Nội quy công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì trật tự và ổn định vận hành doanh nghiệp. Để thiết lập được một bản nội quy chuẩn, nhà quản trị nhân sự cần nắm rõ quy định của pháp luật. Trong nội dung dưới đây, MISA AMIS HRM sẽ giới thiệu với bạn đọc các mẫu nội quy công ty chi tiết cũng như một số lưu ý dành cho HR khi xây dựng nội quy lao động.
Tải miễn phí mẫu nội quy công ty ngắn gọn chuẩn nhất
1. Tầm quan trọng của nội quy công ty
Nội quy công ty là gì? Mẫu Nội quy công ty (hay còn gọi là nội quy lao động) là văn bản cụ thể hóa các quy định, hành vi, các điều khoản chưa được thỏa thuận rõ ràng trên hợp đồng lao động. Văn bản này do người sử dụng lao động ban hành. Chúng quy định bắt buộc áp dụng đối với người lao động trong quá trình làm việc. Đồng thời đây cũng là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp diễn ra giữa hai bên: người lao động và người sử dụng lao động
Việc áp dụng nội quy công ty có vai trò như sau:
- Chuẩn hóa hành vi của người lao động: Dựa vào các quy định trong nội quy, người lao động nhận thức được đâu là hành vi được làm và không được làm, từ đó hình thành ý thức kỷ luật trong môi trường làm việc.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhân sự: Trong trường hợp xảy ra vi phạm kỷ luật, nội quy chính là căn cứ để xử lý người vi phạm, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh trong tổ chức.
- Bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động: Nội quy với các điều khoản chặt chẽ sẽ hạn chế rủi ro về tài sản, danh tiếng cho doanh nghiệp, trong trường hợp các yếu tố này bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm. Bên cạnh đó nội quy công ty cũng bảo vệ người lao động trong trường hợp họ chưa nhận được quyền lợi đúng hoặc bị xử lý kỷ luật không đúng với quy định.
2. Nội dung cần có trong mẫu nội quy công ty
Pháp luật đã ban hành đầy đủ về những quy tắc cũng như nội dung phải có trong nội quy công ty, hay còn gọi là nội quy lao động. Theo Điều 119 Bộ luật Lao động 2019, sử dụng từ 10 người lao động phải đăng ký nội quy lao động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Khoản 2 điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã đề cập đến nội dung của nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và gồm các nội dung chính như sau:
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định giờ làm việc, giờ nghỉ trong ngày/tuần, ca làm việc, làm thêm giờ, nghỉ giữa giờ, nghỉ hằng tuần, hằng năm, nghỉ việc riêng hoặc không hưởng lương.
- Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại tại nơi làm việc, tác phong, văn hóa ứng xử, trang phục, tuân thủ phân công của người sử dụng lao động.
- An toàn, vệ sinh lao động: tuân thủ quy định về an toàn, vệ sinh, phòng chống cháy nổ; bảo quản thiết bị bảo hộ, vệ sinh nơi làm việc.
- Phòng chống quấy rối tình dục: quy định về phòng chống quấy rối tình dục và xử lý hành vi theo Điều 85 Nghị định.
- Bảo vệ tài sản và bí mật: quy định bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ; các hành vi xâm phạm.
- Chuyển tạm thời công việc: quy định các trường hợp tạm thời chuyển người lao động làm việc khác vì nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Vi phạm kỷ luật: quy định hành vi vi phạm và các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng.
- Trách nhiệm vật chất: quy định về bồi thường thiệt hại do hư hỏng hoặc mất mát dụng cụ, tài sản, mức bồi thường và người xử lý.
- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng hoặc người được quy định trong nội quy lao động.
Lưu ý quan trọng: Tất cả các nội dung trong bản nội quy lao động mà doanh nghiệp (người sử dụng lao động) soạn thảo cần được đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Bản nội quy công ty chính thức cần được ban hành công khai cho tất cả người lao động trước khi họ bắt đầu công việc.
>>> Xem thêm: Top 10+ phần mềm quản lý KPI miễn phí hiệu quả nhất
3. Top 6 mẫu nội quy công ty mới nhất 2024
Dưới đây là các bản nội quy công ty mẫu được soạn thảo sẵn, doanh nghiệp có thể tham khảo, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế:
3.1 Mẫu nội quy lao động chung
Văn bản gồm các điều khoản về thời giờ làm việc, an toàn lao động, bảo vệ tài sản, cũng như hình thức xử lý trong trường hợp vi phạm… Mẫu nội quy chung phù hợp với hầu hết các công ty, không phân biệt lĩnh vực.
3.2 Mẫu nội quy công ty đơn giản
Bạn đọc có thể tham khảo thêm một mẫu nội quy lao động trong công ty, với các điều về thời gian làm việc, trật tự nơi làm việc, an toàn lao động, phòng chống quấy rối tình dục, thuyên chuyển người lao động…
3.3 Mẫu nội quy công ty ngắn gọn
Mẫu nội quy công ty thứ ba với những quy định rất chi tiết về thời gian làm việc và trật tự tại nơi làm việc. Bạn đọc có thể tải xuống, điều chỉnh phù hợp với doanh nghiệp và áp dụng.
3.4 Mẫu nội quy công ty phổ biến
Một mẫu nội quy công ty ngắn gọn, bao gồm quy định chung, khái niệm và định nghĩa, quy định về tuyển dụng và đề bạt. Mẫu quy định này thích hợp với các doanh nghiệp không có đặc điểm sản xuất đặc thù hay thuộc ngành nghề kinh doanh đặc thù.
3.5 Mẫu nội quy công ty sản xuất
Công ty sản xuất thường có quy mô nhân sự lớn. Mẫu quy định này nêu rõ các điều khoản về giờ và ca làm việc, yêu cầu về tác phong, vệ sinh, giữ gìn tài sản và bí mật kinh doanh của công ty.
3.6 Mẫu nội quy công ty xây dựng
Các điều khoản trong mẫu nội quy này được xây dựng dựa trên đặc thù của các công ty xây dựng. Bạn đọc có thể tải xuống và cập nhật thêm các quy định về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động.
3.7 Mẫu nội quy công ty thương mại
Mẫu nội quy công ty thương mại thường bao gồm những quy định liên quan đến trang phục, tác phong, cách ứng xử với khách hàng, nhằm thiết lập chuẩn mực trong giao tiếp với khách hàng.
Tải tất cả các mẫu nội quy công ty mới nhất do MISA AMIS HRM tổng hợp
4. Lưu ý khi xây dựng nội quy công ty
Làm thế nào để xây dựng được một bảng nội quy chuẩn chỉnh, khoa học, hợp tình và hợp lý? Các nhà quản trị nhân sự cần xác định một số yếu tố quan trọng và lưu ý một số điều dưới đây:
- Xác định mục đích của công ty: Nội quy công ty phải phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi mà công ty hướng tới, cũng như phù hợp với tình hình thực tế, hướng tới cải thiện các thiếu sót còn tồn tại. Xem xét các yếu tố trên, nhà quản trị sẽ xác định được mục đích của bản nội quy.
- Xác định nội dung, quy định cụ thể: Cần xác định các hạng mục chính của nội quy, sau đó đi sâu vào từng hạng mục để cụ thể hóa. Để làm được điều này, người làm nội quy phải lường trước được tất cả các trường hợp vi phạm, lách luật. Từ đó đề ra được các quy định một cách toàn diện, chặt chẽ và xây dựng cơ chế thưởng phạt, cách thức xử lý phù hợp.
- Xây dựng dựa trên cơ sở thỏa thuận công khai giữa người sử dụng lao động và người lao động: Để xây dựng được nội quy công ty thiết thực, doanh nghiệp, tổ chức cần tham khảo ý kiến người lao động và dựa trên các thỏa thuận giữa hai bên.
- Mẫu nội quy công ty cần phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của công ty: Yếu tố này vô cùng quan trọng, giúp xâu dựng mối quan hệ lao động hài hòa để doanh nghiệp phát triển. Cụ thể hơn, đối với doanh nghiệp sản xuất, nội quy cần tập trung vào các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động. Đối với các công ty thương mại, nội quy cần rõ ràng về tác phong, cách ứng xử. Đối với công ty công nghệ, nội quy sẽ có nhiều điều khoản về bảo toàn bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh.
- Nội quy công ty cần được thiết lập cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu: Các quy định càng rõ ràng thì người lao động càng dễ nắm bắt và tuân thủ. Vì thế các điều trong nội quy cần được thể hiện rõ nghĩa, đi kèm với cách thực hiện cụ thể.
- Cập nhật và sửa đổi quy định khi cần thiết: Nội quy không phải là văn bản bất biến có thể áp dụng mãi mãi. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét để sửa đổi bổ sung các quy định bên trong sao cho phù hợp với những đối tượng nhân sự khác nhau trong môi trường làm việc. Nếu phát sinh vấn đề mới hoặc có nhiều phản ánh, khiếu nại của nhân viên thì nhà quản trị nên cân nhắc sửa đổi.
- Nội quy công ty cần phải được thông báo cho toàn bộ nhân sự ngay từ ngày đầu tiên làm việc: Nội quy nên được gửi cho từng nhân viên dưới dạng văn bản trực tiếp, hoặc gửi file mềm qua email, hoặc in ra thành bảng lớn và đặt ở vị trí dễ thấy. Công ty có thể yêu cầu nhân viên ký xác nhận đã đọc và hiểu rõ nội quy. Điều này giúp tất cả mọi người nhận thức được quy định, hạn chế các xung đột có thể xảy ra.
>> Xem thêm:
- Top 10 phần mềm chấm công miễn phí tốt nhất hiện nay.
- Trọn bộ 11 mẫu quy chế – nội quy mới nhất – Tải Miễn Phí
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Nội quy công ty và nội quy lao động có gì khác nhau?
Nội quy công ty và nội quy lao động đều quy định về kỷ luật lao động. Tuy nhiên hai văn bản này cũng có một số điểm khác biệt về đặc điểm, phạm vi áp dụng, đơn vị ban hành, hình thức, nội dung và nơi đăng ký.
Nội quy công ty | Nội quy lao động | |
Phạm vi áp dụng | Áp dụng với tất cả người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp | Áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động |
Cơ quan ban hành | Người sử dụng lao động | Người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nếu có |
Hình thức | Là văn bản được ban hành bởi người sử dụng lao động | Là văn bản được thỏa thuận và ký kết bởi người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) |
Nội dung | Quy định về kỷ luật lao động, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất | Quy định về kỷ luật lao động, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, hình thức xử lý kỷ luật lao động |
Công khai | Phải được công khai cho người lao động biết trước khi họ bắt đầu làm việc | Phải được công khai cho người lao động biết trước khi họ bắt đầu làm việc |
Đăng ký | Không phải đăng ký | Phải đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính |
5.2 Nội quy lao động có hiệu lực khi nào?
Nội quy lao động có hiệu lực 15 ngày tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ – Quy định tại bộ luật lao động 2019.
Nếu công ty sử dụng lao động dưới 10 người thì hiệu lực của nội quy do người sử dụng lao động quyết định.
5.3 Hồ sơ đăng ký nội quy công ty gồm những gì?
Theo Điều 102, Bộ Luật Lao Động 2019, hồ sơ đăng ký nội quy lao động gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động
- Nội quy lao động
- Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
- Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có)
>>> Xem thêm: TOP 15+ phần mềm quản lý nhân sự tốt nhất dành cho doanh nghiệp
5.4 Thủ tục đăng ký nội quy lao động gồm những bước nào?
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyến trong vòng 10 ngày từ khi ban hành nội quy lao động. Thông thường doanh nghiệp cần nộp hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Các hình thức nộp hồ sơ:
- Nộp trực tiếp tại sở
- Nộp qua đường bưu điện
- Nộp qua cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyến tiếp nhận hồ sơ, trong vòng 7 ngày có trách nhiệm xem xét, cấp chứng nhận hoặc có văn bản hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung, đăng ký lại nội quy lao động nếu có vấn đề.
6. Kết luận
Như vậy MISA AMIS HRM đã chia sẻ với bạn các mẫu nội quy công ty phổ biến nhất. Bạn đọc dễ dàng tải xuống và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình. Khi xây dựng nội quy công ty, cần lưu ý các nội dung phải cụ thể, dễ hiểu và căn cứ vào tình hình thực tế. Sau một thời gian áp dụng, doanh nghiệp nên có những điều chỉnh kịp thời để hài hòa quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.