Kế toán nội bộ là gì? Giới thiệu phần mềm kế toán nội bộ MISA

19/10/2023
4003

Hầu hết chủ doanh nghiệp (DN) và các thành viên trong ban quản trị, điều hành DN đều rất coi trọng bộ phận kế toán nội bộ – bộ phận cung cấp các thông tin quan trọng, phục vụ quản trị cũng như điều hành DN. Tuy nhiên, ở góc độ kế toán, nhiều kế toán viên chưa thấy hết tầm quan trọng của vị trí công việc này. Bài viết dưới đây MISA AMIS sẽ cung cấp cho các bạn một số hiểu biết nhất định về vị trí kế toán nội bộ trong DN cũng như những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể làm tốt vị trí công việc này.

Sau đây mời các bạn cùng đi vào nội dung bài viết:

Hình 1: Nội dung bài viết tìm hiểu vị trí kế toán nội bộ

1. Kế toán nội bộ là gì?

Theo luật kế toán năm 2003, Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.

Tại các DN hiện nay thường tồn tại hai vị trí công việc, đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ. Trong đó:

  • Kế toán nội bộ hay kế toán quản trị là vị trí kế toán tập trung vào việc ghi chép các giao dịch thực tế phát sinh nhằm xác định tình hình lãi lỗ thực tế của doanh nghiệp.  Kế toán nội bộ tập trung vào việc đo lường, phân tích và lập các báo cáo phục vụ cho việc quản trị nội bộ DN, giúp các nhà quản trị ra quyết định để điều hành DN một cách hiệu quả. Chính vì vậy vị trí kế toán này đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị và điều hành DN.
  • Trong doanh nghiệp, bên cạnh kế toán nội bộ thì còn có kế toán thuế. Kế toán thuế là vị trí công việc chuyên thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của đối tượng nộp thuế theo quy định của các văn bản pháp quy về thuế. Kế toán thuế đóng vai trò là cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và Nhà Nước. Thông qua công việc của kế toán thuế, Nhà Nước có thể quản lý được các DN trong nền kinh tế một cách dễ dàng hơn. Kế toán thuế có trách nhiệm giúp DN lập báo cáo thuế đúng, đủ, minh bạch, rõ ràng và tuân theo các quy định của Nhà Nước. Nhiệm vụ của kế toán thuế bao gồm:
    • Thu nhận các thông tin ban đầu liên quan đến đối tượng chịu thuế, tính thuế và nộp thuế;
    • Hệ thống hóa thông tin ban đầu theo các chỉ tiêu của báo cáo thuế;
    • Lập báo cáo thuế theo quy định của Nhà nước;
    • Lập báo cáo quyết toán thuế;
    • Thanh toán thuế với Nhà nước.

Sản phẩm của kế toán thuế là các tờ khai thuế hàng tháng, quý và báo cáo quyết toán thuế hàng năm.

Các vị trí kế toán trong một doanh nghiệp có thể đa dạng hơn tuỳ vào quy mô của từng doanh nghiệp. Dù là làm việc ở vị trí nào thì mỗi người đều luôn cần đảm bảo hoàn thành tốt công việc của mình để đóng góp vào hiệu suất chung của phòng kế toán. Sự xuất hiện của các phần mềm công nghệ, tiêu biểu như phần mềm kế toán online MISA AMIS nhiều tính năng tiện ích sẽ giúp ích nhiều cho mọi vị trí kế toán trong doanh nghiệp. Tham khảo ngay phần mềm MISA AMIS Kế toán để trực tiếp trải nghiệm những lợi ích mà phần mềm mang lại:

2. Công việc kế toán nội bộ trong doanh nghiệp

Một kế toán nội bộ sẽ đảm nhiệm tất cả tất cả các công việc liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh tại DN như:

  • Lập, kiểm tra và kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ, luân chuyển theo đúng trình tự.
  • Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ.
  • Lưu trữ toàn bộ chứng từ nội bộ một cách khoa học, hợp lý và an toàn.
  • Kiểm soát, phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác.
  • Lập báo cáo hàng tuần, tháng, quý, hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản lý.

Các loại Báo cáo mà Kế toán nội bộ cần lập có thể bao gồm một số báo cáo như sau:

Nội dung báo cáo Mục đích báo cáo Tần suất báo cáo Đối tượng báo cáo
Báo cáo quỹ: Tiền mặt, tiền gửi Nắm được lượng tiền thu chi trong ngày Hàng ngày/tuần/tháng… Nhà quản lý/quản trị
Báo cáo công nợ phải thu, phải trả Nắm được công nợ phải thu, phải trả để có kế hoạch dòng tiền Định kỳ theo tuần, tháng hoặc theo yêu cầu quản lý… Nhà quản lý/ quản trị/ khách hàng/ nhà cung cấp
Báo cáo tồn kho Nắm được tồn kho để có kế hoạch sản xuất, mua hàng… Định kỳ tuần, tháng Nhà quản lý, quản trị
Báo cáo giá thành sản phẩm (Đối với DN sản xuất SP) Biết được các yếu tố cấu thành giá trị sản phẩm Hàng tuần/tháng/quý… tùy theo yêu cầu của người quản lý Nhà quản lý/quản trị DN
Báo cáo tiến độ hoàn thành khối lượng công việc hoàn thành (Đối với DN xây dựng, xây lắp công trình) Biết được tiến độ và giá trị hoàn thành các công trình xây dựng Hàng tuần/tháng/quý… tùy theo yêu cầu của người quản lý Nhà quản lý/quản trị DN/ chủ đầu tư
Báo cáo sản lượng vận tải, giá thành vận tải (Đối với DN kinh doanh vận tải) Biết được khối lượng vận tải, chi phí vận tải để có phương án đàm phán giá cước với khách hàng Hàng tuần/tháng/quý… tùy theo yêu cầu của người quản lý Nhà quản lý/quản trị DN/ khách hàng

Ngoài các báo cáo trên, tại các DN khác nhau còn lập các báo cáo khác tùy thuộc yêu cầu quản trị nội bộ của từng DN.

3. Sự khác nhau giữa kế toán nội bộ và kế toán thuế 

Về mặt quản trị chi phí, kế toán nội bộ DN ghi chép tất cả các khoản chi phí phát sinh tại DN, còn kế toán thuế trước khi ghi chép còn phải kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hóa đơn chứng từ và đối chiếu với quy định của luật thuế. Các bạn có thể xem xét một số ví dụ minh họa sau đây để thấy được sự khác biệt về mặt hạch toán giữa kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Khoản mục Kế toán nội bộ Kế toán thuế
Các khoản chi phí như:

+ Phạt vi phạm hành chính

+ Các chi phí không có đủ hóa đơn chứng từ hoặc hóa đơn chứng từ không theo quy định (Ví dụ  mua hàng có trị giá trên 200.000đ/lần mà không có hóa đơn tài chính, tiền xe ôm vận chuyển không có chứng từ…)

Được ghi nhận vào chi phí của DN để xác định lợi nhuận kế toán Bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

DN có thể lập dự phòng theo đánh giá của DN dựa trên đặc điểm của  hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ giảm giá của hàng tồn kho, chiến lược kinh doanh… Phương pháp và tỷ lệ trích lập có thể không tuân thủ theo TT28/2009 Dự phòng phải được lập theo quy định của TT28/2009
Chi phí khấu hao tài sản nằm ngoài khung khấu hao được quy định ở TT45/2013 Được ghi nhận vào chi phí của DN để xác định lợi nhuận kế toán Phần chi phí khấu hao trong kỳ nếu vượt quá giá trị khấu hao tính theo khung khấu hao theo quy định tại TT45/2013 sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Quản lý và vận hành công việc phòng kế toán dễ dàng với bộ giải pháp MISA AMIS Văn Phòng Số giúp xây dựng môi trường làm việc loại bỏ mọi giấy tờ, quy trình thủ công, giúp nâng cao năng suất nhân sự, tiết kiệm chi phí, kiến tạo văn hoá làm việc số, từ đó gia tăng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp.

4. Các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một kế toán nội bộ giỏi

Đối với vị trí nào hay ngành nghề nào cũng vậy, để có thể hoàn thành tốt công việc, để có thể thăng tiến thì việc tích lũy kiến thức cũng như trau dồi kỹ năng là vô cùng cần thiết. Đối với kế toán nội bộ cũng như vậy, các kiến thức cần tích lũy để hoàn thành tốt công việc này bao gồm:

Hình 2: 3 nhóm kiến thức quan trọng kế toán nội bộ cần tích lũy
  • Kiến thức chuyên môn: Kế toán là công việc gắn liền với các hoạt động kinh tế tài chính, công việc gắn liền với các con số, đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp. Do vậy nếu làm kế toán mà không nắm vững kiến thức chuyên môn, không am hiểu về tài chính, về thuế, về luật, về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì không thể trở thành một kế toán giỏi.
  • Khả năng ngoại ngữ: Hòa cùng sự phát triển của nền kinh tế hội nhập thế giới mạnh mẽ, cũng như bao nghề khác, nghề kế toán đòi hỏi người làm phải biết sử dụng ngoại ngữ, nhất là những ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh. Đây là vấn đề mà các nhà tuyển dụng luôn quan tâm. Điều này là yêu cầu bắt buộc nếu các bạn làm việc ở các công ty liên doanh hoặc những công ty có yếu tố nước ngoài. Giỏi ngoại ngữ cũng sẽ giúp các bạn tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn kiến thức mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ về kế toán, kiểm toán như trong giai đoạn hiện nay.
  • Kiến thức tin học: Trong xã hội hiện đại, khi mà công nghệ thông tin đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống thì kế toán cũng không ngoại lệ. Các nhân viên kế toán sử dụng công cụ máy tính với các phần mềm trợ giúp để công việc kế toán bớt vất vả hơn và quan trọng là nâng cao hiệu quả. Do vậy, để trở thành một kế toán viên giỏi thì việc trau dồi các kiến thức về tin học là vô cùng quan trọng và không thể thiếu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Kế toán tiền gửi ngân hàng và các công việc cần thực hiện

Ngoài kiến thức, nghề kế toán còn là một nghề đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Để trở thành một kế toán nộ bộ giỏi thì không thể thiếu các kỹ năng sau:

Hình 3: Nhóm 3 kỹ năng kế toán nội bộ cần trau dồi

+ Lập kế hoạch công việc: Đây là kỹ năng rất quan trọng, không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống nhưng thông thường kế toán thường hay bỏ qua kỹ năng này. Trang bị kỹ năng này sẽ giúp kế toán làm việc có kế hoạch và hiệu quả hơn, ghi điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên.

+ Quản lý thời gian: Đây là một kỹ năng rất quan trọng để đánh giá xem bạn có năng lực phát triển nghề nghiệp của mình lên tầm cao mới hay không. Nếu làm việc không khoa học, không biết cách quản lý thời gian, bạn sẽ thường xuyên trậm trễ trong khâu lập báo cáo, công việc dồn ứ và khó có thể hoàn thành đúng thời hạn.

+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử: Kế toán thường được cho là nghề rất khô khan và áp lực công việc thường khiến kế toán dễ cáu bẳn. Tuy nhiên, không ai thành công mà không có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo. Vì vậy, để có thể thăng tiến trong công việc, ngoài chuyên môn giỏi, bạn cũng cần giao tiếp tốt, ứng xử hài hòa đối với các mối quan hệ trong công việc cũng như trong xã hội. Điều này không chỉ giúp bạn thành công trong công việc mà còn giúp bạn thành công trong cả cuộc sống.

Ngoài những kỹ năng trên, kế toán nội bộ còn cần nhiều những kỹ năng khác như: Kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống khi phát sinh…

5. Giới thiệu phần mềm kế toán nội bộ MISA AMIS

Qua bài viết trên, MISA AMIS hy vọng các bạn đã hiểu được phần nào tầm quan trọng của công việc kế toán nội bộ trong DN cũng như những kiến thức và kỹ năng cần trau dồi để làm tốt vị trí công việc này.

Mặc dù là một vị trí ít phát sinh nghiệp vụ phức tạp song kế toán nội bộ là vị trí quan trọng cần đảm bảo chính xác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Việc có thêm sự hỗ trợ của phần mềm kế toán sẽ giúp ích nhiều cho kế toán nội bộ trong việc giảm tải các hoạt động thủ công như nhập liệu vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức vừa loại bỏ sai sót không đáng có.

Hơn nữa, với những phần mềm kế toán nội bộ thông minh MISA AMIS với những tính năng tự động như tự động nhập liệu, tự động trích xuất số liệu và lập báo cáo, tự động cảnh báo hạn nộp tờ khai và nộp thuế hay hạn thu hồi công nợ,… sẽ giúp ích nhiều cho kế toán nội bộ trong quá trình thực hiện công việc.

Ngoài ra, Anh/Chị kế toán nội bộ nói riêng và kế toán doanh nghiệp nói chung có thể đăng ký phần mềm MISA AMIS Kế Toán để thực tế trải nghiệm giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Cung cấp đầy đủ các mẫu biểu tờ khai, báo cáo mới nhất (tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT, tờ khai TNDN 03/TNDN theo thông tư 80/2021/TT-BTC,…)
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Mời anh/chị đăng ký đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán nội bộ MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất!


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả