Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Hướng dẫn lập BCTC hợp nhất theo thông tư 200

16/01/2024
3273

Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Đây là một trong những tài liệu quan trọng được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu chi tiết báo cáo tài chính hợp nhất là gì và hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính hợp nhất.

1. Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? 

Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated financial statements) là báo cáo được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con nhằm cung cấp những thông tin về vấn đề kinh tế tài chính cho việc đánh giá tình hình kinh doanh của tập đoàn trong kỳ kế toán. Đây cũng là căn cứ quan trọng để đưa ra những quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và kế hoạch đầu tư trong tương lai.

Trong đó, theo chuẩn mực kế toán số 25, các thuật ngữ được giải thích như sau:

  • Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con
  • Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ)
  • Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con

Đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

  • Tất cả các công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty khác)
  • Tất cả các tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con phải lập và nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật

Trong khi đó, theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 202/2014/TT-BTC, báo cáo tài chính hợp nhất cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn.

Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài chính.

Như vậy, yêu cầu đối với báo cáo tài chính hợp nhất là cần đảm bảo tổng hợp, trình bày kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, bản thuyết mình báo cáo tài chính trong kỳ kế toán của một doanh nghiệp một cách toàn diện nhất. Thông qua báo cáo tài chính hợp nhất, các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai.

Đọc thêm: Hướng dẫn từng bước lập báo cáo kết quả kinh doanh

2. Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính hợp nhất

Cụ thể, Điều 6 của Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Lưu ý: thời hạn công khai báo cáo tài chính hợp nhất là trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính hợp nhất kịp thời, chính xác, các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS đã tự động tổng hợp BCTC giữa các công ty mẹ, công ty con hay các công ty với các chi nhánh để hỗ trợ quá trình làm báo cáo hợp nhất dễ dàng hơn.

Dùng ngay miễn phí

Đọc thêm: Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Để thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán doanh nghiệp cần phải có các kỹ thuật khá phức tạp để loại trừ các giao dịch trùng lặp và để báo cáo một nhóm các công ty như là một công ty, một thực thể riêng biết chứ không đơn giản là cộng các con số lại với nhau.

Căn cứ theo điều 10 thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định về nguyên tắc nộp báo cáo tài chính hợp nhất như sau:

3.1. Nguyên tắc 1

Công ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất Báo cáo tài chính riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, trừ các trường hợp:

a) Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời vì công ty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong thời gian không quá 12 tháng.

– Quyền kiểm soát tạm thời phải được xác định ngay tại thời điểm mua công ty con và khoản đầu tư có quyền kiểm soát tạm thời không được trình bày là khoản đầu tư vào công ty con mà phải phân loại là đầu tư ngắn hạn nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

– Nếu tại thời điểm mua, công ty mẹ đã phân loại khoản đầu tư là công ty con, sau đó công ty mẹ dự kiến thoái vốn trong thời gian dưới 12 tháng hoặc công ty con dự kiến phá sản, giải thể, chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động trong thời gian ới 12 tháng thì không được coi quyền kiểm soát là tạm thời.

b) Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian trên 12 tháng và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

3.2. Nguyên tắc 2

Công ty mẹ không được loại trừ khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất đối với:

a) Công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của công ty mẹ và công ty con khác trong tập đoàn;

b) Công ty con là Quỹ tín thác, Quỹ tương hỗ, Quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các doanh nghiệp tương tự.

3.3. Nguyên tắc 3

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập theo qui định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam “Trình bày báo cáo tài chính” và qui định của các Chuẩn mực kế toán khác có liên quan.

3.4. Nguyên tắc 4

Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự trong toàn Tập đoàn.

a) Trường hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng thống nhất trong tập đoàn thì Báo cáo tài chính được sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh lại theo chính sách chung của tập đoàn. Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh lại Báo cáo tài chính dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện.

Ví dụ: Sử dụng chính sách kế toán thống nhất:

– Công ty con ở nước ngoài áp dụng mô hình đánh giá lại đối với TSCĐ, công ty mẹ ở Việt Nam áp dụng mô hình giá gốc. Trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, tập đoàn phải chuyển đổi báo cáo tài chính của công ty con theo mô hình giá gốc;

– Công ty mẹ tại Việt Nam áp dụng phương pháp vốn hóa lãi vay đối với việc xây dựng tài sản dở dang, công ty con ở nước ngoài ghi nhận chi phí lãi vay đối với tài sản dở dang vào chi phí trong kỳ. Trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, tập đoàn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính của công ty con theo phương pháp vốn hóa lãi vay đối với tài sản dở dang.

b) Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung của tập đoàn thì trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày rõ về các khoản mục đã được ghi nhận và trình bày theo các chính sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính sách kế toán khác đó.

3.5. Nguyên tắc 5

Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và Báo cáo tài chính của công ty con sử dụng để hợp nhất phải được lập cho cùng một kỳ kế toán.

Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, công ty con phải lập thêm một bộ Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ. Nếu điều này không thể thực hiện được, các Báo cáo tài chính được lập vào thời điểm khác nhau có thể được sử dụng với điều kiện là thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Trong trường hợp này, Báo cáo tài chính sử dụng để hợp nhất phải được điều chỉnh cho ảnh hưởng của những giao dịch và sự kiện quan trọng xảy ra giữa ngày kết thúc kỳ kế toán của công ty con và ngày kết thúc kỳ kế toán của tập đoàn. Độ dài của kỳ báo cáo và sự khác nhau về thời điểm lập Báo cáo tài chính phải được thống nhất qua các kỳ.

3.6. Nguyên tắc 6

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con phải được đưa vào Báo cáo tài chính hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con và chấm dứt vào ngày công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát công ty con. Khoản đầu tư vào doanh nghiệp phải hạch toán theo Chuẩn mực kế toán “Công cụ tài chính” kể từ khi doanh nghiệp đó không còn là công ty con và cũng không trở thành công ty liên doanh, liên kết.

3.7. Nguyên tắc 7

Phần sở hữu của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua phải được trình bày theo giá trị hợp lý, cụ thể:

a) Tài sản thuần của công ty con tại ngày mua được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất theo giá trị hợp lý. Nếu công ty mẹ không sở hữu 100% công ty con thì phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý phải phân bổ cho cả cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát.

b) Sau ngày mua, nếu các tài sản của công ty con tại ngày mua (có giá trị hợp lý khác biệt so với giá trị ghi sổ) được khấu hao, thanh lý hoặc bán thì phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ được coi là đã thực hiện và phải điều chỉnh vào:

– Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tương ứng với phần sở hữu của cổ đông mẹ;

– Lợi ích cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát.

3.8. Nguyên Tắc 8

Nếu có chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại ngày mua, công ty mẹ phải ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh.


3.9. Nguyên tắc 9

Lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ được xác định là chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư và giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác định được của công ty con tại ngày mua do công ty mẹ nắm giữ (thời điểm công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát công ty con).

a) Thời gian phân bổ lợi thế thương mại không quá 10 năm, bắt đầu kể từ ngày công ty mẹ kiểm soát công ty con theo nguyên tắc: Việc phân bổ phải thực hiện dần đều qua các năm. Định kỳ công ty mẹ phải đánh giá tổn thất ợi thế thương mại tại công ty con, nếu có bằng chứng cho thấy số lợi thế thương mại bị tổn thất lớn hơn số phân bổ hàng năm thì phân bổ theo số lợi thế thương mại bị tổn thất ngay trong kỳ phát sinh. Một số bằng chứng về việc lợi thế thương mại bị tổn thất như:

– Sau ngày kiểm soát công ty con, nếu giá phí khoản đầu tư thêm nhỏ hơn phần sở hữu của công ty mẹ trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con được mua thêm;

– Giá trị thị trường của công ty con bị giảm (ví dụ giá trị thị trường cổ phiếu công ty con bị giảm đáng kể do công ty con liên tục làm ăn thua lỗ);

– Hạng sắp xếp tín nhiệm bị giảm trong thời gian dài; Công ty con lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, tạm ngừng hoạt động hoặc có nguy cơ giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động;

– Các chỉ tiêu về tài chính bị suy giảm một cách nghiêm trọng và có hệ thống…

Ví dụ: Giả sử lợi thế thương mại phát sinh là 10 tỉ đồng được phân bổ 10 năm (mỗi năm 1 tỉ đồng). Sau khi phân bổ 3 năm (3 tỉ đồng), nếu có bằng chứng cho thấy lợi thế thương mại đã tổn thất hết thì năm thứ 4 số lợi thế thương mại được phân bổ là 7 tỉ đồng.

b) Trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn, khi xác định lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (lợi thế thương mại âm), giá phí khoản đầu tư vào công ty con được tính là tổng của giá phí khoản đầu tư tại ngày đạt được quyền kiểm soát công ty con cộng với giá phí khoản đầu tư của những lần trao đổi trước đã được đánh giá lại theo giá trị hợp lý tại ngày công ty mẹ kiểm soát công ty con.

3.10. Nguyên tắc 10

Nếu sau khi đã kiểm soát công ty con, nếu công ty mẹ tiếp tục đầu tư vào công ty con để tăng tỷ lệ lợi ích nắm giữ, phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư thêm và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con mua thêm phải được ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và được coi là các giao dịch vốn chủ sở hữu (không ghi nhận như lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ). Trong trường hợp này, công ty mẹ không thực hiện việc ghi nhận tài sản thuần của công ty con theo giá trị hợp lý như tại thời điểm kiểm soát công ty con.

3.11. Nguyên tắc 11

Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn sau đó thực hiện điều chỉnh cho các nội dung sau:

a) Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ toàn bộ đồng thời ghi nhận lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ (nếu có);

b) Phân bổ lợi thế thương mại;

c) Lợi ích cổ đông không kiểm soát được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất thành một chỉ tiêu riêng thuộc phần vốn chủ sở hữu. Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong Báo cáo kết quả kinh doanh của tập đoàn cũng phải được trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;

d) Số dư các khoản mục phải thu, phải trả, cho vay… giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn;

đ) Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ;

e) Các khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn đang nằm trong giá trị tài sản (như hàng tồn kho, tài sản cố định…) phải được loại trừ hoàn toàn. Các khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ đang phản ánh trong giá trị tài sản (hàng tồn kho, tài sản cố định…) cũng phải được loại bỏ trừ khi chi phí gây ra khoản lỗ đó không thể thu hồi được.

3.12. Nguyên tắc 12

Số chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn tại công ty con và giá trị phần tài sản thuần của công ty con bị thoái vốn cộng với (+) giá trị phần lợi thế thương mại chưa phân bổ hết được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh theo nguyên tắc:

– Nếu giao dịch thoái vốn không làm công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

– Nếu giao dịch thoái vốn dẫn đến việc công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Khoản đầu tư vào công ty con sẽ được hạch toán như một khoản đầu tư tài chính thông thường hoặc kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu kể từ khi công ty mẹ không còn nắm quyền kiểm soát công ty con.

3.13. Nguyên tắc 13

Sau khi thực hiện tất cả các bút toán điều chỉnh, phần chênh lệch phát sinh do việc điều chỉnh các chỉ tiêu thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh phải được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

3.14. Nguyên tắc 14

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty mẹ và các công ty con theo nguyên tắc:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất chỉ trình bày luồng tiền giữa tập đoàn với các đơn vị bên ngoài tập đoàn, bao gồm cả luồng tiền phát sinh từ các giao dịch với các công ty liên doanh, liên kết và cổ đông không kiểm soát của tập đoàn và được trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Toàn bộ các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trong nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất.

3.15. Nguyên tắc 15

Trường hợp công ty mẹ có các công ty con lập Báo cáo tài chính bằng đồng tiền khác với đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, trước khi hợp nhất Báo cáo tài chính, công ty mẹ phải chuyển đổi toàn bộ Báo cáo tài chính của các công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ theo quy định tại Chương VI Thông tư này.

3.16. Nguyên tắc 16

Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất được lập để giải thích thêm các thông tin về tài chính và phi tài chính, được căn cứ vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất và các tài liệu có liên quan trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính.

Lưu ý khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất kế toán cần nhớ

4.  Mẫu báo cáo tài chính hợp nhất

Hệ thống BCTC hợp nhất bao gồm các biểu mẫu báo cáo như sau:

6. So sánh báo cáo tài chính hợp nhất và riêng lẻ

Báo cáo tài chính riêng lẻ là những báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình vốn chủ sở hữu, tài sản, nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính hợp nhất hay báo cáo tài chính riêng lẻ đều trình bày một cách tổng quát về tình hình và kết quả hoạt động năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập mà không xét đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay công ty con trong tập đoàn

Khác biệt lớn nhất giữa hai loại báo cáo này nằm cở các chỉ số. Một số chỉ số sẽ chỉ có ở báo cáo tài chính hợp nhất, là tổng hợp kết quả của quá trình hợp nhất các công ty con. Hãy cùng theo dõi bảng dưới đây để hiểu hơn sự khác biệt giữa báo cáo tài chính riêng lẻ và báo cáo tài chính hợp nhất:

  • Bảng cân đối kế toán riêng lẻ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. TS ngắn hạn A. Nợ phải trả
B. TS dài hạn

– Đầu tư vào công ty con

B. Vốn chủ sở hữu
Tổng  Tài sản Tổng nguồn vốn
  •  Bảng cân đối kế toán hợp nhất
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. TS ngắn hạn A. Nợ phải trả  
B. TS dài hạn

–  Đầu tư vào công ty con (1)

V. Lợi thế thương mại(3)

B. Vốn chủ sở hữu  
C. Lợi ích của cổ đông thiểu số(2)  
Tổng  Tài sản Tổng nguồn vốn  

 Như vậy, thông qua bảng trên có thể thấy sự khác biệt ở một số chỉ số, cụ thể như:

+ Chỉ số lợi thế thương mại ở phần tài sản: Chỉ tiêu này chỉ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, đây là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định

+ Lợi ích của cổ đông thiểu số ở phần nguồn vốn chỉ có trên báo cáo tài chính hợp nhất. Khi lập BCTC riêng, các khoản đầu tư vào Công ty con được ghi nhận theo phương pháp vốn gốc, còn khi hợp nhất, nó được lập theo phần vốn mà cổ đông của công ty mẹ hiện sở hữu ở công ty con tại ngày hợp nhất.

Đọc thêm:  Cách lập báo cáo tài chính cơ bản, chi tiết qua 7 bước

7. Các bước lập BCTC hợp nhất

Để thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất, cần thực hiện theo trình tự dưới đây:

  • Bước 1: Thu thập các báo cáo tài chính riêng lẻ và điều chỉnh, cộng hợp các khoản mục tương ứng.
  • Bước 2: Tiến hành các bút toán hợp nhất.

+ Loại 1: Điều chỉnh chênh lệch giữa giá trị hợp lý & giá trị ghi sổ trong tài sản thuần của công ty con.

+ Loại 2: Loại trừ tất cả giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ với mỗi công ty con và ghi nhận lợi ích thiểu số (NCI) và lợi thế thương mại tại thời điểm hợp nhất.

+ Loại 3: Phân bổ lợi thế thương mại nếu có.

+ Loại 4: Loại trừ tất cả giao dịch nội bộ trong trong tập đoàn.

+ Loại 5: Xác định rõ giá trị lợi ích cổ đông không kiểm soát ở thời điểm cuối kỳ.

  • Bước 3: Tạo bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất và bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh.
  • Bước 4: Tổng hợp, trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Với nghiệp vụ lập báo cáo tài chính hợp nhất, phần mềm tự động tổng hợp BCTC giữa các công ty mẹ, công ty con hay các công ty với các chi nhánh để hỗ trợ quá trình làm báo cáo hợp nhất dễ dàng hơn, cụ thể:

  • Phần mềm cho phép chọn chi nhánh làm việc đối với cơ cấu tổ chức công ty có nhiều chi nhánh và chọn sổ làm việc đối với đơn vị sử dụng đồng thời 2 hệ thống sổ quản trị và sổ tài chính.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị – hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực.

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

Dùng thử miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả