Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn được cơ quan Thuế cấp trước khi người bán gửi cho người mua. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, AMIS Kế toán sẽ thông tin đến bạn những điều cần biết về loại hóa đơn này qua bài viết sau.
1. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là gì?
Hóa đơn điện tử bao gồm hóa đơn điện tử có mã và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế.
Trong đó, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
2. Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế
Kể từ tháng 7/2022, các doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử theo thông tư 78, trong đó có phần đăng ký sử dụng hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế.
Để phân biệt được 2 loại hóa đơn này và biết đơn vị mình sử dụng loại hóa đơn nào, hãy cùng theo dõi bảng so sánh sau:
Nội dung | Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế | Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế |
Ký hiệu hóa đơn | Chữ cái đầu tiên được quy định là chữ C – thể hiện hóa đơn điện tử CÓ mã của cơ quan thuế.
Ví dụ: 1C22TAA – là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan Thuế. |
Chữ cái đầu tiên được quy định là chữ K – thể hiện hóa đơn điện tử KHÔNG có mã của cơ quan thuế.
Ví dụ: 1K21TYY – là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2021 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng kí sử dụng với cơ quan Thuế. |
Khi làm thủ tục đăng ký sử dụng | Trên mẫu 01/DKTĐ-HĐĐT:
– Tại mục 1. Hình thức hóa đơn: tích vào Có mã của cơ quan thuế – Tại mục 3: Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử: tích vào mục Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn |
Trên mẫu 01/DKTĐ-HĐĐT:
– Tại mục 1. Hình thức hóa đơn: tích vào Không mã của cơ quan thuế – Tại mục 2: Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử: tích chọn hình thức phù hợp ở mục b. – Tại mục 3: Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử: tích chọn phương án phù hợp |
Khi xuất hóa đơn | Sau khi lập hóa đơn điện tử và kí số, cần làm thêm bước gửi hóa đơn lên cơ quan thuế để cấp mã rồi mới gửi cho người mua | Sau khi lập hóa đơn điện tử và ký số có thể gửi trực tiếp cho người mua |
Chuyển dữ liệu hóa đơn lên cơ quan thuế | Ngay tại thời điểm doanh nghiệp lập hóa đơn, ký số và thực hiện gửi hóa đơn lên cơ quan thuế để cấp mã | Sau khi lập hóa đơn, cần chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT); chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua. |
Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế | Có | Không có |
>> Xem thêm bài viết:
- Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai theo thông tư 78 và Nghị định 123.
- Hóa đơn điện tử có được cách số, lùi ngày hay không?
3. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế
Có 5 nhóm đối tượng được yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trừ trường hợp thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế (Theo Khoản 1, Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019)
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng đang sử dụng hoá đơn điện tử không mã có nhu cầu chuyển đổi sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (Theo Khoản 1, Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
- Doanh nghiệp rủi ro cao về thuế
+ Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế;
+ Được cơ quan thuế thông báo về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
=> Phải thực hiện chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan thuế.
(Theo Khoản 2, Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
- Hộ, cá nhân kinh doanh thuộc một trong các trường hợp:
+ Thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng HĐĐT;
+ Nộp thuế theo phương pháp khoán nhưng có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;
+ Khai thuế theo từng lần phát sinh và có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
(Theo Khoản 3, 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, Khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP; Khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh để giao cho khách hàng
(Theo Khoản 4, Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019; Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)
4. Hướng dẫn cách đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Trường hợp doanh nghiệp được cơ quan thuế yêu cầu chuyển đổi sang hóa đơn điện tử có mã thì cần thực hiện thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, và gửi lại cho cơ quan Thuế theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123.
Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Trong quá trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp có thể liên hệ các đơn vị trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn để biết rõ vướng mắc mà doanh nghiệp thường gặp phải khi đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là gì, cách giải quyết ra sao.
MISA AMIS hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và các nghiệp vụ liên quan.
Chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Thông tư 78/2021. Sử dụng phần mềm kế toán có kết nối hóa đơn điện tử như phần mềm kế toán online MISA AMIS là lựa chọn cần thiết để thu được những lợi ích trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử.
- Kết nối trực tiếp phần mềm hoá đơn điện tử, giúp phát hành hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm và tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn điện tử;
- Khởi tạo mẫu hoá đơn điện tử từ bộ có sẵn: Chương trình có sẵn kho mẫu hóa đơn từ cơ bản đến đặc thù từng doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng, cho phép đơn vị lấy về sử dụng mà không mất công thiết kế lại;
Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng, tiện ích thông minh nổi bật khác như: Tự động tổng hợp số liệu để lập tờ khai thuế, báo cáo tài chính; tự động đối chiếu phát hiện sai lệch để đưa ra cảnh báo;…
Mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký sử dụng miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm.
>>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS |