Các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán theo Thông tư 24/2022

13/05/2023
1477

Tháng 04 năm 2022, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 24/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 48/2019/TT-BTC về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán.

Thông tư 24/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 25/05/2022

Hình 1: Những thay đổi trong các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán theo Thông tư 24/2022/TT-BTC

Qua bài viết so sánh điểm giống và khác nhau giữa Thông tư 48 cũ và Thông tư 24 mới để bạn đọc nhanh chóng nắm bắt, thực hiện cho Báo cáo tài chính năm 2022.  So sánh quy định trong trích lập, xử lý khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán:

Đối tượng trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán

Thông tư số 24/2022/TT-BTC 

Thông tư số 48/2019/TT-BTC 

Giống nhau

Các loại chứng khoán đáp ứng đầy đủ các yếu tố dưới đây:

– do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật

– thuộc sở hữu của doanh nghiệp

– đang được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước và được tự do mua bán trên thị trường 

– giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán

Thay đổi

Đối tượng cần xem xét trích lập dự phòng tổn thất tài sản không bao gồm:

– trái phiếu Chính phủ

– trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

– trái phiếu chính quyền địa phương

Vẫn yêu cầu xem xét trích lập dự phòng tổn thất tài sản đối với: 

– trái phiếu Chính phủ

– trái phiếu Chính phủ bảo lãnh

– trái phiếu chính quyền địa phương

Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

Giống nhau

Mức trích lập dự phòng cho từng khoản đầu tư:

Mức trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

= Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm Số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường

Trong đó, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:

Loại chứng khoán

Giá chứng khoán trên thị trường

Chứng khoán đã niêm yết 

(bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo đã niêm yết)

Là giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm
Trường hợp không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng hoặc chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ, bị ngừng giao dịch: xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán như các xác định mức trích lập đối với các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước mà không phải các khoản đầu tư chứng khoán tại điểm b khoản 2 điều 5 Thông tư 48
Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom) Là giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố

Trường hợp không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng: xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán như các xác định mức trích lập đối với các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước mà không phải các khoản đầu tư chứng khoán tại điểm b khoản 2 điều 5 Thông tư 48

Trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch

Là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính

Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.

Thay đổi trong quy định mới tại Thông tư số 24/2022/TT-BTC: 

Bỏ hướng dẫn xác định giá chứng khoán thực tế trên thị trường đối với:

  • Trái phiếu Chính phủ
  • Trái phiếu chính phủ bảo lãnh 
  • Trái phiếu chính quyền địa phương

(do không còn là đối tượng cần trích lập dự phòng tổn thất khoản đầu tư)

>>> Đọc thêm về các khoản dự phòng khác: 

Xử lý sau trích lập thì quy định mới tại Thông tư số 24/2022/TT-BTC

Số dư dự phòng các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương đã được doanh nghiệp trích lập đến trước tháng 5/2022 thì được hoàn nhập, ghi giảm chi phí tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2022.

Như vậy, theo Thông tư 24 thì trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương không cần xem xét trích lập dự phòng tổn thất tài sản. Bên cạnh đó, số dư dự phòng các khoản đầu tư này nếu đã trích lập trước tháng 5/2022 thì được hoàn nhập, ghi giảm chi phí vào Chi phí tài chính – TK 635 cho kỳ báo cáo tài chính năm 2022. 

MISA AMIS hy vọng bài viết giúp bạn đọc dễ dàng nắm bắt điểm thay đổi trong trích lập dự phòng tổn thất khoản các khoản đầu tư chứng khoán theo Thông tư 24 để áp dụng vào kỳ báo cáo tài chính 2022. Phần mềm kế toán online MISA AMIS – giải pháp quản trị tài chính kế toán online: Đơn giản, Thông minh, Chính xác, An toàn. Ngoài những tính năng, tiện ích ấn tượng sau đây MISA AMIS Kế toán cũng thường xuyên cập nhập những thông tư, nghị định mới để giúp kế toán doanh nghiệp sớm nắm được những thông tin cần thiết:

  • Phần mềm đáp ứng nhu cầu làm việc tại nhà của kế toán; đồng thời là hệ sinh thái đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính, kế toán cho doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, lĩnh vực:
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu chứng từ từ: Hóa đơn, Bill bán hàng, Bảng kê ngân hàng… giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
  • Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế; Tồn kho vật tư, hàng hóa; Thu hồi nợ, thanh toán hóa đơn; Tình trạng hoạt động của KH/NCC…
  • Kết nối với Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự; hơn 100 đối tác:
    • Cơ quan thuế: Kế toán dễ dàng kê khai đầy đủ các loại thuế theo quy định và nộp thuế thuế điện tử ngay trên phần mềm kế toán.
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: Kế thừa thông tin: Báo giá, Đơn hàng, Đề nghị xuất hóa đơn… từ bộ phận bán hàng; Tiền lương, Bảo hiểm, Thuế TNCN… từ bộ phận nhân sự giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu.
    • Hơn 100 đối tác: Kết nối với các phần mềm: Hóa đơn điện tử, Chữ ký số điện tử, Bán hàng… giảm thiểu nhập liệu chồng chéo, sai lệch dữ liệu.

Nhanh tay điền form đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

 NHY

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả