Cách mạng Marketing 4.0 – doanh nghiệp cần dịch chuyển như thế nào

30/04/2022
886

Cuộc cách mạng 4.0 mở ra kỉ nguyên mới cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành Marketing cùng xu hướng: dịch chuyển từ Marketing truyền thống sang Marketing công nghệ số, và thuật ngữ Digital Marketing hay Marketing 4.0 cũng từ đó mà ra đời. Vậy trong bối cảnh thị trường luôn thay đổi như hiện nay, làm cách nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu và thích nghi với các phương thức Marketing mới phù hợp với bối cảnh thị trường? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu về Marketing 4.0 trong bài viết dưới đây.

I. Marketing 4.0 là gì?

Marketing 4.0 chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự chuyển mình của thời đại kỹ thuật số. Nó đại diện cho sự kết hợp của tiếp thị truyền thống (TV, đài phát thanh và báo in) với sự gia tăng của tiếp thị kỹ thuật số (môi trường Internet).

Marketing 4.0 là gì?
Marketing 4.0 là gì?

Khái niệm này được đưa ra bởi giáo sư và tác giả người Mỹ Philip Kotler, một học giả lỗi lạc trong lĩnh vực Marketing, người đã nhận thấy những thay đổi tích cực do sự chuyển đổi kỹ thuật số này mang lại cho các doanh nghiệp. 

II. Sự chuyển dịch của các hình thức Marketing thời kỳ 4.0

1. Marketing 4P chuyển dịch sang 4C

1.1 Từ Product (sản phẩm) đến giải pháp cho khách hàng (Customer solutions)

Chữ C thứ 1 – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm khi doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, điều đó có nghĩa sản phẩm đó giải quyết một nhu cầu thiết thực của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp.

Muốn làm tốt chữ C này, trước tiên doanh nghiệp phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng sau đó nghiên cứu, đưa ra giải pháp để đáp ứng đúng nhu cầu này.

1.2 Từ Price (giá) đến Customer cost (chi phí của khách hàng)

Chữ C thứ 2 – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá cả) thể hiện quan điểm: giá của sản phẩm cần được tính toán và nhìn nhận như là chi phí mà người mua có thể bỏ ra. Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua hàng mà trong đó bao gồm cả chi phí sử dụng sản phẩm, chi phí vận hành sản phẩm và cả chi phí huỷ bỏ sản phẩm từ khách hàng. Doanh nghiệp phải đưa ra chi phí tương xứng với những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.

Lợi ích mà sản phẩm mang lại ở đây bao gồm cả lợi ích lý tính lẫn lợi ích cảm tính. Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải chỉ vì giá sản phẩm cao mà còn vì chi phí sử dụng quá cao (xăng dầu, phụ tùng, bảo dưỡng, bãi đỗ, tài xế…). Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng “rẻ” và dễ dàng thay thế thường là giải pháp tốt.

1.3 Từ Place (điểm phân phối) đến Convenience (sự tiện lợi)

Chữ C thứ 3 – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. 

Mô hình 4P được phát triển chủ yếu để áp dụng cho những sản phẩm tiêu dùng nhanh và đánh vào nhu cầu thị trường tại mỗi thời điểm. Vì vậy địa điểm phân phối đóng vai trò quan trọng của tiếp thị lúc bấy giờ. Thời nay, địa điểm phân phối này được hiểu rộng ra thành sự tiện lợi, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến việc sẽ bán sản phẩm ở đâu, mà còn phải nghĩ xem làm thế nào để thuận tiện nhất cho khách hàng, làm sao để họ có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp một cách dễ dàng nhất.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang hướng đến việc cho phép khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn về cách mua hàng, cách nhận hàng như: mua trực tuyến, mua tại cửa hàng, hoặc đặt hàng trực tuyến nhưng nhận hàng tại cửa hàng.

1.4 Từ Promotion (xúc tiến) đến Communication ( giao tiếp)

Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, quảng bá, xúc tiến), điều đó có nghĩa là các chiến dịch truyền thông phải có sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng và ngược lại. Tâm tư, nguyện vọng của khách hàng được doanh nghiệp lắng nghe, sau đó doanh nghiệp “nói” cho khách hàng biết là sản phẩm của họ sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó bằng cách nào. Một chiến lược tiếp thị có sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng sẽ là một chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Từ Promotion (xúc tiến) đến Communication ( giao tiếp)
Từ Promotion (xúc tiến) đến Communication ( giao tiếp)

Hiện nay, các phần mềm, công cụ với nền tảng công nghệ cao giúp việc giao tiếp với khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy luôn quan tâm khách hàng, tập trung vào từng lời nói của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của mình.

>> Đọc thêm: Marketing 4P là gì? 6 bước xây dựng mô hình Marketing Mix hiệu quả nhất

Thấu hiểu để giao tiếp với khách hàng hiệu quả nhờ MISA AMIS AIMARKETING

MISA AMIS aiMarketing cung cấp tất cả các modules cần thiết trên một nền tảng giúp các Marketers nghiên cứu hành vi khách hàng hiệu quả, từ đó triển khai các chiến dịch Marketing thành công theo các tệp khách hàng riêng biệt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng chuyển đổi.

  • Lưu trữ thông tin tập trung, chi tiết đến từng khách hàng là ai, quan tâm đến thông tin gì, theo dõi thông tin nào mà doanh nghiệp cung cấp…
  • Hiển thị lịch sử tương tác của liên hệ ở từng điểm chạm, giúp doanh nghiệp xây dựng nên Customer Profile để nghiên cứu chuyên sâu.
  • Liên thông & đồng bộ dữ liệu, cơ hội kinh doanh với bộ phận Sales, giúp Marketers theo dõi tình hình thăng hạng cơ hội ở phía Sales, đánh giá chất lượng cơ hội mang về cũng như hiệu quả các chiến dịch tiếp thị.
  • Hệ thống đo lường, báo cáo tự động, đa chiều theo thời gian thực để giúp nhà quản lý có dữ liệu để đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 1-1 & DÙNG THỬ MIỄN PHÍ MISA AMIS AIMARKETING:

2. Mô hình AIDA sang 5A

2.1 Mô hình AIDA (Attention, Interest, Decision, Action)

Mô hình AIDA dùng để mô tả hành trình của khách hàng, và được xem là một trong những mô hình kinh điển trong lĩnh vực tiếp thị. Ngày nay, hành trình khách hàng ngày càng phức tạp nên mô hình AIDA trở nên “lỗi thời” và quá đơn giản.

Philip Kotler đã giới thiệu một mô hình mới cập nhật hơn mô hình AIDA và được nhắc đến trong cuốn sách Marketing 4.0 (Tiếp thị 4.0), đó là mô hình 5A.

>> Đọc thêm: Mô hình AIDA là gì & 4 bước áp dụng mô hình AIDA trong Marketing

2.2 Mô hình 5A là gì?

Mô hình 5A gồm 5 yếu tố: Aware (nhận biết), Appeal (cuốn hút), Ask (tìm hiểu), Act (hành động), Advocate (giới thiệu).

Mô hình 5A là gì?
Mô hình 5A là gì?

Giai đoạn 1 – Aware (nhận biết): Ở giai đoạn này, thương hiệu, các bài quảng cáo, sự giới thiệu từ Influencer hay người thân, bạn bè giúp cho thương hiệu tiếp xúc với người dùng một cách thụ động.

Giai đoạn 2 – Appeal (cuốn hút): Sau khi tiếp xúc với thương hiệu, những thông điệp từ sản phẩm, dịch vụ sẽ tạo ra trí nhớ tạm thời hoặc dài hạn đối với khách hàng. Trong giai đoạn này, người tiêu dùng liên tục chọn lọc ra thương hiệu đáng nhớ nhất, và việc chọn lọc của họ bị ảnh hưởng lớn từ cộng đồng.

Giai đoạn 3 – Ask (tìm hiểu): Trong giai đoạn tìm hiểu, người tiêu dùng tìm các thông tin về các thương hiệu mà họ đã chọn ra từ trước trên các phương tiện truyền thông, từ bạn bè, từ gia đình và từ thương hiệu mà họ đã chọn.

Giai đoạn 4 – Act (hành động): Hành động ở đây không chỉ giới hạn trong việc mua hàng, mà còn bao gồm các hành động như sử dụng sản phẩm, đánh giá sản phẩm và các dịch vụ hậu mãi.

Giai đoạn 5 – Advocate (giới thiệu): Giai đoạn ủng hộ bao gồm các yếu tố như sự trung thành, sự duy trì, mua lại và giới thiệu cho người khác.

3. Từ lựa chọn thị trường sang tập trung vào khách hàng

Chọn thị trường mục tiêu có nghĩa là phân tích, lựa chọn bộ phận thị trường phù hợp nhất với đặc điểm và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, và là bộ phận thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Có nghĩa là doanh nghiệp phải chọn thị trường dựa trên những yếu tố đã có sẵn là văn hoá, tiềm lực kinh tế… của doanh nghiệp. 

Từ lựa chọn thị trường sang tập trung vào khách hàng
Từ lựa chọn thị trường sang tập trung vào khách hàng

Ngày nay, thị trường liên tục chuyển mình với sự phát triển về công nghệ, khoa học nên sẽ rất khó cho doanh nghiệp để có thể lựa chọn cho mình một thị trường mục tiêu phù hợp. Thay vào đó, doanh nghiệp phải dành nhiều nguồn lực hơn cho việc nghiên cứu khách hàng tiềm năng của mình để rút ra những đặc điểm cụ thể nhất phục vụ cho mục tiêu bán hàng, nâng cao doanh thu và lợi nhuận.

>> Đọc thêm: Khách hàng mục tiêu là gì – 5 cách xác định hiệu quả cho doanh nghiệp

III. Top 4 xu hướng Marketing 4.0 nhiều người theo đuổi nhất hiện nay

1. Hiểu khách hàng hơn nhờ vào lượng dữ liệu lớn (Big Data)

Dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu, phân tích các đặc điểm của chân dung khách hàng tiềm năng. Tận dụng tốt nguồn thông tin này, doanh nghiệp có thể cải thiện sản phẩm và chiến lược truyền thông, giới thiệu đúng sản phẩm cho đúng đối tượng khách hàng cần nó. Big Data còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định mục tiêu rõ ràng hơn, đưa ra quyết định nhanh chóng hơn, ít rủi ro hơn, từ đó cải thiện bộ máy hoạt động, tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành.

Hiểu khách hàng hơn nhờ vào lượng dữ liệu lớn (Big Data)
Hiểu khách hàng hơn nhờ vào lượng dữ liệu lớn (Big Data)

MISA AMIS CRM là bộ công cụ giúp doanh nghiệp quản lý thông tin/ dữ liệu khách hàng tập trung, bảo mật

Với MISA AMIS CRM, mọi dữ liệu về khách hàng từ thông tin liên hệ, thông tin bổ sung như hành vi, vấn đề, câu hỏi… đều được lưu trữ tập trung. Điều này giúp:

  • Doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng 360 độ
  • Nhân viên kinh doanh/ nhân viên CSKH chủ động xây dựng kịch bản tiếp cận và thuyết phục khách hàng
  • Bộ phận Marketing có dữ liệu để phân tích chân dung khách hàng cho các chiến dịch tiếp thị

>> Đọc thêm: MISA AMIS CRM giúp quản lý dữ liệu khách hàng như thế nào? 

2. Công nghệ thực tế ảo VR (Virtual Reality)

Công nghệ VR (Virtual Reality) cho phép người dùng tạo ra một môi trường được giả lập qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, người dùng có thể trải nghiệm thông qua hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tế ảo với mục đích đem lại những trải nghiệm thực tế, thật nhất cho người xem. 

Marketing 4.0 thông qua công nghệ cùng với sự hỗ trợ tuyệt vời từ các giải pháp công nghệ, có thể đem đến trải nghiệm thực tế sản phẩm cho khách hàng. Giúp khách hàng có cảm giác được tiếp cận gần hơn với sản phẩm từ đó giảm bớt tâm lý e ngại và phục vụ các hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh cũng như thúc đẩy quá trình ra quyết định mua của khách hàng.

3. Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)

Quảng cáo hiển thị là loại hình quảng cáo phổ biến nhất thời đại 4.0. Nó là một loại hình quảng cáo trực tuyến bao gồm các yếu tố chứa thông điệp từ thương hiệu như hình ảnh, âm thanh, video được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: banner, rich media…

Bạn có thể bắt gặp các quảng cáo này xuất hiện ở hầu hết các trang Web mà bạn thường xuyên ghé thăm. Nó có thể được đặt ở các vị trí khác nhau như: sidebar, top, footer hay ngay cả trong bài viết của trang Web đó.

Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)
Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)

Doanh nghiệp không thể bỏ qua loại hình quảng cáo hiển thị trong thời đại 4.0 là vì những công nghệ hiện đại, tiên tiến như retargeting trên môi trường Social media giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo, tiếp cận đúng người, phục vụ nhiều mục đích Marketing của doanh nghiệp.

4. Luồng phát sóng trực tiếp (Livestreaming)

Livestream bán hàng xuất hiện đã thay đổi hoàn toàn “cuộc chơi” của việc quảng cáo và đưa sản phẩm tới gần với người dùng. Và điều làm cho Livestream bán hàng trở nên đặc biệt là vì:

  • Tăng khả năng tương tác với khách hàng: Livestream tạo ra cho người bán cơ hội để tương tác trực tiếp với khách hàng một cách cụ thể hơn so với các hình thức giao tiếp online khác. Khách hàng có thể thoải mái đưa ra yêu cầu đối với người bán hàng, và ngay lập tức họ nhận được phản hồi, từ đó nâng cao khả năng đưa ra quyết định mua hàng.
  • Dễ dàng thao tác, kết nối và sử dụng: Tất cả những gì người bán hàng cần là một chiếc điện thoại có kết nối Internet, và có thể quảng cáo sản phẩm của mình cho tất cả mọi người quan tâm mà không cần tốn nhiều tiền của, thiết bị để đầu tư.
  • Tạo niềm tin cho người tiêu dùng: Khi được tận mắt thấy người bán sử dụng thử sản phẩm mà họ bán, khách hàng sẽ có thể tự đánh giá mức độ phù hợp và có niềm tin hơn với sản phẩm. Nhờ thế, việc đưa ra quyết định sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Luồng phát sóng trực tiếp (Livestreaming)
Luồng phát sóng trực tiếp (Livestreaming)

IV. Sự phát triển các hình thức Marketing 1.0 tới 4.0 & xu hướng Marketing 5.0 trong lương tai

  • Marketing 1.0:  Tập trung vào sản phẩm

Marketing 1.0 lấy sản phẩm làm trung tâm, giai đoạn này chỉ tập trung nói về sản phẩm, cách doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và sẽ bán sản phẩm đó như thế nào để thu về lợi nhuận cao nhất. 

  • Marketing 2.0: Tập trung vào khách hàng

Marketing 2.0 hướng đến khách hàng với việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của họ trước khi mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Marketing 2.0 nói về khách hàng, giúp khách hàng có nhiều kiến thức hơn, hiểu biết hơn, và nhu cầu cao hơn. 

  • Marketing 3.0: Tập trung vào con người

Marketing 3.0 là giai đoạn được điều chỉnh hướng tới con người với đầy đủ các giá trị. Các giá trị ở đây có nghĩa là từ người tiêu dùng đơn giản trở thành con người với tâm trí, trái tim và cảm xúc riêng.

  • Marketing 4.0: Chuyển dịch qua công nghệ và truyền thông số

Marketing 4.0 đề xuất sự thích nghi của các doanh nghiệp với bản chất thay đổi của hành vi khách hàng trong nền kinh tế số cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Marketing 4.0 cho rằng sự hội tụ của công nghệ cuối cùng sẽ dần đến sự hội tụ giữa Marketing kỹ thuật số và Marketing truyền thống.

>> Đọc thêm: So sánh Marketing truyền thống và Marketing hiện đại

  • Marketing 5.0: Công nghệ vì con người

Là sự kết hợp của Marketing 3.0 và Marketing 4.0, ứng dụng các công nghệ thế hệ tiếp theo để phục vụ con người. “Công nghệ tiếp theo” ở đây bao gồm trí tuệ nhân tạo, xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), thực tế tăng cường, IoT, blockchain…

Sự phát triển các hình thức Marketing 1.0 tới 4.0 & xu hướng Marketing 5.0 trong lương tai
Sự phát triển các hình thức Marketing 1.0 tới 4.0 & xu hướng Marketing 5.0 trong lương tai

V. Tối ưu các chiến dịch Marketing 4.0 với bộ công cụ MISA AMIS aiMarketing

MISA AMIS AIMARKETING – Phần mềm Marketing hợp nhất trên một nền tảng. Tất cả các công cụ Marketing cần thiết trên một nền tảng duy nhất giúp doanh nghiệp triển khai chiến lược B2B Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn và gia tăng chuyển đổi.

Công cụ thiết kế Email Marketing và gửi email hàng loạt nhanh chóng, hiệu quả

AMIS aimarketing

Công cụ Thiết kế Landing page chuyên nghiệp, thao tác dễ dàng

aimarketing

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MISA AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍ:

Workflow – Thiết kế kịch bản Marketing Automation tự động dễ dàng

aimarketing

Thấu hiểu khách hàng với Customer Profile

Hệ thống đo lường, báo cáo đa chiều, chính xác và nhanh chóng

aimarketing

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI KHOẢN TRẢI NGHIỆM MISA AMIS AIMARKETING MIỄN PHÍ:

VI. Tổng kết

Marketing 4.0 đóng vai trò quan trọng trong việc định hình xu hướng, chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp. Việc áp dụng các chiến lược Marketing hiện đại giúp doanh nghiệp thích nghi với sự biến đổi của thị trường, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, nâng cao khả năng bán hàng từ đó mang về lợi nhuận cho công ty. Hi vọng qua bài viết, MISA AMIS đã cung cấp tới bạn các thông tin cần thiết và rõ ràng để tìm được chiến lược Marketing phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả