Quản lý sản xuất là gì? Các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả 

24/03/2022
2641

Hầu hết các hoạt động sản xuất là một nhiệm vụ phức tạp và nhiều bước. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu quản lý sản xuất là gì? Từ đó tìm ra các phương pháp quản lý sản xuất phù hợp nhất. Hãy cùng MISA tìm hiểu thêm về lĩnh vực thú vị này ngay! 

Mời bạn nhận Ebook miễn phí: Quản lý và tăng năng suất công việc của nhân viên dưới quyền

I. Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là gì? được hiểu là một khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó gắn liền với hoạt động của nhà máy, phân xưởng trong doanh nghiệp.

quản lý sản xuất là gì các phương pháp quản lý
Quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp tối ưu nhiều quy trình phức tạp

Quá trình sản xuất sẽ biến các nguyên vật liệu thô hoặc các bộ phận riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, nó yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý nguyên liệu, sử dụng thiết bị hiện đại và duy trì an toàn lao động.

Quản lý sản xuất tham gia trực tiếp vào việc lập kế hoạch và giám sát tiến độ của quá trình trên. Nó đảm bảo doanh nghiệp giao hàng đúng thời hạn, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo kế hoạch.

Một công ty sản xuất chỉ có thể tối đa hóa lợi nhuận thông qua một quy trình sản xuất tiên tiến. Bởi vậy, quản lý sản xuất đòi hỏi sự phối hợp và giám sát của người quản lý giàu kinh nghiệm.

Đảm bảo tiến độ công việc, thúc đẩy đội ngũ nhân viên hoàn thành mục tiêu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của người lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn bộ tài liệu chuyên sâu:

Mời bạn nhận Ebook miễn phí: Quản lý và tăng năng suất công việc của nhân viên dưới quyền

II. Quy trình quản lý sản xuất

Sau khi tìm hiểu về quản lý sản xuất là gì? hãy xem xét đến quy trình thực tế của nó. Quá trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm 4 giai đoạn chính:

1. Đánh giá năng lực sản xuất

Đầu tiên, doanh nghiệp cần tự đánh giá năng lực sản xuất. Việc này cho phép ban lãnh đạo xác định được tiềm năng của mình so với thị trường. 

Từ đó, doanh nghiệp có thể cân đối hạn mức đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, lên các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn phù hợp. 

2. Lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu

Sau khi có cơ sở đánh giá, nhà quản lý cần lập kế hoạch về nguyên vật liệu cần thiết. Đây là yếu tố cơ bản để có thể đảm bảo sản xuất theo kế hoạch. 

3. Quản lý công đoạn sản xuất

Dựa vào kinh nghiệm và thực tế doanh nghiệp, người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất. Mọi người sẽ thực hiện theo quy trình đó để đảm bảo sự chặt chẽ, đồng bộ nhất. Bước này sẽ hạn chế tối đa các sai sót.

quy trình quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất sẽ đè ra một quy trình sản xuất chi tiết

4. Quản lý chất lượng sản phẩm

Sản phẩm là hình ảnh thương hiệu của bạn. Vì vậy quản lý chất lượng sản phẩm là khâu bắt buộc trước khi đến với người mua. 

Việc quản lý, kiểm tra sản phẩm phải có báo cáo chi tiết về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại… Sản phẩm đạt chất lượng phải đảm bảo các các tiêu chí của nhà nước, khách hàng và thị trường. 

>> Xem thêm: 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp 

III. Vai trò của quản lý sản xuất 

Có nhiều lý do cho thấy quản lý sản xuất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh: 

1. Giảm chi phí sản xuất

Quản lý sản xuất giảm chi phí cần thiết để sản xuất thành phẩm bằng cách tối đa hóa mọi công đoạn. Người quản lý có thể xem xét giảm tải nhiều quy trình làm việc để tiết kiệm nhân công, nguyên liệu và thời gian.

Điều này cho phép doanh nghiệp cải thiện tỷ suất lợi nhuận. Đồng thời, nó tạo nên lợi thế cạnh tranh khi đưa sản phẩm ra thị trường. 

2. Cải thiện khả năng cạnh tranh 

Nếu đối tác hoặc khách hàng tin rằng doanh nghiệp có quy trình tổ chức sản xuất tốt, họ sẽ ưu tiên lựa chọn bạn. Bởi lẽ, nó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ luôn giao hàng đúng hạn và đạt chất lượng. 

Đây là thế mạnh to lớn giúp bạn luôn có mặt trên đường đua kinh doanh. Bạn cũng sẵn sàng để vươn lên và bứt phá so với các đối thủ khác. 

3. Hoàn thành mục tiêu doanh số

Quản lý sản xuất giúp quá trình sản xuất thành phẩm diễn ra thuận lợi. Với những thành phẩm đạt chuẩn, được lòng khách hàng, mục tiêu doanh số của công ty là vô cùng khả thi. 

vai trò của quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất hiệu quả cho phép doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu doanh số

Bạn có thể tận dụng lợi thế về sản xuất này để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, huy động vốn cải tiến và phát triển hơn nữa. 

>> Xem thêm: 4 kinh nghiệm “xương máu” dành cho nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất

4. Cải thiện hình ảnh thương hiệu 

Nhiều công ty sản xuất hiện nay cung cấp sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng mà không qua trung gian. Do đó, việc xây dựng thương hiệu vô cùng quan trọng. 

Quản lý sản xuất hiệu quả tạo cho khách hàng niềm tin vào sản phẩm. Đồng thời, họ sẽ tin vào chất lượng và tính sẵn có của chúng. Từ đó, bạn cải thiện hình ảnh thương hiệu và vươn tới những mục tiêu xa hơn.

5. Tối ưu hóa nguồn lực

Quản lý sản xuất là việc người quản lý tối ưu sức lao động, trang thiết bị và tạo ra môi trường làm việc tích cực. 

Điều này có thể giảm mức lãng phí, tạo ra động lực và sự cân bằng cho công nhân viên. Ngày nay, các nhà quản lý còn đề xuất nhiều sáng kiến mới về công nghệ để tận dụng tối đa tài nguyên. Đồng thời, bảo vệ người lao động khỏi tai nạn hay các chất độc hại. 

TỐI ƯU QUY TRÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

IV. Các kỹ năng cần có của người quản lý sản xuất

1. Thành thạo công nghệ

Các nhà quản lý sản xuất cần có kiến thức kỹ thuật để đánh giá và cải thiện chức năng tổng thể của quá trình sản xuất.

Trong thời đại hiện nay, các doanh nghiệp đang không ngừng nâng cấp máy móc tự động hiện đại. Vì vậy, sự tự tin khi sử dụng thiết bị và khả năng học hỏi công nghệ mới nhanh chóng sẽ giúp người quản lý thành công.

2. Khả năng lãnh đạo

Nhà quản lý sản xuất phải lãnh đạo và thúc đẩy các thành viên trong nhóm của họ cải thiện hiệu suất. Kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ có thể giúp một giám đốc sản xuất được nhân viên tin tưởng. 

kỹ năng quản lý sản xuất
Người quản lý sản xuất cần nâng cao nhiều kỹ năng để hoàn thành công việc

Kỹ năng lãnh đạo tốt cũng giúp người quản lý phát huy tối đa tiềm năng của từng thành viên trong nhóm. Nhờ đó, họ có thể cải thiện quy trình sản xuất chung.

>> Tìm hiểu ngay: Chuỗi cung ứng là gì? Các loại mô hình chuỗi cung ứng

3. Làm việc theo nhóm

Môi trường sản xuất thường có số lượng công nhân, nhân viên đông đảo. Do đó, nhà quản lý chắc chắn phải có kỹ năng làm việc nhóm để hoàn thành công việc.

Họ cần nắm được đặc điểm chung của các đội nhóm, phân bổ công việc thích hợp. Ngoài ra, họ cũng cần có sự khéo léo để gắn kết mọi thành viên. 

4. Giải quyết vấn đề

Người phụ trách quản lý sản xuất sẽ phải khắc phục mọi sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất. Vì vậy, người đứng đầu phải có khả năng giải quyết vấn đề quyết đoán, chính xác. Như vậy, công việc sẽ không bị gián đoạn hoặc đình trễ.

QUẢN LÝ SẢN XUẤT TỐI ƯU VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

V. 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả

1. Phương pháp tổ chức dây chuyền

Một dây chuyền sản xuất sẽ có tính liên tục, tạo ra số lượng lớn hàng hóa mỗi ngày. Phương pháp này giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đều đặn, đồng đều về chất lượng. 

Để quản lý sản xuất theo phương pháp này, người phụ trách phải chia quy trình thành các bước. Mỗi công đoạn có nhiệm vụ cụ thể, đi theo trình tự và kết nối chặt chẽ với nhau. 

quản lý sản xuất theo dây chuyền
Sản xuất theo dây chuyền thường thấy ở các nhà máy lớn, công nghệ cao

Với những đặc điểm trên, các doanh nghiệp cần đầu tư thiết bị hiện đại chuyên dụng, hoạt động theo thời gian phân chia hợp lý. Như vậy, quản lý sản xuất mới hiệu quả. 

2. Phương pháp sản xuất theo nhóm

Khác với quy trình dây chuyền, sản xuất theo nhóm không yêu cầu máy móc công nghệ cao cho từng loại sản phẩm. Doanh nghiệp chỉ cần chia nhỏ nhóm chuyên môn, thiết kế công cụ sản xuất theo nhóm. 

Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm gia dụng bằng gỗ. Người quản lý có thể chia toàn bộ nhân công vào ba phân xưởng. Chúng bao gồm ba nhiệm vụ khác nhau là sản xuất bàn ghế, sản xuất tủ giường và một bộ phận lắp ráp, đánh bóng hoàn thiện. 

Phương pháp này giúp doanh nghiệp nâng cao loại hình sản xuất, cải tiến tổ chức lao động. Cùng với đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu tư cho cả một dây chuyền lớn. 

3. Phương pháp đơn

Trong quản lý sản xuất, đây là việc tổ chức và gia công từng sản phẩm hoặc các đơn hàng số lượng nhỏ. Mặc dù phương thức này không có hàm lượng kỹ thuật cao, quy trình chưa chặt chẽ nhưng nó cũng có nhiều ưu điểm. 

Doanh nghiệp sử dụng cách quản lý sản xuất đơn chiếc chỉ cần đầu tư khoản vốn nhỏ. Thế nhưng họ lại có thể đáp ứng linh hoạt nhiều nhu cầu sử dụng.  

Đăng ký trải nghiệm tính năng hàng đầu của phần mềm MISA AMIS Công việc để nâng cao hiệu suất, tối ưu quy trình

CTA MGM 01

VI. Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu quản lý sản xuất là gì? Những phương pháp tổ chức quản lý phổ biến nhất hiện nay. Hãy theo dõi MISA để biết thêm nhiều kiến thức, ứng dụng vào quá trình lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp. 


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả