Quản lý - điều hành Quản lý điều hành Doanh nghiệp liên doanh là gì? Đặc điểm và quy trình thành...

Có nhiều lý do khiến các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Doanh nghiệp không chỉ nhanh chóng mở rộng thị trường, giảm bới chi phí đầu tư mà còn tăng thêm sự uy tín với khách hàng. Vậy liên doanh là gì? Đặc điểm và trình tự thành lập loại hình doanh nghiệp này như thế nào?

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

I. Doanh nghiệp liên doanh là gì?

Doanh nghiệp liên doanh là một doanh nghiệp thương mại trong đó hai hoặc nhiều tổ chức kết hợp các nguồn lực để cùng nhau đạt được lợi thế chiến lược và chiến thuật trên thị trường. Liên doanh diễn ra tại Việt Nam giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp liên doanh tiếp túc hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài.

doanh nghiệp liên doanh là gì
Định nghĩa về doanh nghiệp liên doanh

Các công ty thường liên doanh để theo đuổi các dự án cụ thể với các sản phẩm, dịch vụ tương tự. Ngoài ra, liên doanh cũng được triển khai khi hai bên hướng đến việc thành lập một công ty hoàn toàn mới. Công ty này có thể hoạt động tập trung vào một hoặc nhiều lĩnh vực hoặc cốt lõi khác nhau.

II. Đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh

1. Tạo ra sức mạnh tổng hợp

Một liên doanh được thiết lập giữa hai hoặc nhiều bên để chọn lọc những giá trị tốt nhất của mỗi công ty mà các công ty khác mong muốn. Sự liên kết của hai công ty này thường đem lại nguồn lực dồi dào, hoàn thiện để vươn tới những mục tiêu chung.

Ví dụ, một Start-up công nghệ có thể kết hợp cùng một doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững chắc hơn để phát triển sản phẩm, đẩy mạnh truyền thông và thu về lợi ích kinh tế lớn hơn.

>> Xem thêm: Xác định quy mô doanh nghiệp như thế nào? Quy định cụ thể năm 2022

2. Tồn tại những rủi ro 

Thỏa thuận liên doanh thường bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác biệt như địa lý, văn hóa, công nghệ hay mô hình kinh doanh, đối tượng mục tiêu… Do vậy, các doanh nghiệp liên doanh luôn phải có kế hoạch dự phòng rủi ro và chia sẻ các nguy cơ cùng đối tác.

các đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh
Các đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh

Thông thường, mức độ chịu trách nhiệm về các rủi ro sẽ được hai bên phân tích rõ ràng và đưa vào hợp động ký kết cuối cùng. Điều này đảm bảo quá trình hợp tác diễn ra minh bạch, tránh xung đột trong tương lai.

3. Căn cứ pháp lý

Hiện nay không có cơ quan chủ quản riêng điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp liên doanh. Sau khi hình thành cấu trúc hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ tuân theo các quy định pháp lý của nước ta như Luật đầu tư 2020, Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật Đầu tư và Cam kết WTO.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược (Strategic Planning Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay!

IV. Lợi ích của liên doanh là gì

1. Quy mô nền kinh tế

Liên doanh giúp các tổ chức mở rộng quy mô với khả năng hạn chế của mình. Sức mạnh của tổ chức này có thể được tổ chức kia tận dụng mang lại lợi thế cạnh tranh cho cả hai bên.

2. Tiếp cận các thị trường mới và mở rộng mạng lưới phân phối

Khi trở thành doanh nghiệp liên doanh, tổ chức mới sẽ mở ra một thị trường rộng lớn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Ví dụ, một tổ chức của Mỹ liên doanh với một doanh nghiệp Việt Nam sẽ giúp họ tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhân công và nguyên vật liệu dồi dào của nước ta. Ngược lại, công ty trong nước cũng có cơ hội học hỏi các kinh nghiệm quản lý, vận hành và công nghệ hiện đại của Mỹ.

lợi ích thành lập công ty liên doanh
Thành lập liên doanh giúp các công ty mở ra thị trường rộng hơn

3. Đổi mới

Việc liên doanh mang cho phép doanh nghiệp tối ưu, nâng cấp các sản phẩm và dịch vụ. Bởi lẽ, các công ty quốc tế có nhiều ưu thế về ý tưởng và công nghệ mới để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao.

4. Chi phí sản xuất thấp

Nhờ sự hợp tác hiệu quả mà doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất hoặc quản lý chặt chẽ chi phí dịch vụ. Đây chính là một trong những mục tiêu quan trọng nhất thúc đẩy mối quan hệ của các bên liên quan. Doanh nghiệp không chỉ cải thiện sản phẩm, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng mà còn tối ưu chi phí sản xuất, đảm bảo tăng trưởng doanh thu.

5. Tiếp cận công nghệ

Mỗi bên tham gia kinh doanh thường mang đến kiến ​​thức, kỹ năng chuyên môn và công nghệ sáng tạo. Vì thế, nếu doanh nghiệp tận dụng được công nghệ tiên tiến thì sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, nguồn lực và tài nguyên.

công nghệ mới khi liên doanh
Doanh nghiệp sẽ có thêm sức mạnh công nghệ nhờ liên doanh

6. Tăng cường uy tín

Một doanh nghiệp trẻ sẽ mất thời gian dài để tạo dựng uy tín trên thị trường và xây dựng tệp khách hàng trung thành. Việc thành lập liên doanh với một thương hiệu lớn, nổi tiếng hơn sẽ giúp họ đạt được mức độ uy tín và tăng độ nhận diện một cách nhanh chóng.

Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần chú trọng xây dựng kế hoạch một cách bài bản. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

III. Một số rủi ro của doanh nghiệp liên doanh 

1. Tăng trách nhiệm pháp lý

Hầu hết các doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới dạng công ty hợp danh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Chính vì vậy, hợp đồng liên doanh phân chia trách nhiệm cho mỗi công ty tham gia một cách bình đẳng. Mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm như nhau về những khiến nại hoặc vấn đề pháp lý dù mức độ tham gia như thế nào.

2. Phân chia công việc và nguồn lực không đồng đều

Các công ty tham gia chia sẻ quyền kiểm soát dự án, nhưng các công việc sử dụng các nguồn lực lại thường không đảm bảo sự công bằng.

Chẳng hạn như một doanh nghiệp tham gia bắt buộc phải đóng góp công nghệ, kênh phân phối hoặc cơ sở sản xuất trong suốt thời gian liên doanh. Thế nhưng, công ty đối tác khác chỉ có nhiệm vụ cung cấp nhân sự để hoàn thành dự án.

hạn chế của liên doanh
Một số hạn chế của doanh nghiệp liên doanh

Việc đặt nặng công việc về một phía tạo ra sự chênh lệch về thời gian, công sức so với số vốn góp đóng góp. Như vậy, phân bổ không đồng đều có thể dẫn đến xung đột giữa các công ty tham gia và ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ thành công của doanh nghiệp.

IV. Điều kiện thành lập 

Tham gia liên doanh là bước thay đổi lớn đem lại tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp. Mặc đù vậy, nó cần phải phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể và nguồn lực hiện có.

Bạn cần đánh giá khách quan về điểm mạnh và điểm yếu bằng cách thực hiện phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa) nhằm xác định hai doanh nghiệp có thực sự phù hợp hay không. Bạn nên ưu tiên lựa chọn đối tác liên bổ sung cho điểm mạnh và khắc phục được điểm yếu của doanh nghiệp.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

V. Thủ tục và trình tự thành lập doanh nghiệp liên doanh

Căn cứ theo Luật Đầu tư 2020, thủ tục thành lập doanh nghiệp theo hình thức liên doanh tại Việt Nam được quy định như sau:

1. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Bước đầu tiên của quy trình là xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam từ Sở Kế hoạch và Đầu tư (DPI). Quá trình phát hành IRC sẽ kéo dài khoảng một tháng.

2. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Sau khi có IRC, doanh nghiệp tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Sở Kế hoạch Đầu tư. Thời gian nhận được ERC là trong vòng một tuần.

thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh
Các bước thành lập doanh nghiệp liên doanh

3. Đăng ký thuế

Bước tiếp theo của quá trình thành lập công ty liên doanh là đăng ký mã số thuế và nộp khoản thanh toán thuế môn bài hàng năm trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được BRC hoặc ERC.

4. Đóng góp vốn

Doanh nghiệp liên doanh phải thực hiện phần vốn góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được hoặc BRC hoặc ERC.

5. Xin giấy phép bổ sung

Một số ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam sẽ phải xin giấy phép bổ sung trước khi có thể bắt đầu hoạt động hợp pháp. Ví dụ, giấy phép xây dựng là bắt buộc nếu bạn thành lập công ty sản xuất tại Việt Nam. Do đó, bạn cần kiểm tra chính xác ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có yêu cầu đặc biệt về giấy phép bổ sung trước khi tiến hành đăng ký.

>> Xem thêm: JSC là gì? Đặc điểm nổi bật của Joint Stock Company

VI. Các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty liên doanh

1. Quy định về tỷ lệ góp vốn liên doanh 

Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam được phép tự thỏa thuận về tỷ lệ góp vốn khi liên doanh. Tuy nhiên, trong Cam kết WTO có quy định một số nhành nghề hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, với lĩnh vực dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp hay vận tải hàng hóa đường bộ thì nhà đầu tư nước ngoài bị giới hạn không quá 51%.

2. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không vi phạm pháp luật trong thời gian thành lập doanh nghiệp liên doanh. Ngoài ra, năng lực tài chính của chủ đầu tư cũng phải đảm bảo khả năng chi trả theo số vốn cam kết. Mọi hoạt động đăng ký tuân thủ theo đúng quy định của các bộ luật liên quan như Luật doanh nghiệp 2020, Luật đầu tư 2020 và Cam kết WTO.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

VII. Kết luận 

Có thể nói, doanh nghiệp liên doanh là hình thức doanh nghiệp đem lại lợi ích nhiều lợi ích cho các bên liên quan. Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận công nghệ, trình độ kinh doanh tiên tiến của ngước ngoài. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài được đảm bảo môi trường kinh doanh, pháp lý ổn định và khuyến khích phát triển.

Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này cũng có những đặc điểm, lợi thế và khó khăn riêng. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc các yếu tố liên quan và chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng trước khi liên doanh. Chúc bạn thành công!

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]