa dạng nhiều chủng loại từ vật phẩm đến dịch vụ. 
  • Mục tiêu chính: Doanh nghiệp thương mại ưu tiên mục đích lợi nhuận và hướng đến đáp ứng nhu cầu ngày càng biến đổi của khách hàng. 
  • Quy mô: Quy mô của công ty thương mại thường nhỏ gọn hơn các đơn vị sản xuất, tuy nhiên nó đóng vai trò như mắt xích lưu thông hàng hóa vô cùng quan trọng. 

II. Các loại doanh nghiệp thương mại hiện nay

Tại Việt Nam, doanh nghiệp thương mại thường được biết đến qua 5 loại hình phổ biến là:

1. Doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức thành lập

Doanh nghiệp thương mại do các cá nhân, tổ chức thành lập sẽ do cá nhân và tổ chức đó tự mình xây dựng, vận hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động liên quan. Cần lưu ý rằng loại doanh nghiệp này không được công nhận tư cách pháp nhân, nghĩa là không thể tách bạch tài sản của tổ chức với tài sản riêng của chủ sở hữu. 

2. Doanh nghiệp thương mại 100% vốn nhà nước

Đây là doanh nghiệp được thành lập và chịu sự quản lý cao nhất của nhà nước. Nhà nước sẽ cung cấp nguồn vốn kinh doanh và doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý tài sản, hưởng lợi hay bù đắp lợi nhuận dựa trên số vốn được cấp ban đầu. 

>> Xem thêm: Doanh nghiệp nhà nước là gì? Các loại hình phổ biến hiện nay

3. Doanh nghiệp thương mại đa dạng hóa

Khác với hai hình thức trên, kinh doanh đa dạng hóa mô tả một doanh nghiệp có cả thương mại, sản xuất… Khái niệm này thường dễ bị nhầm lẫn với doanh nghiệp tổng hợp kinh doanh nhiều mặt hàng. Thế nhưng, công ty thương mại đa dạng hóa sẽ chỉ tập trung vào một nhóm mặt hàng mũi nhọn có cùng công dụng, tính chất. 

doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa
Những loại doanh nghiệp theo hướng thương mại tiêu biểu nhất hiên nay

4. Doanh nghiệp thương mại tổng hợp

Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp tổng hợp lựa chọn mua bán các mặt hàng có công dụng, tính chất phong phú khác nhau. Điều này cũng tạo ra đặc điểm không thể cố định hàng hóa. Ví dụ, trong những giai đoạn đặc biệt như lễ, tết doanh nghiệp có thể phân phối thêm hàng hóa đáp ứng tính thời vụ. 

Do đó, thị trường mà doanh nghiệp tổng hợp hướng đến tương đối rộng lớn, yêu cầu về đội ngũ kinh doanh cũng khắt khe, áp lực hơn. 

5. Công ty thương mại thực hiện chuyên môn hóa 

Lợi thế của công ty thương mại chuyên môn hóa là sức mạnh cạnh tranh vượt trội. So với các đối thủ khác, doanh nghiệp luôn đầu tư mạnh mẽ, chuyên sâu về cơ sở vật chất cùng nguồn nhân lực để tìm ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất. Ngược lại, nhược điểm của loại hình này là chậm trễ khi nắm bắt xu thế thị trường hoặc khó chuyển hướng kinh doanh. 

Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần chú trọng xây dựng kế hoạch một cách bài bản. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

III. Chức năng 

1. Giữ vị trí trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng

Một trong những chức năng nổi bật nhất của doanh nghiệp thương mại là cầu nối giữa công ty sản xuất và thị trường tiêu dùng. Đầu tiên, doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu, phát hiện nhu cầu mua sắm và lập kế hoạch tìm nguồn cung cấp. 

Những mặt hàng được lựa chọn không chỉ đảm bảo chất lượng, đúng thị hiếu mà giá nhập vào cùng chi phí lưu thông cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Sau khi cân đối mọi yếu tố, doanh nghiệp thương mại sẽ thực hiện lưu chuyển hàng hóa. 

chức năng của doanh nghiệp thương mại
Chức năng trung gian của doanh nghiệp thương mại

Quá trình lưu thông diễn ra nhanh chóng do công ty thương mại thường có sẵn hệ thống kho bãi, cửa hàng hoặc đại lý trung gian giúp tiết kiệm thời gian giao nhận. Đồng thời, nó cho phép hàng hóa, dịch vụ tiếp cận số lượng khách hàng lớn ở bất kỳ đâu. 

2. Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm

Chức này nâng cao chất lượng sản phẩm được doanh nghiệp thương mại thực hiện thông qua cách khảo sát, tiếp thu ý kiến người mua. 

Quá trình kinh doanh gồm có 4 khâu chính sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Trong đó, công ty thương mại tiếp xúc chặt chẽ với các bên liên quan cũng như trực tiếp làm việc cùng khách hàng. 

Vì vậy, đội ngũ nhân sự của công ty dễ dàng thấu hiểu những ưu, nhược điểm trong sản phẩm để đưa ra phương án thay đổi, cải tiến phù hợp. Chẳng hạn, ngoài các mặt hàng phổ thông, công ty có thể tìm thêm hàng ngoại nhập, hàng sản xuất cao cấp đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng. 

>> Đọc ngay: Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp: Đặc điểm và tiêu chí xác định

3. Thúc đẩy quá trình lưu thông, điều hòa nhu cầu trên thị trường

Công ty thương mại sẽ điều hòa cung cầu từ nơi có nhiều hàng hóa, giá trẻ đến những khu vực khan hiếm, giá thành đắt đỏ. Nhờ đó, lượng hàng hóa trên thị trường được phân bổ hợp lý, nguồn dự trữ đầy đủ, giá cả ổn định. Ngoài ra, chức năng này cũng giúp giảm thiểu tình trạng mất cân đối, nơi ít, nơi nhiều. 

chức năng điều hòa cung cầu
Hoạt động thương mại sẽ điều hòa cung cầu trên thị trường

4. Giải quyết giao dịch, mua bán giữa các doanh nghiệp

Doanh nghiệp thương mại còn có nhiệm vụ giải quyết mối quan hệ giữa các doanh nghiệp một cách hài hòa nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả. 

Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất cung cấp sản phẩm đến doanh nghiệp thương mại. Tiếp theo, các công ty thương mại có thể trao đổi, giao dịch qua lại cùng nhau. Cuối cùng, sản phẩm được bày bán và giao tới chỗ người mua. Như vậy, chỉ khi dây chuyền cung ứng hoạt động thuận lợi thì bản thân mỗi doanh nghiệp cùng người tiêu dùng mới được hưởng lợi ích cao nhất.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

 IV. Vai trò của công ty thương mại 

Từ loại hình và chức năng, có thể thấy doanh nghiệp thương mại nắm giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Một số vai trò tiêu biểu của doanh nghiệp thương mại là: 

1. Đóng góp vào công tác phát triển nền kinh tế

Doanh nghiệp thương mại thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các tổ chức, đơn vị khác. Nó đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực góp phần gia tăng tích lũy cho xã hội. 

Nhìn rộng hơn, doanh nghiệp này điều chỉnh cân đối sự phát triển của các ngành nghề kinh tế, hướng đến thực hiện mục tiêu thắng lợi cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với tốc độ phát triển đều đặn như hiện nay, doanh nghiệp thương mại sẽ cùng các loại hình doanh nghiệp khác từng bước đưa Việt Nam hội nhập, tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

2. Đảm bảo chất lượng đời sống cho người dân

Do doanh nghiệp thương mại hỗ trợ quá trình lưu thông hàng hóa đến mọi nơi cần thiết nên đã đồng thời nâng cao mức sống của người dân. Những người ở vùng sâu vùng xa sẽ có điều kiện tiếp cận và sử dụng hàng hóa đảm bảo an toàn. 

vai trò của công ty thương mại
Công ty thương mại có nhiều vai trò đóng góp to lớn cho nền kinh tế và cuộc sống của người dân

Mặt khác, khi mức sống tăng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng trở nên phong phú hơn giúp doanh nghiệp thương mại có tiền đề đẩy mạnh hoạt động, tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ hơn. 

3. Mở rộng phạm vi thị trường 

Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật của thị trường nước ngoài, các công ty thương mại trở thành cầu nối vững chắc để mở rộng thị trường. Việc đưa thương hiệu Việt Nam ra khắp thế giới cũng ngày càng quan trọng, được mọi tổ chức và cơ quan chức năng quan tâm đầu tư.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

V. Một số yêu cầu riêng đối với các doanh nghiệp thương mại

Bên cạnh những thông tin cơ bản, doanh nghiệp thương mại còn phải thỏa mãn một số điều kiện riêng khi thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật: 

  • Công ty thương mại đăng ký và kê khai theo đúng mục đích hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Do mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu nên nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ. Cam kết các hoạt động kinh doanh bền vững, đề cao lợi ích của người tiêu dùng. 
  • Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp hàng hóa chất lượng. Đây cũng chính là cách doanh nghiệp tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức.
  • Trong nội bộ, các công ty thương mại xây dựng chính sách phúc lợi, khen thưởng phù hợp để khuyến khích, động viên và giúp người lao động ổn định cuộc sống.
  • Doanh nghiệp phải đóng thuế đầy đủ và thực hiện các nghĩa vụ khác với nhà nước căn cứ theo pháp luật.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CỦA MISA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

VI. Kết luận 

Trên đây là tổng hợp về khái niệm, chức năng và vai trò của doanh nghiệp thương mại. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được những kiến thức nền tảng, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho quá trình thành lập, quản lý doanh nghiệp thành công. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]