[Cập nhật mới nhất] Đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp – Bộ chỉ số DBI

13/12/2023
3487

Để đánh giá chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh chuẩn xác nhất, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định ban hành Bộ chỉ số DBI thống nhất trên phạm vi cả nước. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo cần nắm bắt ngay những thông tin, quy trình đánh giá đầy đủ dưới đây để triển khai trong thời gian tới. 

1. Bộ chỉ số DBI – Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ chỉ số DBI (Digital Business Indicators) có tên đầy đủ là Bộ chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp. Đây là cơ sở đánh giá chuyển đổi số cho các doanh nghiệp toàn quốc nhằm giúp từng đơn vị xác định giai đoạn chuyển đổi đã đạt được chuẩn xác nhất. 

Căn cứ vào Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT, từ ngày 13 tháng 12 năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số bao gồm Bộ chỉ số DBI và các mục tiêu, phương hướng truyền thông rộng rãi. 

Đến ngày 7/11/2023 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 2158/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Mục tiêu của Quyết định mới: 

bộ chỉ số DBI mới 2023
Cập nhật thông tin mới về bộ chỉ số DBI cho doanh nghiệp
  • Thống nhất Bộ chỉ số DBI giữa Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ đo lường chính xác, theo dõi được mức độ chuyển đổi số của mình, đồng thời so sánh giữa các đơn vị trong cùng ngành
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số theo các tiêu chí định tính, lấy đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi số phù hợp nhất
  • Tạo lập cơ sở dữ liệu có tính cập nhật liên tục cho phép các cơ quan chức năng đưa ra kế hoạch, giải pháp quản lý và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp phù hợp, từ đó phát triển kinh tế số
  • Tìm ra các ví dụ doanh nghiệp điển hình về chuyển đổi số để làm bài học kinh nghiệm hoặc nhân rộng mô hình trên cả nước

2. Đối tượng áp dụng chỉ số DBI

Bộ chỉ số DBI theo Quyết định mới nhất bao gồm 02 Bộ chỉ số thành phần:

  • Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp lớn

Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến khích các doanh nghiệp quy mô vừa có thể sử dụng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp lớn để đánh giá. Việc này giúp các doanh nghiệp vừa có góc nhìn sâu hơn, hướng tới trở thành doanh nghiệp lớn.

3. Cấu trúc bộ chỉ số DBI

3.1. Bộ chỉ số DBI cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trước đây, Bộ chỉ số DBI chỉ có 6 trụ cột chính chung cho tất cả các quy mô doanh nghiệp. Bao gồm: Trải nghiệm số cho khách hàng, Chiến lược, Hạ tầng và công nghệ số, Vận hành, Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, Dữ liệu và tài sản thông tin.

chỉ số DBI cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các trụ cột theo chỉ số DBI cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thực hiện đánh giá trên 7 trụ cột: Định hướng chiến lược, Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh, Chuỗi cung ứng, Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu, Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng, Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự, Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự

Số thứ tự Trụ cột Nội dung đánh giá
1 Định hướng chiến lược – Nhận thức của lãnh đạo về lợi ích và xu hướng chuyển đổi số đến hoạt động của doanh nghiệp

– Mức độ tích hợp các giải pháp chuyển đổi số vào chiến lược chung của doanh nghiệp

2 Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh – Mức độ áp dụng các giải pháp chuyển đổi số vào hoạt động tiếp thị, phân phối, bán hàng để nâng cao trải nghiệm khách hàng

– Mức độ áp dụng giải pháp phân tích dữ liệu vào hoạt động đo lường và dự báo hiệu quả hoạt động kinh doanh

– Khả năng áp dụng các giải pháp chuyển đổi số để kết nối với nhu cầu của khách hàng và với các nhà cung cấp của doanh nghiệp

3 Chuỗi cung ứng – Khả năng áp dụng các giải pháp chuyển đổi số để kết nối nhanh tới nhu cầu của khách hàng cùng các nhà cung cấp của doanh nghiệp

– Mức độ áp dụng các giải pháp chuyển đổi số vào hệ thống quy trình và hoạt động kinh doanh cốt lõi

4 Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu – Năng lực, khả năng tích hợp của hệ thống thông tin với các hệ thống khác để nâng cấp

– Khả năng cập nhật, ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số mới trên thị trường cho tổ chức

– Hệ thống các quy trình, chính sách của doanh nghiệp về quản trị dữ liệu

5 Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng – Mức độ nhận thức về các rủi ro khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số

– Mức độ áp dụng các giải pháp phân tích dữ liệu cùng các giải pháp khác để đánh giá rủi ro tồn đọng trong doanh nghiệp, bao gồm cả rủi ro an toàn thông tin mạng

6 Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự – Mức độ áp dụng các giải pháp chuyển đổi số vào các nghiệp vụ quản lý, tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý, nhân sự

– Khả năng hỗ trợ của bộ phận tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý khi thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp

7 Con người và tổ chức – Mức độ linh hoạt của doanh nghiệp khi phản hồi lại các thay đổi trong môi trường kinh doanh

– Năng lực của đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số

– Mức độ áp dụng các giải pháp chuyển đổi số để kết nối giữa các phòng ban trong doanh nghiệp

 

Dựa vào phản hồi từ các nhà đánh giá, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được phân loại như sau:

  • Mức cơ bản: Doanh nghiệp chưa đặt ra mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số và chưa triển khai bất kỳ giải pháp chuyển đổi số nào. Có thể đã thực hiện một số giải pháp cơ bản để số hóa một số quy trình nội bộ hoặc sản phẩm và dịch vụ.
  • Mức đang phát triển: Doanh nghiệp đã xác định và công bố mục tiêu chuyển đổi số. Một số cá nhân hoặc bộ phận quản lý trong doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của việc chuyển đổi số.
  • Mức phát triển: Chuyển đổi số là một phần không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp. Mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch triển khai chuyển đổi số đã được hình thành. Tuy nhiên, việc đo lường và quản lý quá trình triển khai vẫn còn nhiều thách thức và chưa đạt hiệu quả tối ưu.
  • Mức nâng cao: Chuyển đổi số đã được tích hợp vào toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô và triển khai thành công chuyển đổi số trên nhiều bộ phận vẫn gặp khó khăn.
  • Mức dẫn đầu: Doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực đổi mới và dẫn đầu trong hoạt động chuyển đổi số của ngành. Doanh nghiệp hướng tới trở thành một doanh nghiệp số và không ngừng đổi mới và phát triển thông qua việc nghiên cứu các mô hình kinh doanh và quản trị mới.

3.2. Cấu trúc bộ chỉ số DBI cho doanh nghiệp lớn

Theo Quyết định số 2158/QĐ-BTTTT, doanh nghiệp lớn, hợp tác xã quy mô thành viên hoặc quy mô tổng nguồn vốn lớn tiến hành đánh giá mức độ chuyển đổi số theo 6 trụ cột là:

chỉ số DBI cho doanh nghiệp lớn
6 trụ cột theo chỉ số DBI cho doanh nghiệp lớn
  • Trụ cột khách hàng:
    • Đánh giá mức độ trưởng thành về quản trị trải nghiệm khách hàng. Mục tiêu tạo ra cơ sở xây dựng chiến lược, tầm nhìn và các hành động nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng trên toàn bộ hành trình số hoặc hành trình kết hợp giữa trực tuyến và ngoại tuyến trong vòng đời khách hàng.
    • 04 nhóm tiêu chi, 25 tiêu chí thành phần
  • Trụ cột chiến lược:
    • Đánh giá mức độ tập trung xây dựng và quản lý các hoạt động thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp. Một số hoạt động chính gồm nghiên cứu thị trường, phát triển hệ sinh thái chiến lược, quản lý đổi mới danh mục sản phẩm/dịch vụ, định vị thương hiệu số phù hợp với chiến lược tiếp thị.
    • 06 nhóm tiêu chí, 24 tiêu chí thành phần
  • Trụ cột công nghệ:
    • Đánh giá mức độ trưởng thành trong việc quản lý, khai thác và áp dụng các nền tảng, công nghệ, công cụ mới vào hoạt động an toàn trên cả môi trường số và môi trường vật lý.
    • 05 nhóm tiêu chỉ, 29 tiêu chí thành phần
  • Trụ cột vận hành:
    • Đánh giá mức độ sẵn sàng và linh hoạt trong vận hành của doanh nghiệp. Một số hoạt động chính gồm sử dụng phương pháp đổi mới trong xây dựng, phát triển và cải tiến dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả cho tất cả các bên liên quan.
    • 04 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chỉ thành phần
  • Trụ cột văn hóa:
    • Đánh giá mức độ trưởng thành về văn hóa số trong doanh nghiệp, tiền đề để thúc đẩy sự thay đổi văn hóa hành vi từ cấp lãnh đạo xuống cấp nhân viên. Trụ cột này giúp doanh nghiệp xây dựng chương trình và hành động để thúc đẩy chuyển đổi lao động số và văn hóa số. Đây cũng là một trong những trụ cột quan trọng nhất hỗ trợ cho chiến lược chuyển đổi số phát triển bền vững và thành công.
    • 03 nhóm tiêu chỉ, 22 tiêu chỉ thành phần
  • Trụ cột dữ liệu:
    • Đánh giá mức độ trưởng thành về khả năng xây dựng, quản lý và khai thác giá trị từ dữ liệu. Nó cung cấp căn cứ cho việc xác định chiến lược, kế hoạch hành động và triển khai thực tế để khai thác dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật và dựa trên sự đồng ý của người dùng.
    • 03 nhóm tiêu chỉ, 18 tiêu chỉ thành phần

Dựa vào tổng điểm đánh giá, các mức độ chuyển đổi số được xếp hạng theo các mức:

  • Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp chưa bước vào quá trình chuyển đổi số hoặc chỉ tiến hành một số dự án cụ thể mà chưa có quy trình hoàn chỉnh. Tỷ lệ chuyển đổi số trên phạm vi doanh nghiệp là dưới 25%.
  • Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp đã có nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số, bắt đầu triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong từng lĩnh vực khác nhau. Tỷ lệ chuyển đổi số trên phạm vi doanh nghiệp từ 25% đến dưới 50%. Chuyển đổi số đã mang lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh và tạo trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
  • Mức 3 – Hình thành: Doanh nghiệp đã xây dựng cơ bản hệ thống chuyển đổi số trong các phòng ban, đồng thời mang lại lợi ích và hiệu quả thực tế cho hoạt động kinh doanh và trải nghiệm khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi số trên phạm vi doanh nghiệp từ 50% đến dưới 75%. Tại mức này, doanh nghiệp bắt đầu hình thành thành phần kinh doanh số.
  • Mức 4 – Nâng cao: Doanh nghiệp tiến xa hơn trong quá trình chuyển đổi số. Sử dụng nền tảng số, công nghệ số và dữ liệu số, doanh nghiệp tối ưu hóa nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh và trải nghiệm khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi số trên phạm vi doanh nghiệp từ 75% đến dưới 100%. Tại mức này, doanh nghiệp trở thành một doanh nghiệp số, với các mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.
  • Mức 5 – Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đã hoàn thiện và trở thành một doanh nghiệp số thực sự, với hầu hết các phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh và được lãnh đạo bởi nền tảng số và dữ liệu số. Tỷ lệ chuyển đổi số trên phạm vi doanh nghiệp là 100%. Doanh nghiệp này có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số và xây dựng một hệ sinh thái doanh nghiệp số toàn diện.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, MISA AMIS mời bạn tham khảo nhay Ebook chuyên sâu dưới đây:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

4. Hướng dẫn quy trình tự đánh giá mức độ chuyển đổi số 

Để tự đánh giá mức độ chuyển đổi theo Bộ chỉ số DBI, doanh nghiệp truy cập vào “Cổng thông tin đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp DBI” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển. Đầu tiên, bạn thực hiện đăng ký tài khoản theo thông tin doanh nghiệp, đợi xác nhận và đăng nhập vào trang chủ. 

(Hiện nay Bộ Thông tin và truyền thông đang tiến hành nâng cấp cổng đánh giá, link thực hiện đánh giá sẽ được cập nhật sớm nhất!) 

5. Kết luận

Bộ chỉ số DBI là công cụ hữu ích giúp các công ty, doanh nghiệp nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ và đo lường hiệu quả sau một thời gian triển khai chuyển đổi số. 

Có thể nói, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại, vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng về tri thức, nguồn lực và chiến lược thông minh để tham gia chuyển đổi số thành công. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả