Trong kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường có một nội dung là rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp – là các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, và hậu quả rõ ràng nhất sẽ là sự sụt giảm doanh số bán hàng. Thông thường một doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro bên cạnh việc cạnh tranh với các đối thủ khác.
Lấy ví dụ như, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang được dự kiến sẽ tiếp tục gặp nhiều rủi ro. Không những vậy, các hiệp hội y tế của Mỹ và Canada mới đây đã tiến hành nhiều thí nghiệm cho thấy hút thuốc lá có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý và tử vong. Rủi ro này chắc chắn làm giảm số lượng người hút thuốc ở Bắc Mỹ và do đó ngành công nghiệp này sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng của việc giảm doanh thu.
Trong tương lại, các rủi ro tiêu cực khác đối với ngành công nghiệp thuốc lá có thể sẽ là cấm hút thuốc trong các tòa nhà hành chính và trên các hãng hàng không thương mại. Rủi ro này không những làm giảm số lượng người hút thuốc ở Bắc Mỹ mà còn giảm số lượng sản phẩm thuốc lá được tiêu thụ trong thời gian làm việc và trong cả thời gian di chuyển bằng đường hàng không.
Tìm hiểu thêm:
>> Quản trị rủi ro là gì? Tại sao doanh nghiệp phải quản trị rủi ro?
>> Nếu doanh nghiệp không có quản trị rủi ro thì sao?
>> Doanh nghiệp đã nhận diện đủ 17 loại rủi ro tài chính này chưa?
>> 10 nguyên tắc của nghệ thuật quản lý rủi ro
Dưới đây là các rủi ro thông thường mà doanh nghiệp sẽ gặp phải:
1. Quy định của chính phủ
Hiện nay, chính quyền các cấp nói chung thường xuyên áp đặt các quy định và hạn chế đối với các doanh nghiệp. Ví dụ như ở Mỹ, chính phủ liên bang thường đưa ra các quy định các vấn đề môi trường, các cấp chính quyền tiểu bang lại đưa ra các quy định về thuế kinh doanh, trong khi đó chính quyền địa phương quy định các biển báo và giấy phép xây dựng. Nhiều quy định được chính phủ thông qua có thể gây ra các rủi ro lớn cho doanh nghiệp hoạt động trong một ngành quy định. Nếu doanh nghiệp của bạn nằm trong vòng gặp rắc rối với các quy định, hãy thảo luận trong kế hoạch kinh doanh sắp tới. Nếu bạn không chắc chắn hoặc không biết bất kỳ quy định nào của chính phủ đối với doanh nghiệp của mình, thì việc bạn cần làm là liên hệ với luật sư hoặc các tổ chức tư vấn luật để hiểu sâu hơn về những thông tin chi tiết.
2. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có thể là nguồn gốc gây ra rủi ro cho nhiều doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhiều sản phẩm và dịch vụ sẽ trở nên khó trao đổi hơn. Và ngược lại, cũng có nhiều sản phẩm và dịch vụ trở thành mặt hàng “bán chạy” trong thời kỳ suy thoái. Nếu ngành kinh doanh của bạn có tiềm năng phát triển vượt trội, hoặc có nguy cơ bị suy yếu do tác động của nền kinh tế thì hãy chắc chắn thảo luận phần này trong bản kế hoạch kinh doanh.
3. Điều kiện tự nhiên
Nhiều doanh nghiệp cần thời tiết nắng ráo để sản xuất, một số khác phụ thuộc vào ngày mưa hoặc đêm, hay thậm chí là tuyết để sản xuất và tăng doanh số. Chẳng hạn, một chủ sân golf ở Canada sẽ có doanh số khá thấp trong suốt mùa đông lạnh giá do mưa tuyết bao phủ khiến cho sân cỏ không thể nào sử dụng được. Do đó, thời tiết không thuận lợi là rủi ro vô cùng lớn đối với những chủ sở hữu sân golf nói riêng. Nếu thời tiết là yếu tố tác động tới doanh nghiệp của bạn, thì hãy chắc chắn thảo luận về vấn đề này trong bản kế hoạch kinh doanh và lên phương án dự phòng. Ngoài ra, bạn cần đánh giá những tác động của việc thay đổi khí hậu đến doanh nghiệp cũng như để ý đến dự báo thời tiết để lên kế hoạch khắc phục và phòng ngừa rủi ro.
4. Thay đổi mô hình khách hàng
Khi mô hình khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp dần thay đổi, điều mà bạn cần làm là đặt ra những câu hỏi như sau:
• Người tiêu dùng liệu sẽ tiếp tục mua sản phẩm của bạn trong những năm tiếp theo hay không?
• Thái độ, sự quan tâm, mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm của bạn có thay đổi khi doanh nghiệp của bạn phát triển hoặc khi có nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường hay không?
• Hoạt động mua hàng của họ có thay đổi theo nhu cầu sử dụng, sự tin tưởng, hay lợi ích và thời gian hay không?
• Khi phong cách sống của người tiêu dùng thay đổi, liệu hành vi mua hàng của họ cũng sẽ thay đổi?
Tóm lại, khi thị trường mục tiêu của bạn thay đổi, bạn cần phải xác định xem doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào để phù hợp với việc thay đổi hoạt động mua hàng của khách hàng. Và hãy tính toán xem việc thay đổi mô hình khách hàng sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp của bạn hay khi thị trường thay đổi bạn sẽ thay đổi theo. Đó là một số vấn đề cốt lõi bạn cần giải quyết trong bản kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình.
5. Trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm
Khi chuẩn bị ra mắt sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm xem liệu sản phẩm ấy có cần đáp ứng các biện pháp đảm bảo an toàn nhất định hay không? Hay liệu nó có nguy cơ cao có mặt trong các vụ kiện tụng? Nếu vậy, bước đầu tiên cần làm là phải mua bảo hiểm. Hãy nhớ rằng hậu quả lớn cho một công ty không có bảo hiểm là guy cơ đối mặt với khủng hoảng tài chính. Bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm là đánh giá rủi ro bị kiện. Và bước thứ ba là xác định cách giải quyết trong các vụ kiện đó. Tuy nhiên, để phòng tránh mọi rủi ro về chất lượng sản phẩm thì tốt nhất là hãy tạo ra một sản phẩm có chất lượng, vượt xa mọi biện pháp an toàn đó. Nếu trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm trở thành rủi ro cho doanh nghiệp của bạn, hãy đảm bảo đưa ra tất cả các thông tin cần thiết, bao gồm cả những ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp trong tương lai.
6. Thay đổi về công nghệ
Có thể nói công nghệ đóng vai trò then chốt trong hầu hết các ngành công nghiệp hiện nay. Chẳng hạn như, ngành công nghiệp máy tính đầu tư rất nhiều thời gian và chi phí để tìm kiếm các biện pháp thu hẹp khoảng cách giữa con người và công nghệ một cách hiệu quả. Với các công ty sản xuất máy tính, càng tạo ra cách tiếp cận hiệu quả và dễ dàng hơn trong vận hành tự động thì càng chắc chắn đạt được thành công trong tương lai. Như vậy, liệu trong các doanh nghiệp sản xuất mà công nghệ là nhân tố then chốt để làm nên thành công, thì điều quan trọng nhất có phải là liên tục tìm kiếm các biện pháp cải tiến về công nghệ hay không? Không nghi ngờ gì, câu trả lời chắc chắn là có. Khi công nghệ liên tục đổi mới tân tiến hơn mà doanh nghiệp không có những bước cập nhật thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ bị đối thủ bỏ xa lại đằng sau.
Tóm lại, để hoạt động kinh doanh diễn ra được hiệu quả, các chủ doanh nghiệp nên đưa ra một nội dung với tiêu đề là “Rủi ro kinh doanh” trong bản kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc đó là cung cấp cho người đọc kế hoạch kinh doanh chi tiết với tất cả rủi ro, hậu quả của rủi ro đó và phương án phòng ngừa, ứng phó ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Tìm hiểu thêm:
>> Quản trị rủi ro là gì? Tại sao doanh nghiệp phải quản trị rủi ro?
>> Nếu doanh nghiệp không có quản trị rủi ro thì sao?
>> Doanh nghiệp đã nhận diện đủ 17 loại rủi ro tài chính này chưa?
>> 10 nguyên tắc của nghệ thuật quản lý rủi ro
Anh/ Chị có thể để lại email để nhận thêm các thông tin, kinh nghiệm hữu ích khác về marketing, chiến lược, quản trị doanh nghiệp!