Không một doanh nghiệp nào không gặp phải những “thời điểm nhạy cảm”. Đó có thể là giai đoạn khó khăn về vốn, không bán được hàng, nguồn hàng khan hiếm hoặc khủng hoảng truyền thông,…Là một người lãnh đạo, càng cần vững vàng để mãnh mẽ kéo tinh thần nhân viên, tránh chán nản, bỏ lại công ty.
Theo nghiên cứu, sau một cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ mất đi 1/3 số nhân sự cấp quản lý và nhân viên. Từ đó, rất dễ kéo theo sự khủng hoảng nhân sự, khiến doanh nghiệp càng điêu đứng. Việc nhân viên nghỉ hàng hoạt còn dẫn theo hiệu ứng “bắt chước” của những người ở lại.
Vì thế tại thời điểm đó, người lãnh đạo cần xuất chiêu kịp thời nhanh chóng và cho nhân viên một lý do để họ tiếp tục gắn bó. Nhiệm vụ của người lãnh đạo trước tình huống ngặt nghèo này có thể chia làm 2 giai đoạn: xoa dịu sự hoảng loạn của nhân viên và vực lại tinh thần “khởi nghiệp” trong họ.
Liệu bạn có xác suất chiến thắng trong cuộc chiến này?
Tất nhiên, hãy khéo léo vận dụng một số cách thức được hướng dẫn dưới đây để chỉ huy đội quân của bạn toàn thắng!
1. Nhìn nhận rõ các vấn đề của bản thân và số đông nhân viên.
Là một nhà lãnh đạo, bạn có hai công việc khó khăn cần phải làm cùng lúc: trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhân viên và đối phó với sự căng thẳng của chính bạn. Cho dù những lời khuyên đằng sau sẽ hướng bạn tới việc chia sẻ cởi mở và đồng cảm hết mực với mọi người, thì bạn vẫn cần thiết phải giữ được ranh giới về những điều riêng tư.
Lãnh đạo nhất định cần bình tĩnh đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực: những cuộc đối thoại, bàn tán, xúi giục của nhân viên. Lãnh đạo cần xuất hiện một cách mạnh mẽ trước toàn thể- đó chính là một lời nhắn “vững tin” dành cho nhân viên. Chắc chắn không nhân viên nào có thể bình tĩnh khi sếp của họ đang “loạn cào cào” trước những khó khăn cả.
Bởi vậy, đừng để sự căng thẳng của bạn ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần của nhân viên.
Lý tưởng nhất, sau khi giữ được hình tượng can trường, tự tin, bất khuất của một nhà lãnh đạo, bạn luôn có thể tuỳ vào bối cảnh thực tế để điều chỉnh cảm xúc của nhân viên bằng các phong cách khác nhau: Định hướng, Huấn luyện, Kết nối, Dân chủ, Chỉ huy hoặc Dẫn đầu.
Tuy rằng rất khó để bạn ngay lập tức có thể đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ đứng trên tất cả, bạn là người lãnh đạo của một tập thể. Hãy rèn luyện ý chí và tâm lý vững vàng trước mọi tình huống.
2. Chọn lọc những cánh tay phải đắc lực, đáng tin tưởng
Một mình bạn không thể xoay chuyển được điều gì cả, ai cũng cần có một đồng đội,đồng minh, cánh tay phải trên chiến tuyến. Họ sẽ là nguồn lực, sự tin cậy và sự động viên cực lớn đối với bạn trong lúc khó khăn.
Lúc này hãy tập trung lại đội ngũ lãnh đạo và quản lý cấp trung mà bạn có, loại bỏ những người có tinh thần lung lay và ngại khó. Sau đó bạn còn ai?
Nếu quá khó khăn để lựa chọn và loại bỏ, hãy thử áp dụng phương pháp đối thoại 1-1. Trên hết, lắng nghe và quan tâm tới suy nghĩ của họ, đề nghị họ tiếp tục cùng bạn và cùng bàn bạc các chiến lược để thay đổi
Trong giây phút khó khăn của doanh nghiệp, mỗi cá nhân đều đáng trân trọng trong việc tạo dựng niềm tin và tạo ra hiệu ứng đám đông, bất kể vai trò của người đó là nhà quản lý hay nhân viên bình thường.
3. Đối xử thân thiện, giao tiếp hằng ngày thường xuyên hơn
Không cần tới các con số nghiên cứu to tát, có một điều dễ hiểu rằng nếu bạn thân thiện chia sẻ và lắng nghe nhân viên với sự tôn trọng, mối quan hệ giữa hai phía sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Động lực và năng suất làm việc đều nhờ thế mà tăng theo.
Chính sách cởi mở trong giao tiếp này thực chất luôn được khuyến khích áp dụng ở mọi doanh nghiệp, bất kể điều kiện kinh tế là gì.
Khi doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn, chắc chắn việc ảnh hưởng tới tinh thần của nhân viên là không thể tránh khỏi. Là một người lãnh đạo bạn chắc chắn cần thể hiến sự đồng cảm, quan tâm tới các cá nhân, ít nhất là những quản lý cấp trung của bạn. Hãy tránh các chủ đề nhạy cảm trong công việc.
Đôi khi điều mà nhân viên bạn cần lúc này chỉ là cảm giác an toàn, được che chở bởi người lãnh đạo- là bạn.
4. Mở rộng kênh liên lạc để phản hồi hai chiều
Lưu ý rằng càng trong những lúc khó khăn thì bạn càng không nên trốn tránh. Cố gắng để nhân viên cảm thấy họ được tôn trọng và có tiếng nói bất cứ lúc nào, cơ bản nhất là việc đặt câu hỏi và tìm kiếm phản hồi từ bạn hoặc những người khác có thẩm quyền trong doanh nghiệp.
Thêm vào đó, bạn có thể không muốn nghe, nhưng cần phải xác định điều gì đang thực sự xảy ra với đội ngũ nhân viên của bạn để xác định phương án giải quyết càng sớm càng tốt.
Không gì tốt hơn việc mở rộng kênh liên lạc hơn nữa, để bạn và nhân viên thuận tiện phản hồi qua lại mà không cần trực tiếp gặp mặt nhau.
Một phương pháp truyền thống mà có lẽ bạn đã duy trì từ trước là tổ chức các cuộc họp. Đừng huỷ bỏ lịch họp này nếu bạn không muốn ngầm thừa nhận rằng tình trạng của doanh nghiệp đang thực sự tồi tệ. Bên cạnh các nội dung gửi báo cáo và lên kế hoạch quen thuộc, bạn có thể dành nhiều thời lượng hơn để trao đổi về các vấn đề cụ thể mà nhân viên đang gặp phải.
Email chỉ thích hợp với các phản hồi dài và quan trọng chứ chưa thực sự phù hợp để tương tác real-time và nhanh chóng. Các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… lại quá loãng và nhiễu loạn thông tin bởi các tương tác bên ngoài. Bởi vậy, một mạng lưới liên lạc nội bộ trong doanh nghiệp chính là lựa chọn tối ưu nhất.
5. Dập tắt tin đồn một cách nhanh chóng và quyết liệt
Tin đồn trong thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi, nó còn gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng nếu không ngăn chặn kịp thời.
Tin đồn bắt đầu từ đâu hãy tìm và ngăn chặn từ đó, đồng thời loại bỏ sự nghi ngờ của nhân viên trước tình hình thực tế của doanh nghiệp. Hãy nghiêm khắc xử lý những nhân viên thao túng thông tin, gây hoang mang cho các nhân viên khác.
Đừng quên nhắc nhở lại nhân viên về kỷ luật của công ty – cũng là kỳ vọng của bạn tại nơi làm việc.
6. Tuyên dương mọi sự nỗ lực cố gắng của bất cứ cá nhân nào
Trước tiên, bạn nên tạo thêm cơ hội cho nhân viên được hành động điều gì đó vì công ty. Cảm giác bất lực là kẻ thù số một của tinh thần và năng suất lao động.
Trong thời gian này, việc ăn mừng bất kỳ thành tích nào là vô cùng quan trọng, bất kể nó nhỏ bé như thế nào. Nhân viên của bạn cần xác nhận rằng công việc của họ vẫn có giá trị và tạo ra tác động tích cực.
Có thể bạn cho rằng đây là một động thái nhỏ nhặt và không đáng để tập trung công sức khi còn vô số những việc nguy cấp “hữu hình” hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể gián tiếp ủng hộ từ xa và để bộ phận nhân sự / điều hành lo liệu các quy trình chi tiết. Miễn là các câu chuyện thành công và lời cảm ơn được dành cho mọi dấu hiệu tích cực: tỷ lệ traffic website cao hơn, KPI vẫn đảm bảo, một hợp đồng mới được ký với khách hàng tiềm năng,…
Không cần quá quan trọng tới giải thưởng vật chất, sự trân trọng và giá trị tinh thần mới là điều quý giá lúc này.
7. Tạo không gian làm việc thoải mái cho toàn bộ nhân viên
Để xua tan không khí căng thẳng và áp lực kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể phê duyệt chính sách đan xen các hoạt động giải trí, vui chơi thư giãn tại nơi làm việc.
Có thể là một bữa sáng cùng nhau, 15 phút uống trà chiều, 30 phút giải lao cùng tham gia văn nghệ, một cuộc thi nội bộ với giải thưởng bí ẩn không được tiết lộ,… nhằm đoàn kết mọi người và tiếp thêm năng lượng. Tổ chức các buổi chia sẻ trải nghiệm vui trong quá trình làm việc là một ý tưởng không tồi.
Kết luận
Thời điểm khó khăn của doanh nghiệp luôn tiết lộ sự trưởng thành của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo. Do đó, hãy xem nó như một cơ hội để rèn giũa và chứng minh khả năng lãnh đạo của bản thân trước tất cả nhân viên, thay vì khuất phục và coi nó là chướng ngại vật cho kỳ vọng nghề nghiệp cá nhân.
Nếu bạn giữ được tinh thần và năng suất của nhân viên vượt qua được giai đoạn này, chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ tăng trưởng bền vững trong tương lai. Chúc bạn thành công!
Mời anh/chị để lại thông tin email để nhận được những thông tin mới nhất và bổ ích nhất từ AMIS giúp phát triển doanh nghiệp.