Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp phù hợp với những cá nhân mong muốn tự chủ tài chính và có toàn quyền quyết định. Vì vậy, nếu bạn đang tìm hiểu về loại hình này, hãy cập nhật ngay các thông tin về các đặc điểm, thủ tục thành lập công ty tư nhân qua bài viết sau.
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP |
I. Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Căn cứ theo luật Doanh nghiệp năm 2020, điều 183, doanh nghiệp tư nhân được định nghĩa là:
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của bản thân cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, cá nhân này không đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên của một công ty hợp danh khác.
- Doanh nghiệp tư nhân không có quyền phát hành chứng khoán.
- Doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các công ty hợp danh, trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Tóm lại, doanh nghiệp tư nhân sẽ do một cá nhân duy nhất sở hữu, chịu trách nhiệm chính và quyết định mọi hướng đi của tổ chức.
Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược (Strategic Planning Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! |
II. Các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân
Để quyết định đăng ký kinh doanh dưới tư cách công ty tư nhân, nhà đầu tư phải nắm chắc những đặc điểm dưới đây:
1. Nguồn vốn xuất phát từ một cá nhân duy nhất
Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị chỉ có vốn hoạt động đến từ tài sản của chủ doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người đứng đầu công ty được phép tăng, giảm vốn đầu tư.
Những sự điều chỉnh này cần khai báo với Cơ quan có thẩm quyền nếu mức vốn thực tế giảm xuống ít hơn con số đăng ký ban đầu. Ngoài ra, Nhà nước không giới hạn về tài sản chủ sở hữu có thể đưa vào doanh nghiệp tư nhân.
2. Quyền quyết định tuyệt đối thuộc về chủ doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân là người nắm giữ vị trí cao nhất và toàn quyền quyết định các hoạt động nội bộ. Mọi vấn đề liên quan hay phát sinh sẽ do chủ doanh nghiệp xử lý, điều phối và chịu trách nhiệm chính theo pháp luật.
3. Công ty tư nhân không phải phân phối lợi nhuận
Hiện nay luật phân chia lợi nhuận không áp dụng với công ty tư nhân. Bởi lẽ, công ty chỉ có một chủ sở hữu, tự đầu tư và thu hồi lợi nhuận để xoay vòng cho các hoạt động chính.
Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc người đứng đầu sẽ phải chịu mọi tổn thất, rủi ro nếu doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thất bại.
4. Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức không có tư cách pháp nhân
Tư cách pháp nhân là việc Nhà nước công nhận tư cách pháp lý của doanh nghiệp. Yêu cầu về tư cách pháp nhân bao gồm việc thành lập hợp pháp, xây dựng cơ cấu chặt chẽ và có tài sản chung tách biệt với tài sản riêng của các cá nhân tham gia.
Chứng nhận này giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, minh bạch cũng như có quyền tự do sử dụng tài sản. Thêm vào đó, nó cũng tạo dựng niềm tin vững chắc hơn để các đối tác quyết định đầu tư hay cho doanh nghiệp vay vốn.
Theo các điều kiện trên, những công ty có tư cách pháp nhân hiện nay bao gồm công ty hợp danh, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty không có tư cách pháp nhân duy nhất là công ty tư nhân.
Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần chú trọng xây dựng kế hoạch một cách bài bản. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay Ebook chuyên sâu về chủ đề này:
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP |
III. Ưu điểm và nhược điểm
1. Ưu điểm của công ty tư nhân
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy doanh nghiệp tư nhân có những lợi ích tiêu biểu sau:
- Chủ doanh nghiệp không cần phải thông qua ý kiến của ban lãnh đạo nên các quyết định được ban hành nhanh chóng, kịp thời.
- Công ty tư nhân dễ dàng xây dựng niềm tin với đối tác, khách hàng bởi chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
- Do chỉ có một người lãnh đạo cao nhất nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân thường được tinh gọn, phân công trách nhiệm rõ ràng. Nhờ vậy, công tác quản lý trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.
- Sau một thời gian kinh doanh, chủ doanh nghiệp vẫn có quyền được bán lại, chuyển nhượng lại quyền sở hữu cho một cá nhân khác.
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm hấp dẫn, chủ doanh nghiệp cũng có thể phải đối diện với một số hạn chế.
- Công ty tư nhân thường khó huy động vốn vì không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của bản thân. Bởi vậy bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống rủi ro trong quá trình kinh doanh.
- Doanh nghiệp có thể thuê những nhà quản lý để điều hành, giám sát và dẫn dắt đội ngũ phát triển. Thế nhưng, chủ doanh nghiệp vẫn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.
>> Xem thêm: JSC là gì? Đặc điểm nổi bật của Joint Stock Company
IV. Phân biệt doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên
Trong thực tế, hai khái niệm doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên thường xuyên bị hiểu sai do có nhiều điểm tương đồng. Cả hai loại hình này đều là doanh nghiệp do một cá nhân sáng lập sở hữu, không có quyền phát hành cổ phiếu và không thể tăng thêm thành viên góp vốn.
Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác nhau cơ bản mà bạn cần biết như sau:
Doanh nghiệp tư nhân | Công ty TNHH 1 thành viên |
|
|
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
V. Thủ tục thành lập
1. Lựa chọn tên doanh nghiệp
Tên gọi của doanh nghiệp tư nhân là tên thuần Việt hoặc dịch sang Tiếng Anh (theo hệ chữ La-tinh) theo công thức tên doanh nghiệp bằng loại hình “doanh nghiệp tư nhân’’ cùng tên riêng.
Trong trường hợp tên chính thức quá dài, doanh nghiệp có thể viết tắt để thuận tiện cho việc trình bày văn bản hay truyền thông thương hiệu.
2. Lựa chọn trụ sở công ty
Địa điểm đặt văn phòng của công ty tư nhân là một trong các thông tin bắt buộc để hoàn thành hồ sơ. Địa chỉ này phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có đầy đủ thành tố như số nhà, ngõ/hẻm, đường/phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã, thành phố, tỉnh thành…
Đồng thời các cách thức liên lạc qua số điện thoại người đại diện, hotline, email… cũng phải được công bố công khai.
Thêm vào đó, chủ doanh nghiệp cần lưu ý nếu mở công ty tại các căn hộ chung cư thuộc diện “chỉ để ở” sẽ không được cấp phép. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, hãy chọn các khu chung cư có tòa nhà chuyên cho thuê văn phòng kinh doanh.
>> Đọc ngay: Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất năm 2022
3. Lựa chọn ngành nghề
Để điền ngành nghề kinh doanh vào hồ sơ, chủ doanh nghiệp tư nhân căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018).
Trong đó, những ngành nghề không thuộc Hệ thống trên nhưng được quy định trong các văn bản pháp luật khác thì doanh nghiệp được phép ghi theo văn bản đó. Những ngành nghề không thuộc Hệ thống và cũng không quy định cụ thể thì sẽ cần nộp đơn chờ các Cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
4. Cung cấp số liệu về tổng vốn đầu tư
Theo quy định, số vốn đầu tư ban đầu để thành lập công ty sẽ do chủ doanh nghiệp tự mình đăng ký. Bạn cần khai báo chính xác tổng số tiền, nêu rõ số vốn được tính bằng Việt Nam đồng, số vốn ngoại tệ. Một số tài sản khác như vàng, bất động sản,… sẽ phải phân loại dựa trên số lượng, giá trị của từng loại.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ AMIS CÔNG VIỆC
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.
VI. Kết luận
Trên đây là các thông tin chi tiết nhất về đặc điểm, lợi thế và nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hy vọng qua bài viết bạn đã thêm những góc nhìn đa chiều, sâu sắc hơn để lựa chọn được loại hình phù hợp. Chúc bạn thành công!