Quản lý - điều hành Quản lý điều hành Doanh nghiệp chế xuất là gì? Tìm hiểu ưu đãi riêng cho...

Doanh nghiệp chế xuất là gì không còn là một khái niệm xa lạ trong thời đại kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về những quy định và ưu đãi mà Nhà nước dành riêng cho loại hình doanh nghiệp này.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

I. Doanh nghiệp chế xuất là gì?

1. Khái niệm doanh nghiệp chế xuất 

Doanh nghiệp chế xuất là gì được hiểu là doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất chuyên sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu chuyển ra thị trường nước ngoài. Tổ chức phải khai báo với hải quan để 100% hàng hóa được xuất khẩu đúng thời hạn và đúng quy định.

doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất được đặt tại khu công nghiệp

Cụ thể, tại Điều 2 Khoản 10 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất được hiểu như sau:

”Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế”.

2. Các khái niệm liên quan 

Trong định nghĩa của doanh nghiệp chế xuất có nhiều thuật ngữ chuyên ngành, vì vậy, chủ doanh nghiệp cần tham khảo thêm các khái niệm liên quan dưới đây:

2.1. Khu công nghiệp

Đây là khu vực có ranh giới địa lý xác định rõ ràng, chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. Khu công nghiệp được thành lập theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định chặt chẽ. Bên trong khu vực này còn có nhiều phần nhỏ hơn như khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái.

2.2. Khu chế xuất

Khu chế xuất là khu vực chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu, dịch vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Điều kiện, tình tự và thủ tục thành lập của khu vực này phải phù hợp với với khu công nghiệp chung. Phần diện tích dùng cho chế xuất này cũng được tách ra khỏi khu phi thuế quan để phù hợp với quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

khu chế xuất
Khu chế xuất chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu

2.3. Khu công nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp sinh thái

Khu công nghiệp hỗ trợ chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Khu công nghiệp sinh thái là nơi các doanh nghiệp được phép gia tăng sản xuất sạch, sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả để nâng cao lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp liên doanh là gì? Đặc điểm và quy trình thành lập 

2.4. Cộng sinh công nghiệp

Khái niệm cộng sinh công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoặc với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khác. Mực đích của hoạt động này là tối ưu yếu tố đầu vào và đầu ra như nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, phế thải, chất thải…

Thông qua cách hợp tác chặt chẽ, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới, trao đổi các yếu tố sản xuất, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất.

cộng sinh công nghiệp
Cộng sinh công nghiệp giúp các doanh nghiệp chế xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung cấp dịch vụ và xuất khẩu hàng xuất khẩu. Loại hình doanh nghiệp này thành lập và hoạt động theo các quy định riêng của Chính phủ. Việc trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp khác trên thị trường Việt Nam được coi là quan hệ xuất nhập khẩu dưới sự quản lý của Luật xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, hàng hóa của doanh nghiệp khi xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài nhập về sẽ được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, được ưu đãi về thuế theo điều kiện khuyến mại. Đặc biệt, những dự án đầu tư vào Việt Nam luôn được pháp luật khuyến khích.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

II. Các quy định áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất mới nhất năm 2022

1. Quy định dành riêng cho công ty chế xuất

  • Doanh nghiệp chế xuất có quyền áp dụng quy chế riêng của lãnh thổ hải quan và khu phi thuế quan, trừ các quy định riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cảng biên giới.
  • Doanh nghiệp chế xuất được cách ly với bên ngoài thông qua hệ thống tường rào, cổng, cửa khẩu nhằm đảm bảo các điều kiện sản xuất và cho phép cơ quan hải quan, cơ quan chức năng dễ dàng kiểm tra, giám sát.
  • Doanh nghiệp chế xuất có thể mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, thực phẩm, hàng tiêu dùng tại nội địa Việt Nam. Điều này giúp các công trình xây dựng hoàn thiện nhanh chóng để phục vụ đời sống của cán bộ và công nhân làm việc trong doanh nghiệp.
  • Các thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
  • Dựa trên quy định của Luật Đầu tư và Thương mại, doanh nghiệp chế xuất có quyền bán tài sản, hàng hóa do doanh nghiệp thanh lý vào thị trường nội địa.

>> Đọc ngay: Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp: Đặc điểm và tiêu chí xác định

2. Quy định về tạm trú 

Cũng căn cứ vào Điều 29 của Nghị định số 82/2018, vấn đề tạm trú đối với doanh nghiệp chế xuất quy định như sau:

  • Trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, người dân không được phép xây nhà, sinh sống tại đó.
  • Chỉ có những người làm việc trong doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư, người có mối quan hệ làm việc với doanh nghiệp mới được ra, vào doanh nghiệp chế xuất.
  • Khi cần thiết, người nước ngoài được phép tạm trú tại doanh nghiệp chế xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thế nhưng, việc tạm trú phải đáp ứng một số điều kiện. Cụ thể, họ là người đang phụ trách một công việc tại doanh nghiệp chế xuất, không đi cùng gia đình hoặc thân nhân khác, đã làm thủ tục khai báo tạm trú đầy đủ. Doanh nghiệp phải bố trí chỗ ở tạm trú riêng biệt với khu sản xuất, văn phòng làm việc.

3. Quy định về thuế nhập khẩu 

Theo Điều 2 Khoản 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, hàng hóa từ nội địa xuất khẩu vào khu phi thuế quan và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa được miễn trừ, không phải nộp thuế. Trong đó, thuế quan có thể hoàn lại thuế nhập khẩu, không phải thuế xuất khẩu.

quy định cho doanh nghiệp chế xuất
Các quy định cho doanh nghiệp chế xuất

Từ các thông tin trên, trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp chế xuất thì hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp trong nước sẽ phải nộp thuế nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa.

Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua Ebook chuyên sâu để giúp doanh nghiệp lập kế hoạch xây dựng năng lực cố lõi, phát triển doanh nghiệp thành công:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP

III. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng những ưu đãi gì?

1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 19, Khoản 4, Thông tư 78/2014/TT-BTC, kể từ ngày 01/01/2016, doanh nghiệp chế xuất được hưởng thuế suất 17% khi thực hiện dự án đầu tư tại địa bàn khó khăn về kinh tế tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, nay quy định tại Phụ lục II Nghị định Nghị định số 31/2021/NĐ-CP..

Đồng thời, đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo luật mới quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như trên (Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC).

2. Ưu đãi tiền sử dụng đất

Doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất 7 năm (Điều 19 điểm b khoản 3 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP). Do đó, doanh nghiệp có lợi thế vô cùng to lớn để mở rộng và phát triển nhờ những ưu đãi đặc biệt về quyền sử dụng đất. Đồng thời, cán bộ, công nhân viên làm việc trong doanh nghiệp chế xuất từ ​​nội địa Việt Nam vào doanh nghiệp chế xuất nước ngoài (và ngược lại) sẽ được miễn phần khai báo hải quan.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

3. Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu phi thuế quan được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan đồng thời chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan
  • Hàng hóa được luân chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác

Ngoài ra, Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC còn đưa ra các điều kiện cho doanh nghiệp chế xuất hưởng mức thuế suất 0% với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. 

Hàng hóa xuất khẩu Dịch vụ xuất khẩu
  • Doanh nghiệp có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu
  • Doanh nghiệp cung cấp chứng từ thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng theo quy định của pháp luật
  • Doanh nghiệp đã điền tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC
  • Doanh nghiệp có hợp đồng cung ứng dịch vụ với đối tác ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan
  • Doanh nghiệp cung cấp chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng theo quy định của pháp luật

4. Miễn giảm thuế giá trị gia tăng chế xuất

Mặc dù chức năng chính của doanh nghiệp chế xuất là sản xuất hàng xuất khẩu nhưng các đơn vị hoạt động dưới hình thức gia công xuất khẩu vẫn có thể trở thành nhà cung cấp hàng hóa trên thị trường.

Theo quy định, doanh nghiệp chế xuất phải lập chi nhánh hoặc sổ sách kế toán riêng nếu mong muốn bán hàng tại thị trường nội địa. Về vẫn đề nộp thuế, thuế VAT giá trị gia tăng của doanh nghiệp không được tính chung với hàng hóa sản xuất dành riêng cho xuất khẩu đến thị trường nước ngoài.

ưu đãi về thuế
Doanh nghiệp chế xuất được ưu đãi, miễn giảm thuế VAT

Khi doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài để cung cấp cho thị trường trong nước cần thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng từ khâu nhập khẩu.

Doanh nghiệp chế xuất được bán tài sản, hàng hóa thanh lý vào thị trường nội địa theo quy định của Luật Đầu tư và Thương mại. Đồng thời, doanh nghiệp không cần áp dụng chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho số tài sản thanh lý này. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cần lưu ý các trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn đặc biệt phải được cơ quan cấp chấp thuận bằng văn bản.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CỦA MISA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01

IV. Lời kết

Có thể thấy, doanh nghiệp chế xuất là gì hoạt động trong một lĩnh vực đặc biệt, được Nhà nước quan tâm xây dựng khung pháp lý nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu diễn ra hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm được những thông tin về quy định, ưu đãi đặc biệt của loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của MISA AMIS và cập nhật thêm nhiều kiến thức quản lý, điều hành hữu ích.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]