Quy mô sản xuất là gì? Doanh nghiệp nên lựa chọn quy mô sản xuất nào? 

27/08/2022
2500

Lựa chọn quy mô sản xuất là bước đầu tiên cần thực hiện khi thiết kế hệ thống sản xuất. Người lãnh đạo phải xây dựng quy mô phù hợp với độ lớn của doanh nghiệp để đảm bảo quá trình cung cấp sản phẩm thuận lợi. Vậy quy mô sản xuất là gì? Có những loại hình quy mô sản xuất như thế nào? Cùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này qua bài viết ngay.

tìm hiểu khái niệm quy mô sản xuất là gì
Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là gì?

I. Quy mô sản xuất là gì? 

Quy mô sản xuất được quy định bởi số lượng hàng hóa, quy mô nhà máy cùng hệ thống máy móc sản xuất ứng dụng trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đầu tư nhiều vốn vào tài sản, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, nhân công… thường được xem là hoạt động trên quy mô lớn. 

Quy mô lớn hay nhỏ có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh hay cơ hội mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn xác định quy mô đúng với khả năng, mục tiêu chiến lược ban đầu thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài. 

II. Phân loại các quy mô sản xuất 

Sau khi trả lời câu hỏi quy mô sản xuất là gì, doanh nghiệp cần xem xét các quy mô dựa trên đặc thù hoạt động của mình. Hiện nay, trên thị trường có 4 kiểu quy mô phổ biến nhất lần lượt là: 

1. Sản xuất một lần

Sản xuất một lần có nghĩa là cung cấp sản phẩm mẫu với một phiên bản đặc biệt, “độc nhất vô nhị”. Cách làm này đòi hỏi đơn vị sản xuất đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực và ngân sách. 

Bởi lẽ, các sản phẩm hiếm thường được chế tạo thủ công bằng tay hoặc sử dụng máy móc, khuôn mẫu quy mô nhỏ. Tuy giá thành sản xuất cao nhưng phương pháp này được nhiều khách hàng ưa chuộng vì mẫu mã khác biệt, đáp ứng sở thích và gu thẩm mỹ riêng.   

2. Sản xuất theo lô

Khi một số lượng sản phẩm giống nhau được sản xuất theo dây chuyền thì doanh nghiệp có thể đóng gói bán theo từng lô hàng. Mỗi lô sản phẩm được điều chỉnh số lượng dựa trên đơn hàng của khách và tùy chỉnh thiết kế tương đối nhanh chóng. 

sản xuất theo lô
Hình thức sản xuất hàng hóa theo lô

Ở quy mô sản xuất này, doanh nghiệp sẽ phải ứng dụng quy trình tự động hóa để giảm áp lực về nhân lực. Đồng thời, máy móc sẽ cho ra các sản phẩm có độ chính xác cao hơn.  

>> Tìm hiểu thêm: Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

3. Sản xuất hàng loạt

Sản xuất hàng loạt phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất có số chủng loại sản phẩm nhiều nhưng khối lượng mỗi loại chưa đủ lớn để có thể hình thành một dây chuyền độc lập.

Mỗi bộ phận sản xuất sẽ phải gia công chế biến nhiều loại sản phẩm trên mức độ tự động hóa cao theo chu kì. Do đó, quy mô sản xuất hàng loạt không có nhiều sự linh hoạt cho khách hàng thay đổi thiết kế. Chi phí thiết lập sản xuất hàng loạt cũng tương đối đắt đỏ. 

4. Sản xuất liên tục 

Sản xuất liên tục mô tả quá trình xử lí, gia công, chế biến một hoặc một nhóm sản phẩm có tính liên tục và khối lượng khổng lồ. Các dây chuyền thường phải hoạt động 24 giờ một ngày trong suốt cả năm không gián đoạn. 

sản xuất liên tục
Quy mô sản xuất liên tục

Quy mô sản xuất này đòi hỏi ngân sách đầu tư lớn và gần như không thể linh hoạt thay đổi thiết kế do ảnh hưởng gián đoạn quy trình. Hiện nay, ngành công nghiệp hoá dầu, xi măng hay lắp ráp sản phẩm khối lượng là những ví dụ điển hình về dạng sản xuất liên tục. 

Đảm bảo tiến độ công việc, thúc đẩy đội ngũ nhân viên hoàn thành mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về cách quản lý và tăng năng suất, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn Ebook miễn phí:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

III. Yếu tố ảnh hưởng và giới hạn mở rộng quy mô sản xuất

Một số nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quy mô sản xuất mà doanh nghiệp phải cân nhắc là: 

  • Khả năng mở rộng sản xuất.
  • Mức độ phát triển của doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay.
  • Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo.
  • Khả năng đáp ứng về nguồn vốn, tài chính kinh doanh.
  • Dự báo xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và môi trường bên ngoài. 
  • Chức năng, nhiệm vụ sản xuất trọng tâm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, với những doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, người đứng đầu cũng cần xem xét những giới hạn của quy mô sản xuất là gì. Để xác định giới hạn đó, doanh nghiệp cần xem xét những vấn đề sau: 

  • Bộ máy quản lý vận hành của doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng quy mô nhân sự, nhà xưởng, dây chuyền lớn hơn? 
  • Cơ sở vật chất hiện tại đã đáp ứng tốt số lượng sản phẩm mong muốn? Những yếu tố nào cần thay đổi, bổ sung để đạt được quy mô lớn? 
  • Tình hình tài chính cùng nguồn vốn của doanh nghiệp có đủ vững chắc cho một bước chuyển mình mới? 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

IV. Lợi ích của việc xây dựng quy mô sản xuất lớn

Nhìn tổng quan, các chuyên gia cho rằng một quy mô sản xuất lớn, chuyên nghiệp và bài bản sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Cụ thế, quy mô sản xuất lớn cho phép bạn đạt được các lợi thế dưới đây: 

1. Tiết kiệm chi phí sản xuất

Trên thực tế, sản xuất quy mô lớn giúp làm giảm chi phí sản xuất vượt trội. Bởi lẽ, việc nhập nhiều nguyên liệu sẽ có giá thành rẻ hơn. Bên cạnh đó, hệ thống máy móc làm việc chuyên môn hóa cũng tiết kiệm nhiều chi phí thuê người lao động phổ thông. 

2. Tận dụng lợi thế của máy móc 

Bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể ứng dụng máy móc vào tổ chức sản xuất. Thay vì phải phân công cho từng nhân viên, bạn sẽ chỉ cần một vài người vận hành cả hệ thống mà vẫn đảm bảo đạt sản lượng cao. Đặc biệt, với các nghiệp vụ chuyên sâu, cần sự tỉ mỉ hoặc nguy hiểm thì máy móc được xem là lựa chọn tối ưu nhất. 

máy móc hỗ trợ sản xuất tối ưu
Hệ thống máy móc hỗ trợ sản xuất tối ưu

3. Sản xuất nhiều hơn 

Các ngành công nghiệp quy mô lớn có điều kiện sản xuất khối lượng hàng hóa vượt trội. Chẳng hạn, Bourbon là nhà máy sản xuất đường lớn nhất Việt Nam chuyên cung cấp sản đường tinh luyện RE. Với quy mô lớn cùng công nghệ, dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, ước tính mỗi ngày nhà máy Bourbon tiêu thụ khoảng 16.000 tấn mía nguyên liệu. 

>> Nghiên cứu và ứng dụng ngay: 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp

4. Vay vốn với lãi suất thấp

Những đơn vị kinh doanh lớn sở hữu khả năng đảm bảo tín dụng lãi suất rẻ dựa vào mức độ uy tín và tài sản cố định chắc chắn. Các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác đều sẵn sàng ứng trước khoản vay cho các doanh nghiệp này với lãi suất lý tưởng.

5. Hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng

Trên thị trường hiện nay, đa phần các công ty quy mô sản xuất lớn mới đáp ứng được tiêu chuẩn kiểm định chất lượng khắt khe. Họ không chỉ tạo ra sản phẩm đẹp, bền và tốt đến với người tiêu dùng mà còn chinh phục cả những thị trường nước ngoài “khó tính” nhất. 

hàng hóa đạt chất lượng cao
Quy mô sản xuất có thể đáp ứng yêu cầu sản phẩm chất lượng

6. Quảng cáo bán hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn, chi phí quảng cáo bán hàng có xu hướng giảm nhẹ do sở hữu lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Khi khẳng định được vị thế dẫn đầu, các khách hàng cũng chủ động tìm kiếm bạn nhằm có được cam kết đảm bảo chất lượng, giao hàng đúng tiến độ.

>> Xem thêm: Hệ thống ERP trong sản xuất: Tất cả những gì doanh nghiệp cần biết để lựa chọn đúng giải pháp

7. Nghiên cứu sản phẩm

Bên cạnh những lợi ích trên, quy mô sản xuất lớn cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động nghiên cứu cải tiến sản phẩm. Nhờ nguồn vốn và nguồn tài chính vững chắc, các doanh nghiệp này có năng lực đầu tư nghiêm túc cho quá trình nghiên cứu và thử nghiệm. Từ đó, họ sẽ phát hiện, ứng dụng máy móc kỹ thuật sản xuất mới giúp giảm giá thành bán ra để thu hút đông đảo người mua.

PHẦN MỀM MISA AMIS CÔNG VIỆC – GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG VIỆC  SẢN XUẤT TỐI ƯU

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên một cách tự động. Nhờ nền tảng hợp nhất của AMIS, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số. 

CTA MGM 01

V. Kết luận 

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được quy mô sản xuất là gì, các loại quy mô sản xuất và một số nhân tố tác động quan trọng. Từ đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được quy mô phù hợp theo nhu cầu của doanh nghiệp và vận hành hiệu quả. Chúc bạn thành công ! 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả