Capital structure là gì? Tìm hiểu cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp chi tiết

22/08/2022
463

Capital structure là gì? Capital structure hay còn gọi là cơ cấu nguồn vốn là chỉ số tài chính quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm bắt. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về capital structure.

1. Cơ cấu nguồn vốn (Capital structure) là gì?

Capital structure là gì? Cơ cấu nguồn vốn (Capital Structure) là khái niệm thể hiện tỉ trọng của các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh. 

Công ty cổ phần sẽ có các nguồn vốn khác nhau như vốn cổ phần thông thường, vốn cổ phần ưu đãi, vốn vay dài hạn… Do đó cơ cấu vốn sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn sử dụng.

2. Cơ cấu nguồn vốn có vai trò thế nào với doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính quan trọng đối với mỗi một doanh nghiệp, cụ thể:

  • Cơ cấu nguồn vốn là yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của tổ chức, doanh nghiệp
  • Cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay công ty cổ phần.

>> Đọc thêm: ROE là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROE

Ngoài ra, cấu trúc vốn sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa giá trị. Cả nợ và vốn chủ sở hữu đều được thể hiện trên bảng cân đối kế toán giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cấu trúc vốn. Trong trường hợp nếu công ty sử dụng nhiều nợ vốn hơn vốn chủ sở hữu để sản xuất, kinh doanh thương mại thì cơ cấu vốn sẽ là đòn bẩy giúp tái cơ cấu tổ chức vốn hiệu quả hơn.

>> Đọc thêm: Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

3. Các tiêu chí phân tích cơ cấu nguồn vốn cơ bản

3.1. Hệ số nợ

Hệ số nợ là tỷ số phản ánh số nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả

Hệ số nợ được xác định bằng công thức:

Hệ số nợ = Tổng nợ / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

Chỉ số nợ càng cao phản ánh doanh nghiệp đang vay nợ nhiều để tài trợ cho phần tài sản. Đây chính là điều có thể sẽ mang tới cho doanh nghiệp nhiều rủi ro. Tùy vào từng ngành nghề, hệ số này có những chỉ số phù hợp khác nhau và thông thường nếu hệ số nợ < 0,5 thì được coi là an toàn.

3.2. Hệ số vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn chủ sở hữu là thông số phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. 

Hệ số vốn chủ sở hữu được xác định bằng công thức:

Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (hoặc Tổng tài sản)

Nguồn vốn doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả nên có thể xác định:

Hệ số vốn chủ sở hữu = 1 – Hệ số nợ

Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu giúp doanh nghiệp thấy được mức độ về tự chủ tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu nguồn vốn, nhà đầu tư sẽ xác định được rủi ro của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp.

3.3. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to Equity ratio – D/E) là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay với vốn của chủ sở hữu bỏ ra. Trong đó, nợ doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn. 

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu được xác định bằng công thức:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ / Nguồn vốn chủ sở hữu

+ Nếu D/E >1: Tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ

+ Nếu D/E <1: Tài sản hiện có của doanh nghiệp do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ

Việc xác định hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp các nhà đầu tư có được góc nhìn rõ ràng về tình hình tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Tỷ lệ D/E cao cho thấy rằng tài sản của doanh nghiệp đang yếu bởi tài sản chủ yếu từ các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ. Ngoài ra nếu tỉ số này cao liên tục trong thời gian dài thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ phá sản do các khoản nợ từ lãi suất ngân hàng hay các khoản nợ từ bên ngoài.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quan tâm thêm một số hệ số chỉ tiêu phân tích cơ cấu nguồn vốn sau:

Tỷ lệ vay ngắn hạn = Tổng vay ngắn hạn /Tổng nguồn vốn 

Hệ số nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn /Tổng nợ phải trả

Hiện nay để hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và nhanh chóng các chỉ số tài chính, việc sử dụng các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS được xem là giải pháp tối ưu. Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp nhanh số liệu tổng quan giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các chỉ tiêu tài chính quan trọng như:

  • Số dư tiền: Chủ doanh nghiệp nắm rõ tình hình số dư tiền hiện tại của doanh nghiệp như thế nào để thực hiện các quyết định chi tiêu hợp lý phù hợp với ngân sách thực có.
  • Doanh thu, chi phí: Hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ tình hình doanh thu theo từng mặt hàng, khách hàng, nhóm đối tượng khách hàng để điều chỉnh chính sách giá, chăm sóc khách hàng kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 
  • Công nợ: Cho phép doanh nghiệp theo dõi, báo cáo chi tiết công nợ, hạn nợ theo từng khách hàng, hóa đơn, nhân viên để đốc thúc thu hồi công nợ kịp thời
  • Tồn kho: Cho phép theo dõi chi tiết và tổng thể xuất nhập tồn trên một kho hoặc nhiều kho, đồng thời cung cấp tính năng tồn kho tối thiểu giúp cảnh báo doanh nghiệp nhập hàng khi số lượng đến mức tối thiểu

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý tài chính – kế toán hiệu quả hơn.CTA nhận tư vấn

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả