Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng

11/03/2022
1695

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng đều là những mẫu hóa đơn được lập khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng hóa cho khách hàng. Vậy hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có những điểm nào khác nhau nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề kể trên.

1. Khái niệm hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng

  • Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp hoặc tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan

  • Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn VAT) là hóa đơn do Bộ Tài chính ban hành áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ mua bán, vận tải nội địa.

Hóa đơn giá trị gia tăng hay còn được gọi là hóa đơn đỏ do liên giao cho khách hàng có màu đỏ hoặc hồng.

>> Đọc thêm: Thuế giá trị gia tăng là gì? Quy định về thuế VAT chi tiết nhất

2. Phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng

2.1. Về đối tượng sử dụng hóa đơn

  • Đối với hóa đơn bán hàng

Căn cứ theo khoản 2, điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

  • Đối với hóa đơn giá trị gia tăng

Căn cứ theo khoản 1, điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định đối tượng sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng bao gồm:

“Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b) Hoạt động vận tải quốc tế;

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.”

2.2. Về đối tượng phát hành hóa đơn

  • Hóa đơn giá trị gia tăng: Doanh nghiệp có thể tự in, hóa đơn điện tử,  hóa đơn đặt in
  • Hóa đơn bán hàng: Hóa đơn bán hàng được cấp bởi Cơ quan thuế, do đó để mua hóa đơn bán hàng hợp lệ doanh nghiệp cần mua tại Cơ quan thuế. 

>> Đọc thêm: Tải mẫu hóa đơn bán hàng file excel mới nhất

Phần mềm kế toán online MISA AMIS kết nối trực tiếp dịch vụ Hóa đơn điện tử MISA meInvoice giúp doanh nghiệp tự động ghi nhận hóa đơn, chứng từ đầu vào và phát hành hóa đơn điện tử ngay trên phần mềm, tự động hạch toán doanh thu ngay khi lập hóa đơn

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

2.3. Thuế suất của hóa đơn

  • Hóa đơn GTGT:  Hóa đơn giá trị gia tăng có dòng thuế suất và số tiền thuế GTGT được thể hiện đầy đủ trên hóa đơn
  • Hóa đơn bán hàng: Không có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn

2.4.  Chữ ký trên hóa đơn

  • Hóa đơn GTGT: Hóa đơn giá trị gia tăng có cả chữ ký của người bán và chữ ký của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền
  • Hóa đơn bán hàng: Chỉ có chữ ký của người bán hàng hóa

2.5. Hình thức kê khai hóa đơn

  • Hóa đơn GTGT: Doanh nghiệp thực hiện kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ
  • Hóa đơn bán hàng: Chỉ kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào.

2.6. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp

Hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng nếu hợp lý, hợp lệ, hợp pháp thì đều được ghi nhận vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.7 Quy định về thuế GTGT

  • Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng thì không được khấu trừ, nên các bạn chỉ cần kê khai vào Chỉ tiêu 23 trên Tờ khai 01/GTGT. (Hoặc không cần kê khai vì không có thuế GTGT)
  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT (đủ điều kiện khấu trừ) thì được khấu trừ và kê khai vào Chỉ tiêu 25 trên Tờ khai 01/GTGT
  • Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì không cần kê khai hóa đơn đầu vào, kế toán doanh nghiệp hạch toán phần thuế GTGT đó vào nguyên giá của hàng hóa, tài sản, chi phí.

Ví dụ: Công ty Lanka mua 1 máy photocopy về cho bộ phận văn phòng sử dụng: Trị giá 20 triệu, tiền thuế GTGT là 2 triệu, tổng phải trả là 22tr. (Đây là hóa đơn GTGT nhưng công ty Lanka kê khai theo phương pháp trực tiếp)

Chỉ cần hạch toán: (Không được kê khai đầu vào)

Nợ TK 153: 22tr

Có 111: 22tr

Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng thì chỉ hạch toán mà không cần phải thực hiện kê khai.

profit margin là gì

3. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng mới nhất

3.1. Mẫu hóa đơn bán hàng

Mẫu hóa đơn bán hàng cần được sắp xếp theo bố cục hợp lý, rõ ràng và có đầy đủ các thông tin cần thiết như:

  • Tên hóa đơn bán hàng
  • Ký hiệu, nhận diện thương hiệu công ty
  • Mã số của hóa đơn, số của hóa đơn
  • Thông tin liên hệ của bên mua và bên bán: Tên công ty, tên khách hàng, số điện thoại, địa chỉ, người đại diện, mã số thuế của các bên, ngày lập hóa đơn.
  • Danh sách hàng hóa mua bán, trao đổi. Ghi rõ tên, loại mặt hàng, đơn vị tính, số lượng, giá thành, tổng chi phí, thành tiền đã bao gồm VAT.
  • Chữ ký bên bán, bên mua, đóng dấu (nếu có) và ngày tháng bàn giao hóa đơn.

Dưới đây là mẫu hóa đơn bán hàng:

Mẫu số 02/BH

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

  Ký hiệu:……………..

Số:……………………..

Ngày……… tháng……. năm………

Tên người bán:……………………………………………………………………

Mã số thuế:…………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………

Số tài khoản:………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………………………………………………….

Họ tên người mua hàng:………………………………………………………

Tên người mua:………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………. Số tài khoản……………………….

Hình thức thanh toán:…………………… MST:……………………………

Đồng tiền thanh toán:VNĐ

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6 = 4×5
           
           
           
           
           
           
           
           
           
Tổng tiền thanh toán:…………………………………………………………..

Số tiền viết bằng chữ:………………………………………………………….

 

 

NGƯỜI MUA HÀNG

Chữ ký số (nếu có)

 

 

NGƯỜI BÁN HÀNG

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)

>> Tải mẫu hóa đơn bán hàng  tại đây

3.2. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng phải có thông tin, cụ thể bao gồm:

  • Họ tên
  • Địa chỉ
  • Mã số thuế của người bán và người mua (nếu có)
  • Danh mục hành hóa dịch vụ
  • Ngày thực hiện giao dịch
  • Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ
  • Giá trị tính thuế GTGT
  • Thuế suất GTGT 
  • Giá trị thuế GTGT.

Điều làm hóa đơn GTGT quan trọng nằm ở chỗ nó là hóa đơn có giá trị về mặt pháp lý. Nó tách riêng giá trị thực của hàng hóa và phần giá trị tăng thêm, là căn cứ để khấu trừ thuế.

Dưới đây là mẫu Hóa đơn Giá trị gia tăng do Cục Thuế phát hành

Mẫu số 01/GTGT

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

    Ký hiệu:……….

Số:………………

Ngày………. tháng……… năm………..

Tên người bán:……………………………………………………………….

Mã số thuế:…………………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………………………. Số tài khoản:…………..

Họ tên người mua:…………………………………………………………

Tên người mua:…………………………………………………………….

Mã số thuế:…………………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………

Hình thức thanh toán:…………………………… Số tài khoản…….

Đồng tiền thanh toán: VNĐ

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thuế suất Thành tiền chưa có thuế GTGT Tiền thuế GTGT Thành tiền có thuế GTGT
1 2 3 4 5 6 7=4×5 8=7×6 9=7+8
                 
                 
                 
                 
                 
Tổng tiền chưa có thuế GTGT:
Tổng tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất:……………………….

Số tiền viết bằng chữ:…………………………………………………………………….

 

 

NGƯỜI MUA HÀNG

(Chữ ký số (nếu có))

 

 

NGƯỜI BÁN HÀNG

(Chữ ký điện tử, chữ ký số)

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, nhận hóa đơn)

>> Tải mẫu Hóa đơn Giá trị gia tăng tại đây

Các phần mềm kế toán thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS cho phép doanh nghiệp dễ dàng xuất hóa đơn điện tử, tự động hạch toán chứng từ, hóa đơn vào sổ sách. Ngoài ra, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có nhiều tính năng vượt trội khác, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính – kế toán như:

  • Kết nối trực tiếp với phần mềm bán hàng, hoá đơn điện tử: giúp lấy về tất cả hóa đơn, chứng từ để hạch toán kế toán mà không mất công nhập liệu lại. Đồng thời, lập nhanh chứng từ bán hàng từ chứng từ bán hàng có nội dung tương tự; từ báo giá/đơn đặt hàng/hợp đồng bán/phiếu xuất kho bán hàng/chứng từ mua hàng…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhận và hạch toán chứng từ mua – bán hàng, thu tiền gửi,.. giúp nhập liệu nhanh chóng, chuẩn xác. Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ đầu vào phòng tránh rủi ro;
  • Tự động lập báo cáo, tờ khai thuế… nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác;

Tham khảo ngay phần mềm kế toán online MISA AMIS để quản lý công tác tài chính – kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả