Kiến thức Quản lý - điều hành Hiệu ứng Bullwhip là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình...

Hiệu ứng Bullwhip là gì? Tại sao nó được hình thành và đâu là cách khắc phục hiệu quả cho doanh nghiệp? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin liên quan về chủ đề này.

I. Hiệu ứng Bullwhip là gì? 

1. Định nghĩa

Hiệu ứng Bullwhip lần đầu tiên được khám phá bởi tiến sĩ Forrester vào năm 1961. Khi đó, ông nhận thấy rằng số lượng sản phẩm mà một công ty sản xuất luôn gấp nhiều lần nhu cầu trên thị trường thực tế.

Hiệu ứng Bullwhip là gì
Hiệu ứng Bullwhip là gì?

Tiến sĩ Forrester đã thống kê được số lượng hàng hoá sản xuất ra thường cao hơn nhu cầu thực tế. Độ lệch tối đa có thể dao động lên đến 35 lần.

Hiện tượng này được Forrester đặt tên là hiệu ứng Bullwhip. Nó còn được gọi là hiệu ứng roi da hoặc hiệu ứng đuôi bò. Tên gọi này mô phỏng hình ảnh thực tế của chiếc roi da khi chỉ có một rung động nhỏ ở gốc roi cũng gây ra rung động lớn ở phần đuôi cuối cùng.

2. Ví dụ về hiệu ứng Bullwhip

Hiệu ứng Bullwhip xảy ra khi các nhà bán lẻ phản ứng mạnh với nhu cầu và tạo ra hiệu ứng domino dọc theo tất cả các quá trình trong chuỗi cung ứng. Giả sử, một nhà bán lẻ thường có 100 gói kẹo trong kho. Nếu cửa hàng chỉ bán 20 gói một ngày, họ đặt số lượng tương tự từ nhà phân phối.

Tuy nhiên trong một ngày nọ, các nhà bán lẻ bán được đến 70 gói và dự đoán rằng khách hàng sẽ mua nhiều hơn trong tương lai. Vì vậy, họ đã đặt nhà cung ứng thêm 100 gói nữa để đáp ứng nhu cầu trên.

Tổng cộng nhà bán lẻ sẽ đặt hàng khoảng 200 gói từ nhà sản xuất để đảm bảo rằng không xảy ra hiện tượng hết hàng đột ngột. Nhà sản xuất nhận được yêu cầu, họ sẽ phải mua vật liệu để làm khoảng 250 gói (50 gói dự phòng). Cuối cùng, đã xuất hiện sự gia tăng đột biến từ 70 gói do khách hàng mua lên đến việc nhà sản xuất phải đáp ứng số lượng mới là 250 gói.

CTA MGM 02

II. Tác động của hiệu ứng Bullwhip 

1. Đối với mức tồn kho trong chuỗi cung ứng

Từ ví dụ trên, có thể thấy hiệu ứng Bullwhip dễ dàng dẫn đến tình trạng dư thừa sản phẩm và hàng tồn kho. Nó cũng dẫn đến việc các nhà sản xuất đóng cửa máy móc, giảm quy mô và các đại lý phải vật lộn với việc quản lý hàng tồn kho nếu nhu cầu của khách hàng không thực sự tăng.

Về lâu dài, Bullwhip làm giảm giá trị sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, hàng tồn kho được coi là một tài sản không dài hạn. Bằng cách lưu trữ  hàng tồn kho lớn, các công ty có thể bị giảm lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác trên thị trường.

Xem thêm: Top 9 phần mềm quản lý dự án hiệu quả nhất 2023

2. Đối với chi phí

Thực tế, các nhà bán lẻ, phân phối, nhà sản xuất và cả các công ty hậu cần đang có xu hướng đầu tư quá mức vào hàng tồn kho. Nó bao gồm các khoản ngân sách dành cho cơ sở vật chất, nhà máy và thiết bị. Ngoài ra, bạn cũng cần tính đến các chi phí bổ sung như bảo trì, bảo hiểm, lao động và thuế.

tác động của hiệu ứng Bullwhip
Tác động của hiệu ứng Bullwhip đến chi phí

Các doanh nghiệp vẫn luôn xây dựng những quy trình quảng lý hàng tồn kho, song nó vẫn làm tốn kém thời gian và chi phí duy trì. Như vậy, dư thừa hàng tồn kho có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực của doanh nghiệp. Ngược lại, sự thiếu hụt hàng hóa cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếp và lợi nhuận của tổ chức.

Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

III. Nguyên nhân dẫn tới hiệu ứng Bullwhip 

1. Nguyên nhân chính

  • Các công ty phải dự đoán nhu cầu của khách hàng dựa trên thông tin không đầy đủ. Việc xem xét thực tế có bao nhiêu  khách hàng mua sản phẩm tương đối phức tạp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đảm bảo rằng số lượng hàng hóa được giao kịp thời, chính xác và đúng hạn nên không tránh khỏi các trường hợp gia tăng sản xuất.
  • Những thay đổi về nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các yếu tố khác trong chuỗi, bao gồm cả hàng tồn kho.
  • Sự khó khăn và phức tạp của việc dự đoán nhu cầu ngày càng tăng của chuỗi cung ứng toàn cầu càng làm trầm trọng thêm khó khăn này. Sở thích của người tiêu dùng đối với đa kênh và thương mại điện tử cũng đem đến các ảnh hưởng không nhỏ và tạo ra hiệu ứng Bullwhip.

2. Các yếu tố tác động khác

  • Các vấn đề về thời gian như sự chậm trễ trong sản xuất.
  • Các bên liên quan trong chuỗi cung ứng đưa ra các quyết định sai lầm tại các khâu khác nhau trong chuỗi.
  • Giao tiếp và kết nối giữa tổ chức hoặc các bên liên quan trong chuỗi cung ứng không hiệu quả.
  • Doanh nghiệp phản ứng thái quá hoặc phản ứng chậm trễ so với tình hình thực tế. Ví dụ, nhà sản xuất đặt quá nhiều sản phẩm hay không đủ hàng hóa cung cấp cho khách hàng.
  • Giảm giá, thay đổi chi phí và các biến động giá khác cản trở hành vi mua bình thường. Ví dụ, một người mua muốn tận dụng các khoản chiết khấu ngắn hạn nên mua với số lượng lớn hơn bình thường. Nó gây ra bất ổn trong sản xuất và làm sai lệch thông tin nhu cầu.
  • Doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu lịch sử để dự báo nhu cầu trong tương lai mà không xem xét khả năng biến động.

Việc giảm thiểu ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng sẽ giúp người lãnh đạo quản lý dự án tối ưu hơn. Tuy nhiên, để thực sự thành công, bạn cần tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên sâu về chủ đề này:

IV. Cách làm giảm thiểu hiệu ứng Bullwhip

1. Chấp nhận sự tồn tại của Bullwhip

Chấp nhận sự tồn tại của hiệu ứng Bullwhip là sự thật mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi. Nó sẽ luôn hiện hữu vì nhu cầu của khách hàng thay đổi theo thời gian.

Vì vậy, nó không bao giờ biến mất hoàn toàn trong bất kỳ chuỗi cung ứng. Học cách nhận biết và hiểu rõ chúng sẽ giúp các nhà quản lý thực hiện phân tích chuyên sâu về mức tồn kho cần thiết.

Người đứng đầu cần nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân gốc rễ của việc tồn kho không sử dụng. Từ đó, bạn mới có thể đưa ra những hành động khắc phục kịp thời để hạn chế tác động tiêu cực.

>> Tìm hiểu ngay: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

2. Hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các trung gian phân phối

Mọi người đều muốn “giấu thông tin” vì lợi ích kinh doanh của mình. Khi đó, một số mâu thuẫn giữa điểm bán hàng, nhà phân phối và nhà sản xuất sẽ xuất hiện.

khắc phục hiệu ứng Bullwhip
Các biện pháp khắc phục hiệu ứng Bullwhip

Ví dụ, nhà phân phối không muốn thông báo cho người sản xuất rằng hàng hóa A đang và sẽ có cơ hội bán ra thị trường bởi do lo sợ giá hàng nhập khẩu tăng. Ngay trong công ty bán hàng, sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận cũng gặp những trở ngại nhất định. Nó là việc thông tin không được cập nhật theo thời gian thực hay hiệu quả của kênh bị giảm sút.

Trên thực tế, chia sẻ và hợp tác là con đường đúng đắn để phát triển bền vững và tránh hiệu ứng Bullwhip. Khi bạn tham gia vào chuỗi cung ứng, mỗi người tham gia sẽ có vai trò riêng. Nếu hiểu được mục tiêu chung và cùng nhau nỗ lực, chúng ta sẽ biết cách làm việc cùng nhau như một bộ máy nhịp nhàng.

3. Quản lý chặt chẽ số lượng tồn kho ngoài thị trường

Đẩy hàng vào kênh phân phối đã khó, kiểm soát dòng hàng luân chuyển ngoài thị trường càng khó hơn. Các nhà sản xuất cần biết mức tồn kho của nhà bán lẻ và lượng hàng tồn kho hiện tại của mỗi cửa hàng. Điều này nhằm đo lường chính xác nhu cầu  thực sự của thị trường và lên lịch trình sản xuất phù hợp.

4. Quản lý độ phủ, thị phần của từng sản phẩm ngành hàng so với đối thủ cạnh tranh

Đẩy nhiều sản phẩm lên các sàn bán hàng không phải các tăng độ phủ hiệu quả nhất. Bởi lẽ, nhà phân phối nhập rất nhiều hàng hóa làm chỉ số phủ sóng của sản phẩm tăng vọt so với đối thủ.

Thế nhưng, doanh số bán hàng thực tế không tăng. Nguyên nhân rất có thể là do “sự lan truyền” của hiệu ứng Bullwhip trong hệ thống phân phối. Lúc này, quản lý tốc độ bao phủ thị phần theo  sản phẩm, danh mục, khối lượng bán hàng,… một cách thông minh sẽ giảm thiểu hiểu lầm về nhu cầu ảo của thị trường.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

V. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng quan về hiệu ứng Bullwhip như nguyên nhân, một số cách khắc phục mà các doanh nghiệp cần biết. Hãy theo dõi các bài viết mới nhất để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác về quản ý điều hành tại MISA AMIS.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]