E-commerce là gì? Các loại hình chính của E-commerce

28/03/2022
1670

E-commerce được xem là một thành tựu vĩ đại, mở ra nhiều cơ hội tiềm năng về lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số. Vậy E-commerce là gì? Có những loại hình E-commerce nào? Tại sao E-commerce lại quan trọng? Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc về thuật ngữ này.

1. Tìm hiểu E-commerce là gì?

E-commerce là viết tắt của cụm từ Electronic Commerce – Thương mại điện tử. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mua – bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ diễn ra trên nền tảng kỹ thuật số (Internet).

E-commerce là gì khái niệm
Khái biệm E-commerce là gì

Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh cực kỳ tiện lợi và nhanh chóng. Chúng cung cấp đa dạng tất cả các mặt hàng hay dịch vụ mà con người mong muốn trong thời gian cực kỳ ngắn.

Việc trao đổi sản phẩm sẽ diễn ra trực tuyến giữa các đơn vị kinh doanh (cá nhân hoặc doanh nghiệp) với khách hàng của họ. Điều này không những tiết kiệm nhiều thời gian mà còn mang đến sự tiện nghi trong bối cảnh bận rộn như hiện tại.

Hiện nay, E-commerce là gì chắc không phải là câu hỏi quá xa lạ với nhiều người. Chúng đang trở thành xu hướng trong cuộc sống thường ngày.

Rất nhiều các lĩnh vực, nhóm ngành trong và ngoài nước đều có mặt của thương mại điện tử. Cụ thể như bạn có thể mua sắm Online, tiếp thị qua Internet, giao dịch trực tuyến, quản lý chuỗi cung ứng – Logistic…

Xem thêm: Xu hướng kinh doanh 5 năm tới: Đoán đúng – quyết trúng – đón đầu cơ hội

2. Ưu và nhược điểm của E-commerce là gì?

2.1.Ưu điểm của E-commerce

  • Mở rộng thị trường: Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng đông đảo mà không cần đầu tư nhiều chi phí vào hệ thống cửa hàng vật lý.
  • Chi phí vận hành thấp: Các chi phí như tiền thuê mặt bằng, bảo trì cửa hàng, và nhân viên phục vụ tại cửa hàng giảm đi đáng kể. Thay vào đó, bạn chỉ cần chi trả cho các dịch vụ trực tuyến và chi phí Marketing.
  • Tính linh hoạt cao: Các kênh E-commerce cho phép bạn thay đổi nhanh chóng các chiến lược Marketing, sản phẩm, giá cả và chương trình khuyến mãi mà không cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống.
  • Dễ dàng quản lý kho hàng và đơn hàng: Sử dụng các phần mềm quản lý kho (WMS) và hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), bạn có thể theo dõi tình trạng hàng hóa và đơn hàng mọi lúc mọi nơi.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Các trang Web E-commerce giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, so sánh giá và mua sắm. Hơn nữa, bạn có thể tạo ra những trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho từng khách hàng như gửi tin nhắn, khuyến mãi cá nhân hóa.
  • Dễ dàng thu thập và phân tích dữ liệu: Các nền tảng thương mại điện tử có thể tích hợp các công cụ phân tích mạnh mẽ (Google Analytics, các công cụ CRM) để thu thập dữ liệu khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định Marketing và bán hàng chính xác hơn.

2.2. Nhược điểm của E-commerce

  • Mức độ cạnh tranh cao: Một trong những thách thức lớn nhất của thương mại điện tử là mức độ cạnh tranh khốc liệt. Có hàng nghìn cửa hàng trực tuyến khác đang cung cấp sản phẩm tương tự, nên việc trở nên nổi bật hơn giữa đám đông đó là một bài toán khó.
  • Doanh nghiệp phải cập nhật công nghệ liên tục. Mặt khác, nếu một trong các hệ thống này gặp sự cố, nó có thể gây gián đoạn lớn đối với hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến doanh thu.

MISA AMIS xin giới thiệu nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất giúp quản lý các hoạt động Kinh doanh, Bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Nhờ khả năng liên kết chặt chẽ giữa các phân hệ, doanh nghiệp có thể quản trị toàn diện từ khâu mua hàng, đề xuất phê duyệt, theo dõi đơn hàng, quản lý doanh số và dòng tiền.

Trải nghiệm phần mềm quản trị doanh nghiệp MISA AMIS ngay:

misa amis tự động cập nhật công việc trên 1 Dashboard

Đăng ký dùng thử

3. Các loại hình chính của E-commerce

3.1. Loại hình thư điện tử (Email)

Email là một công cụ quan trọng trong thương mại điện tử. Mọi tổ chức từ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các công ty quốc tế đến nội địa đề trao đổi thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả qua mạng Internet với Email.

Các loại hình E-commerce
Các loại hình E-commerce

3.2. Loại hình thanh toán điện tử (Electronic Payment)

Thanh toán điện tử đề cập đến các giao dịch tài chính được thực hiện qua các phương tiện điện tử. Ví dụ, doanh nghiệp có thể trả lương cho nhân viên bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán cho hàng hóa bằng thẻ tín dụng.

Ngoài ra, E-commerce hiện đã mở rộng sang một số hình thức thanh toán mới như:

  • Tiền điện tử (Internet Cash): Hình thức tiền tệ kỹ thuật số cho phép người dùng thực hiện giao dịch nhỏ.
  • Ví điện tử (Electronic Purse): Cung cấp một cách tiện lợi để lưu trữ và sử dụng tiền trực tuyến.
  • Ngân hàng số (Digital Banking): Nền tảng cho phép thực hiện giao dịch tài chính qua internet, mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho người dùng.

3.3. Loại hình mua bán hàng hóa hữu hình

Cho đến nay, danh sách các mặt hàng hữu hình có thể giao dịch qua mạng ngày càng mở rộng. Từ quần áo, thực phẩm, xe máy cho đến đồ gia dụng, tất cả đều có thể được mua bán trực tuyến.

Hình thức này thường được gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping) hay “mua hàng trên mạng”. Việc này không chỉ tạo ra sự thuận tiện cho người tiêu dùng mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.

4. Các hình thức giao dịch của Ecommerce là gì?

Dựa theo thành phần tham gia vào quá trình này, E-commerce sẽ bao gồm 3 loại hình chính sau đây:

4.1. B2B – Business to Business

Chủ thể chính trong giao dịch B2B là các doanh nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp này bao gồm: nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ…

Họ sẽ trao đổi và giao dịch hàng hóa với nhau qua một kênh trực tuyến nhất định, do hai bên tự thỏa thuận và giao ước. Hoạt động này nhằm phân phối nguồn hàng và dịch vụ từ những đại lý lớn sang các cửa hàng nhỏ lẻ. Như vậy người tiêu dùng dễ dàng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm hơn.

4.2. B2C – Business to Customer

Trong B2C, đối tượng tham gia vào hoạt động thương mại điện tử là các công ty/ doanh nghiệp với vai trò là người bán và khách hàng là người mua. Đây là mô hình phổ biến nhất trong các loại hình của E-commerce khi chúng gần giống với một giao dịch truyền thống.

Người bán sẽ cung cấp, phân phối tất cả những mặt hàng, sản phẩm mà người mua cần thông qua website hoặc fanpage trực tuyến của doanh nghiệp. Với mô hình này, người tiêu dùng cũng sẽ hiểu thêm về khái niệm “E-commerce website là gì?”

4.3. C2C – Customer to Customer

Đối với C2C, những khách hàng cá nhân sẽ trực tiếp giao dịch với nhau khi họ có nhu cầu mua bán hoặc trao đổi hàng hóa. Những cá nhân đóng vai trò là người cung cấp sản phẩm trong trường hợp này thường là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chủ shop, chủ cửa hàng..

Họ chỉ cung cấp một số lượng hàng hóa tương đối vừa phải, không quá lớn như doanh nghiệp hay đại lý. Tuy nhiên, loại hình này sẽ có điểm khác biệt với B2C. Bởi vì mọi hoạt động đều diễn ra qua một bên trung gian là các trang thương mại điện tử hoặc sàn đấu giá.

Tìm hiểu thêm: B2C là gì? Lợi thế của mô hình kinh doanh B2C

4.4. Một số mô hình khác

Bên cạnh 3 loại hình hay gặp nêu trên, E-commerce cũng bao gồm một số mô hình kinh doanh khác, chẳng hạn như:

  • C2B – Customer to Business: Một cá nhân sẽ tạo ra một giá trị cụ thể nào đó (sản phẩm hoặc dịch vụ) và bán lại cho doanh nghiệp. Điều này được thực hiện khi nó đáp ứng mục tiêu lợi nhuận và nhu cầu mà doanh nghiệp đang tìm kiếm
  • B2G – Business to Government: Doanh nghiệp sẽ tiến hành bán hàng, tiếp thị một số sản phẩm, dịch vụ đến cơ quan nhà nước. Các giao dịch này thường có quy mô rất lớn và liên quan trực tiếp đến vấn đề quan trọng của một quốc gia
  • C2G – Customer to Government: Đây cũng là mô hình E-commerce khá thông dụng hiện nay. Đó là người dân hoặc người tiêu dùng có nhu cầu thanh toán các khoản chi phí cho nhà nước (government) thông qua nền tảng trực tuyến. Chúng thường bao gồm phí điện, nước, mạng viễn thông, thuế…
  • B2E – Business to Employee: Mô hình này mang tính nội bộ và chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp, công ty với nhân viên của mình. Doanh nghiệp có thể chuyển giao các hàng hóa không còn phục vụ cho quá trình làm việc cho nhân viên với mức giá thấp.

Xem thêm: Văn phòng điện tử là gì? Lợi ích của văn phòng điện tử cho doanh nghiệp

5. Top 3 E-commerce platform hot nhất hiện nay tại Việt Nam

E-commerce platform là gì? Chúng được hiểu là các nền tảng thương mại điện tử hay sàn giao dịch điện tử. Tại đây người bán đăng thông tin và rao bán các sản phẩm của mình. Dựa trên đó, người mua tự do lựa chọn, xem xét và đưa ra quyết định mua hàng.

Đây là cũng là một xu hướng mua sắm hiện đại mà bất cứ ai cũng đều yêu thích. Tại Việt Nam hiện nay cũng có 3 E-commerce platform cực kỳ nổi tiếng sau:

5.1. Shopee

Ở vị trí top 1 là Shopee – trang mua sắm và cung cấp sản phẩm trực tuyến hot nhất châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy xuất hiện khá muộn vào 2015 nhưng thương hiệu đến từ Singapore đang thực sự thành công.

Shopee đã đem lại một cơn sốt bùng nổ và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ với nhiều ưu điểm vượt trội. Nó ngày càng phát triển và phủ sóng rộng rãi. Shopee được xem là nền tảng thương mại điện tử khó có đối thủ nào bắt kịp tại thị trường Việt Nam.

5.2. Tiki

Đứng sau Shopee là Tiki, một sàn giao dịch thương mại điện tử nổi tiếng. Nó có sức cạnh tranh mạnh mẽ bởi nguồn hàng dồi dào, đa dạng và luôn đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.

sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam
Tiki – sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam (Nguồn: internet)

Trước đây, Tiki chỉ cung cấp một số ít các mặt hàng, đa số là sách và văn phòng phẩm. Thế nhưng, để bắt kịp với xu thế chung của thị trường hiện nay, nền tảng này đã sự thay đổi ngoạn mục. Từ đó, Tiki ghi danh vào top những cái tên hot nhất ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

5.3. Lazada

Lazada cũng là một cái tên không hề kém cạnh. Đây là sản phẩm tiêu biểu của tập đoàn Alibaba do tỷ phú Jack Ma sáng lập và điều hành. Lazada xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ rất sớm từ 2012 và được xem là một ngôi sao sáng trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến từ bấy giờ.

Nhờ có mặt trên 2 nền tảng là website và điện thoại, Lazada luôn mang lại cho người dùng cảm giác chuyên nghiệp, hiện đại và tiện lợi khi sử dụng.

Misa Amis

6. Các bước bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử E-commerce

6.1. Lựa chọn sản phẩm, tìm nguồn cung ứng

Bước đầu tiên trong việc khởi nghiệp kinh doanh thương mại điện tử là xác định sản phẩm. Việc tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh khả thi có thể gặp nhiều khó khăn, vì vậy bạn cần chuẩn bị tâm lý và suy nghĩ kỹ lưỡng.

Hãy ưu tiên chọn những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao, điều này sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận và có khả năng mở rộng quy mô trong tương lai. Sau khi quyết định sản phẩm, bạn cần đi tìm nguồn hàng.

các bước kinh doanh E-commerce là gì
Các bước kinh doanh E-commerce là gì

6.2. Nghiên cứu, lập kế hoạch kinh doanh

Ý tưởng sản phẩm sẽ định hình các khía cạnh bạn cần nghiên cứu trong thị trường. Một số lĩnh vực quan trọng cần xem xét bao gồm:

  • Mức độ cạnh tranh: Xác định đối thủ và phân tích chiến lược của họ.
  • Chiến lược giá cả: Đưa ra mức giá cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
  • Giá trị độc đáo riêng: Tìm hiểu điều gì làm cho sản phẩm của bạn nổi bật.

Lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ giúp bạn hình dung được chiến lược phát triển và nhận diện các mối đe dọa tiềm năng.

6.3. Xây dựng thương hiệu, hình ảnh

Để phát triển các yếu tố thương hiệu, bạn phải đưa ra tên thương hiệu, tên miền, nguyên tắc thương hiệu và logo. Việc xây dựng thương hiệu một cách bài bản sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý và lòng tin từ khách hàng.

Trước khi tập trung vào việc xây dựng cửa hàng, hãy tìm hiểu về cách SEO trên nền tảng E-commerce để đảm bảo một khởi đầu thuận lợi.

6.4. Chọn nền tảng bán hàng

Việc thiết lập cửa hàng trực tuyến có thể thực hiện theo hai cách:

  • Xây dựng Website bán hàng từ đầu: Bạn có thể tự phát triển hoặc thuê Freelancer. Mặc dù tốn nhiều thời gian và chi phí, nhưng cách này cho phép bạn tùy chỉnh theo sở thích cá nhân.
  • Sử dụng Format nền tảng thương mại điện tử có sẵn: Điều này giúp rút ngắn thời gian và đơn giản hóa quá trình khởi tạo cửa hàng.

6.5. Chuẩn bị ra mắt

Trước khi chính thức ra mắt, hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ để đo lường thành công. Xác định các chỉ số hiệu suất chính (KPI) sẽ giúp bạn theo dõi tiến trình và giải quyết vấn đề kịp thời. Các bước quan trọng khác bao gồm:

  • Thiết lập hồ sơ mạng xã hội.
  • Chuẩn bị chiến dịch tiếp thị qua Email.
  • Cài đặt Google Analytics và nghiên cứu từ khóa.
  • Đưa ra chiến lược vận chuyển và hoàn thiện kế hoạch quảng bá.

6.6. Sau khi ra mắt

Sau khi cửa hàng trực tuyến của bạn được khai trương, công việc thực sự bắt đầu. Tiếp thị và tối ưu hóa chuyển đổi sẽ trở thành công việc hàng ngày của bạn. Hãy thường xuyên thử nghiệm và điều chỉnh các chiến lược quảng cáo để nâng cao hiệu quả.

Misa Amis

7. Kết luận

Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về khái niệm E-commerce là gì. Theo dự báo, năm 2025 dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử, với công nghệ mới như AI, VR và AR được áp dụng để cải thiện trải nghiệm mua sắm.

Mua sắm di động và qua mạng xã hội sẽ trở nên phổ biến hơn, trong đó, tính bền vững và cá nhân hóa sẽ là yếu tố quyết định thu hút khách hàng. Các phương thức thanh toán sẽ đa dạng hơn, đồng thời Logistics sẽ được cải tiến để đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh chóng.

Như vậy, các doanh nghiệp cần linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với những xu hướng mới để phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả