Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2023

24/06/2022
1612

Để thành lập công ty cần có điều kiện gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào? Đây là những băn khoăn thường gặp ở bất kỳ nhà khởi nghiệp nào trước khi bắt đầu kinh doanh bài bản. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của MISA AMIS sẽ giúp bạn nắm được các thủ tục thành lập một công ty chi tiết nhất! 

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2023 CHO DOANH NGHIỆP 

I. Điều kiện mở công ty 

Căn cứ vào quy định Luật Doanh nghiệp 2020, các chủ thể cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp cần có những điều kiện sau: 

1. Chủ thể thành lập 

Người đứng tên thành lập doanh nghiệp cần đảm bảo năng lực hành vi nhân sự, có căn cước công dân hợp lệ (hoặc chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu). Đồng thời, chủ thể này không được thuộc đối tượng là công chức, viên chức Nhà nước. 

điều kiện thành lập công ty
Những điều kiện cần có để thành lập doanh nghiệp

2. Chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến bao gồm:

2.1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, có quyền quyết định cao nhất và chịu trách nhiệm cho các hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Hình thức đăng ký doanh nghiệp này không phép có thêm thành viên góp vốn, không được đồng sở hữu hay phát hành chứng khoán. 

2.2. Công ty TNHH 1 thành viên 

Công ty TNHH 1 thành viên cũng do một cá nhân/tổ chức làm chủ nhưng chủ sở hữu chỉ trách nhiệm về các khoản nợ theo mức vốn điều lệ đã đăng ký. Ngoài ra, công ty được phát hành trái phiếu khi đáp ứng các quy định pháp luật để thu hút thêm vốn đầu tư. 

2.3. Công ty TNHH 2 thành viên 

Công ty TNHH 2 thành viên thường có số lượng từ hai đến tối đa 50 người. Thành viên chịu trách nhiệm cho các hoạt động dựa trên số vốn đóng góp. 

2.4. Công ty cổ phần

Một trong những thủ tục thành lập doanh nghiệp phổ biến là công ty cổ phần. Công ty có từ 3 cá nhân/tổ chức trở lên, không giới hạn thành viên. Mọi người chịu trách nhiệm trong phạm vi số góp vào, trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. 

hình thức công ty cổ phần
Hình thức công ty cổ phần

Khi sở hữu các phần này, cá nhân/tổ chức trở thành cổ đông nắm giữ cổ phần của công ty, có quyền tự do chuyển nhượng.

Nhìn chung, mỗi kiểu doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, luật hiện hành cho phép các cá nhân/tổ chức chuyển đổi loại hình công ty để phát triển tốt hơn sau một thời gian hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, bạn chỉ cần nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn phù hợp và đăng ký doanh nghiệp đúng luật. 

>> Xem thêm: JSC là gì? Đặc điểm nổi bật của Joint Stock Company

3. Đặt tên công ty

Theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố không trùng lặp, không sử dụng tên cơ quan nhà nước, không vi phạm thuần phong mỹ tục và có cấu trúc tiêu chuẩn. 

  • Không trùng lặp: Chủ doanh nghiệp so sánh, đối chiếu trên cổng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia để tránh việc đặt tên gây nhầm lẫn hay trùng hoàn toàn với các doanh nghiệp khác.
  • Cấu trúc tên công ty: Tên của doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, dễ phát âm và được tạo nên từ hai thành tố “Loại hình doanh nghiệp + tên riêng”. Ngoài ra, tên doanh nghiệp cũng có thể chọn từ tiếng Anh (chữ La-tinh) cũng như có quyền viết tắt một cách hợp lý. Ví dụ, khi tên đầy đủ của công ty quá dài bạn thể chuyển thành ‘’Công ty TNHH Cao Phong”. 

4. Chọn trụ sở chính

Yêu cầu về trụ sở trong thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng có những quy định chặt chẽ tại điều 42, Luật doanh nghiệp 2020. Nơi đặt văn phòng hoặc công ty phải có đủ thông tin 4 cấp hành chính gồm số nhà/tên đường, phường/xã/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh và tỉnh/ thành phố trung ương. 

trụ sở công ty
Điều kiện về trụ sở công ty

Bên cạnh đó, nếu thuê văn phòng tại các khu chung cư, bạn cần chắc chắn địa chỉ này có chức năng thương mại chuyên dùng cho văn phòng. 

5. Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động

Các ngành nghề kinh doanh hợp pháp đã được pháp luật thống kê, phân loại rõ ràng trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Do đó, dựa trên Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ doanh nghiệp cần chú thích rõ văn bản quy định về ngành nghề để nộp lên cơ quan chức năng. 

Đồng thời, bạn cũng xác nhận lĩnh vực của mình không bị cấm hay có các quy định đặc biệt khác trước khi nộp đăng ký. 

6. Đăng ký vốn điều lệ

Với điều kiện về vốn, bạn cần nắm rõ hai khái niệm là vốn điều lệ và pháp định:

  • Vốn điều lệ: Số vốn do các thành viên, cổ đông cùng nhau đóng góp và được ghi nhận trong Điều lệ của công ty
  • Vốn pháp định: Số vốn tối thiểu để lập công ty và giữa các ngành nghề khác nhau thì vốn pháp định sẽ có sự khác biệt. 

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu tự mình thông báo một mức vốn điều lệ và không phải chứng minh thực tế. Tuy nhiên, việc khai khống vốn điều lệ sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu bị phát hiện căn cứ vào khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần chú trọng xây dựng kế hoạch một cách bài bản. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2023 CHO DOANH NGHIỆP 

II. Quy trình các bước thành lập doanh nghiệp 

Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, bạn chỉ cần nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo các bước: 

1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp

Tại Chương IV Nghị định số 01/20121, luật Doanh nghiệp năm 2020 về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh, hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ như:

  • Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu, chủ đầu từ, thành viên góp vốn, cổ đông hoặc người đại diện nếu có. 
  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Danh sách thành viên cho loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần, 
  • Điều lệ công ty 
  • Một số chứng từ khác  

2. Nộp hồ sơ 

Chủ doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, lệ phí cần có cũng phải được hoàn thành trong bước này.

hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

 

Thông tư 47/2019/TT-BTC đang quy định mức lệ phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp là 50.000 nghìn đồng cho việc đăng ký và có thêm phí công bố thông tin. Tuy nhiên, các trường hợp đăng ký qua mạng hoặc chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ không phải đóng những khoản này.

3. Nhận kết quả

Nếu không có bất kỳ sai sót, cơ quan chức năng sẽ đồng thời cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp và đăng tải quyết định thành lập sau 3 đến 5 ngày làm việc. 

4. Công bố nội dung đăng ký 

Doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký cần tiến hành thông báo công khai lên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung đăng tải gồm có:

  • Ngành nghề, lĩnh vực hoạt động 
  • Danh sách cổ đông sáng lập/cổ đông là người nước ngoài (nếu có)

Thời hạn để hoàn thành bước này là 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận. Vì thế, chủ doanh nghiệp cần lưu ý thời hạn để làm tròn trách nhiệm của mình. 

>> Đọc ngay: SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế

5. Khắc dấu tròn của công ty 

Việc có Giấy chứng nhận đăng ký công ty nghĩa là bạn đã được cấp mã số thuế. Lúc này, người thành lập doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện thủ tục khắc dấu đại diện.

thủ tục đăng ký con dấu
Doanh nghiệp có thể tự khắc con dấu để xác nhận cho các hoạt động kinh doanh

Ngoài ra, cũng tại điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2020, các công ty không cần thông báo mẫu dấu tròn lên Cổng thông tin Quốc gia như Luật ban hành năm 2014. Thay vào đó, bạn được quyền chủ động quản lý, sử dụng cho mọi hoạt động kinh doanh trong tương lai. 

6. Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký số tài khoản với cơ quan chức năng

Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần mở một tài khoản ngân hàng trên danh nghĩa tổ chức nhằm tách biệt với tài khoản riêng của các thành viên. Sau đó, bạn tiếp tục thông báo số tài khoản này lên cơ quan đăng ký kinh doanh.

7. Hoàn tất các thủ tục về thuế 

Hoàn tất thủ tục về thuế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chủ sở hữu để doanh nghiệp đi vào kinh doanh ổn định. Vì vậy, bạn cần nắm được những bước cơ bản dưới đây: 

  • Đăng ký nộp thuế điện tử với ngân hàng
  • Mua Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài nhanh chóng  
  • Tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn tại cơ quan thuế. Nhận kết quả đặt in, in hóa đơn, phát hành và xuất hóa đơn VAT 
  • Báo cáo thuế, làm sổ sách minh bạch, rõ ràng hàng tháng, quý và năm

Trên thực tế, để thực hiện tốt nhất các thủ tục này, doanh nghiệp nên có ít nhất 1 nhân viên kế toán giàu kinh nghiệm. Nhờ đó, tổ chức không chỉ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức tìm hiểu mà còn đảm bảo hoàn thành các thủ tục một cách chính xác, đúng luật nhất. 

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

III. Lợi thế và khó khăn khi thành lập doanh nghiệp

1. Lợi thế 

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, ngày càng nhiều nhà khởi nghiệp mong muốn thành lập doanh nghiệp chính thức. Bởi lẽ, thành lập công ty sẽ đem lại cho bạn những lợi ích to lớn như: 

1.1. Mở rộng quy mô và chuyên nghiệp hóa 

So với các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, một công ty có tư cách pháp nhân, được pháp luật công nhận sẽ có nhiều lợi thế hơn để mở rộng phạm vi hoạt động. Từ đó, bạn dễ dàng thu hút thêm người lao động, xây dựng văn hóa công sở và có cơ hội làm việc cùng các đối tác lớn. 

lợi thế khi thành lập doanh nghiệp
Những lợi thế khi thành lập doanh nghiệp

1.2. Nhận được các ưu đãi của Nhà nước

Các công ty trong nước có thể được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước về quyền sử dụng đất, thuế doanh nghiệp hay hỗ trợ vay vốn… Bởi vậy, bạn cũng dễ dàng vượt qua các trở ngại ban đầu để dẫn dắt doanh nghiệp vận hành bền vững, bứt phá hơn. 

1.3. Đóng góp cho sự phát triển xã hội 

Qua các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạo ra những giá trị ý nghĩa như tạo công việc cho người lao động, góp phần xây dựng cộng đồng từ việc nộp thuế, ủng hộ hay tài trợ từ thiện… 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

2. Khó khăn 

2.1. Lựa chọn lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh là một trong những yếu tố cần thiết để bạn bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, không phải sáng kiến nào cũng gặt hái thành công. 

Doanh nghiệp cần có thêm những chiến lược lâu dài và nắm bắt được sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng. Việc nghiên cứu thị trường như vậy yêu cầu những đánh giá kỹ lưỡng, chuyên sâu và khách quan mà không phải chủ doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng thực hiện. 

2.2. Hạn chế về nguồn vốn

Với những trường hợp thành lập doanh nghiệp lần đầu, khó khăn lớn nhất thường nằm ở nguồn vốn ít ỏi, khả năng huy động vốn thấp. Chính vì thế, người lãnh đạo thường phải cân đối chi tiết chặt chẽ, giảm bớt các khoản chi cho cơ sở vật chất hay phúc lợi ngoài giờ của nhân viên. 

khó khăn tài chính
Các doanh nghiệp mới thành lập thường gặp bị hạn chế nhiều về tài chính

2.3. Chủ doanh nghiệp thiếu kỹ năng quản lý điều hành

Cá nhân đứng lên mở công ty thường sở hữu nền tảng kiến thức tốt về ngành nghề hơn là khả năng quản lý. Quá trình tìm kiếm nhân sự, đào tạo, giao việc và đảm bảo tiến độ của cấp dưới đều không hề dễ dàng. 

Bởi vậy, người quản lý cần học hỏi thêm các kiến thức điều hành toàn diện và cập nhật ứng dụng công nghệ hiện đại để tối ưu quy trình chung. Những phần mềm quản lý công việc thông minh chính là trợ thủ đắc lực để bạn nâng cao hiệu quả kinh doanh ngày từ những ngày đầu thành lập công ty. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CỦA MISA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

IV. Tạm kết 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chỉ là bước đầu tiên trong cả hành trình dài phát triển. Do đó, hãy tiếp tục theo dõi MISA AMIS để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về quản trị doanh nghiệp tối ưu, tăng ngay năng suất và phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp của bạn!  

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả