Chuyển đổi số bắt đầu trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp từ năm 2015. Cho đến nay, nó vẫn là một quá trình biến đổi đa dạng, không có hình mẫu chung cho tất cả các tổ chức. Do đó, bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm thực tiễn thì mỗi doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt vai trò của việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp để tồn tại và phát triển trong thời đại công nghệ mới.
I. Lộ trình chuyển đổi số là gì?
Lộ trình chuyển đổi số là tập hợp các bước mà toàn bộ tổ chức cần tuân theo để đạt được những mục tiêu kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn dựa trên quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Lộ trình bắt đầu bằng hoạt động tìm hiểu nhu cầu, khắc phục lỗ hổng trong hệ thống và tự động hóa quy trình vận hành doanh nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, lộ trình chuyển đổi giống như bản kế hoạch chi tiết trình bày các giai đoạn, các bước triển khai, ngân sách cùng mục tiêu, cách thức giám sát cho người lãnh đạo điều phối mọi công tác chuyển đổi của doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình yêu cầu người lãnh đạo phải thiết lập cấu trúc hợp lý, tạo được sự liên kết chặt chẽ với tầm nhìn, chiến lược ban đầu. Đồng thời, nó cũng phải dựa trên nền tảng nguồn lực, quy mô của doanh nghiệp.
II. Tại sao doanh nghiệp phải xây dựng lộ trình chuyển đổi số?
Chuyển đổi số không chỉ là việc sử dụng các phần mềm đơn lẻ để khắc phục hạn chế ở những phòng, ban riêng biệt. Chuyển đổi số là công cuộc thay đổi tư duy, chuyển đổi toàn diện từ cơ cấu tổ chức, quy trình, chính sách đến con người, văn hóa doanh nghiệp.
Vì vậy, nếu chỉ thực hiện giải pháp công nghệ rời rạc, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí và nguồn lực hơn. Thậm chí, lộ trình sai lầm sẽ khiến doanh nghiệp ngày càng xa rời mục tiêu chiến lược cốt lõi.
Ngược lại, nhờ xác định bức tranh tổng thể trên hành trình chuyển đổi khoa học, tổ chức dễ dàng đánh giá đúng thực trạng, làm rõ đích đến, từ đó quyết định phương án triển khai tối ưu nhất. Cách làm này cũng cho phép giảm thiểu tỷ lệ thất bại, tránh lãng phí tài nguyên vào cơ sở hạ tầng và quản trị hệ thống không đồng bộ.
Như vậy, lộ trình chuyển đổi là điều kiện quan trọng cần có để doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả. Nó đòi hiểu người lãnh đạo phải có kiến thức vững vàng và quyết tâm từng bước.
III. Các tiêu chí xây dựng lộ trình chuyển đổi số
Những tiêu chí cơ bản không thể bỏ qua khi xây dựng lộ trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp bao gồm:
- Định hướng chiến lược chuyển đổi số rõ ràng: Chiến lược chuyển đổi số cần tích hợp vào chiến lược chung của doanh nghiệp. Người lãnh đạo cao nhất sẽ ra quyết định và truyền thông chiến lược mới tới toàn bộ đội ngũ nhân sự, phòng ban để thống nhất quy trình làm việc.
- Dự đoán rủi ro: Trong thời gian xây dựng lộ trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần dự đoán trước những khó khăn có thể xảy ra từ thị trường, phản ứng của khách hàng và nhân viên. Điều này đảm bảo tổ chức luôn sẵn sàng ứng phó, giảm thiểu rủi ro khi chuyển đổi số.
- Dự toán ngân sách: Việc chuẩn bị ngân sách đầu tư giúp doanh nghiệp tự chủ từng bước, dễ dàng lựa chọn hướng đi hay công nghệ phù hợp.
- Đánh giá khả năng thích ứng của doanh nghiệp: Lộ trình chuyển đổi số được tạo nên bởi một số bước căn bản, thế nhưng nó vẫn cần linh hoạt thích ứng theo nguồn lực nội bộ doanh nghiệp. Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lộ trình căn cứ vào xu hướng thị trường nhằm tận dụng cơ hội, phòng tránh rủi ro.
- Quản lý thời gian và tiến độ: Doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch hành động, dự trù các nhân tố cần thiết mà còn cần ước lượng thời gian, theo dõi tiến độ thực hiện đối với từng giai đoạn trong lộ trình. Mục tiêu của việc đo lường là xem xét mức độ tác động đến sản phẩm, quy trình, năng suất và lợi nhuận cuối. Nếu kết quả không đạt đến kỳ vọng, người lãnh đạo sẽ có cơ sở cải thiện hoạt động ngay tức thời.
>> Xem Thêm: Văn phòng số – Giải pháp tinh gọn bộ máy cho mọi doanh nghiệp
IV. Bài học từ sự thất bại do lộ trình chuyển đổi số sai lệch
Để làm rõ tầm quan trọng của một lộ trình chuyển đổi số đúng đắn, bạn có thể nhìn vào những bài học thực tiễn khi các công ty nổi danh trên thế giới cũng phải chấp nhận thất bại vì không có lộ trình phù hợp.
Nokia từng là thương hiệu sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới từ năm 1998. Các sản phẩm thông minh của hãng đã trở thành tượng đài trong tâm trí người tiêu dùng nhờ chiến lược tiên phong. Song từ năm 2004 đến năm 2013, Nokia chỉ tập trung vào tái công trúc công ty mà bỏ qua việc cập nhật xu hướng công nghệ mới.
Khi các đối thủ khác như hệ điều hành IOS và Android chuyển sang cung cấp trải nghiệm người dùng tương tác trực tiếp, tự động trên điện thoại thì Nokia vẫn duy trì phần mềm Symbian cùng bàn phím cứng. Sự lỗi thời, lạc hậu này đã khiến người tiêu dùng dần lãng quên, cuối cùng, Nokia đã bán lại toàn bộ mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft vào năm 2013.
Có thể thấy, các doanh nghiệp không nên chuyển đổi số như đi theo xu hướng đám đông. Muốn dẫn đầu thị trường, doanh nghiệp phải đặt mục tiêu chuyển mình mạnh mẽ, xác định lộ trình chuyển đổi số phù hợp để tận dụng tối đa thành tựu khoa học công nghệ và tạo ra những giá trị mới, sản phẩm, dịch vụ mới.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LỘ TRÌNH VÀ TRẢI NGHIỆM SỨC MẠNH CỦA GÓI TRANG BỊ CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN MISA AMIS
Gói trang bị chuyển đổi số doanh nghiệp MISA AMIS không chỉ phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp mà còn cung cấp nhiều ứng dụng quản lý nghiệp vụ chuyên sâu như như Tài chính – Kế toán, Marketing Bán hàng, Nhân sự và Quản lý điều hành. Doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai đồng bộ hoặc sử dụng từng gói nhỏ nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu, mong muốn và khả năng của tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí đầu tư rời rạc, tăng ngay hiệu suất và tăng trưởng doanh thu. Đồng thời, gói giải pháp cũng mở ra định hướng chuyển đổi số đúng đắn nhất cho doanh nghiệp với sự hỗ trợ từ các chuyên gia hàng đầu của MISA AMIS.