Chiết khấu thương mại, giảm giá, khuyến mãi… là những công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, việc ghi nhận chính xác chiết khấu thương mại trong kế toán là điều cần thiết để đảm bảo thông tin tài chính minh bạch và quản lý tài chính hiệu quả. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu cách ghi nhận chiết khấu thương mại chính xác và viết, kê khai hoá đơn chiết khấu thương mại đúng quy định trong bài viết sau đây.
1. Chiết khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu mà doanh nghiệp giảm cho khách hàng mua nếu khách hàng đáp ứng được điều kiện mua hàng với số lượng lớn quy định trong hợp đồng hoặc cam kết mua, bán hàng.
Lưu ý: Chiết khấu thương mại không phải là một hình thức khuyến mại hay hàng khuyến mại theo Luật Thương mại và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP, do đó không cần đăng ký với Sở Công Thương.
> Đọc thêm: Chiết khấu thương mại là gì? Cách hạch toán chiết khấu thương mại
2. Cách viết hoá đơn chiết khấu thương mại
Căn cứ vào khoản 22 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC chia cách viết hoá đơn chiết khấu thương mại thành các trường hợp sau:
2.1. Cách viết hóa đơn Chiết khấu theo từng lần mua
Hàng bán nhận được chiết khấu thương mại và hình thức chiết khấu mà khách hàng nhận được là chiết khấu theo từng lần mua thì trên hóa đơn giá trị gia tăng sẽ ghi giá bán đã chiết khấu, thuế GTGT và tổng giá thanh toán có thuế GTGT. Phần chiết khấu sẽ không được thể hiện trên hóa đơn.
Ví dụ: Ngày 15/2/2022 công ty A tổ chức chương trình mua sản phẩm máy hút bụi trị giá 30 triệu, giảm 10%. Cùng ngày, công ty B tới mua 1 máy hút bụi, hóa đơn sẽ viết như sau:
STT | Tên hàng hoá | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 = 4×5 |
01 | Máy tính hút bụi hiệu ABC | cái | 1 | 27.000.000 | 27.000.000 |
Cộng tiền hàng | 27.000.000 | ||||
Thuế suất thuế GTGT = 10% | Thuế GTGT | 2.700.000 | |||
Tổng tiền thanh toán | 29.700.000 | ||||
Bằng chữ: Hai mươi chín triệu bảy trăm ngàn đồng chẵn |
Hiện nay, Phần mềm MISA AMIS Kế toán đã có sẵn các mẫu hóa đơn phục vụ nhiều hình thức bán hàng như chiết khấu, giảm giá… giúp việc viết hóa đơn và kê khai đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp.
2.2. Cách viết hóa đơn Chiết khấu căn cứ vào số lượng, doanh số
Nếu chiết khấu căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu hàng hóa, dịch vụ đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc hóa đơn lần tiếp sau. Hình thức chiết khấu loại này tạo thành 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng mà người mua nhận được => số tiền chiết khấu sẽ được bù trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng đó.
Ví dụ: Ngày 15/2/2022 công ty A ký hợp đồng với công ty B, thỏa thuận nếu công ty B mua 10 cái máy hút bụi trị giá 20 triệu, sẽ được chiết khấu thương mại 5% (20 triệu x 5% x 10 = 10 triệu).
– Ngày 15/2, công ty B mua 3 cái, chưa đủ số lượng quy định nên hóa đơn vẫn ghi giá 1 cái máy hút bụi là 20 triệu.
– Ngày 18/2, công ty B tiếp tục mua 4 chiếc, chưa đủ số lượng quy định nên hóa đơn vẫn ghi giá 1 cái máy hút bụi là 20 triệu.
– Ngày 24/2, công ty B mua 3 cái, đã đủ số lượng như hợp đồng nên công ty B nhận được chiết khấu thương mại 5% của công ty A, xuất hóa đơn như sau:
STT | Tên hàng hoá | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 = 4×5 |
01 | Máy hút bụi hiệu ACB | cái | 3 | 20.000.000 | 60.000.000 |
Chiết khấu thương mại theo hợp đồng ký với công ty B ngày 15/2 | cái | 10 | 10.000.000 | 10.000.000 | |
Cộng tiền hàng | 50.000.000 | ||||
Thuế suất thuế GTGT = 10% | Thuế GTGT | 5.000.000 | |||
Tổng tiền thanh toán | 55.000.000 | ||||
Bằng chữ: Năm mươi lăm triệu đồng chẵn |
- Trường hợp 2: Nếu số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng => lập hóa đơn điều chỉnh giảm các hóa đơn trước đó.
Ví dụ: Ngày 15/2/2022 công ty A ký hợp đồng với công ty B, thỏa thuận nếu công ty B mua 10 cái máy hút bụi hiệu ABC trị giá 20 triệu, sẽ được chiết khấu thương mại 15% (20 triệu x 15% x 10 = 30 triệu).
– Ngày 18/2, công ty B mua 4 chiếc, chưa đủ số lượng quy định nên hóa đơn vẫn ghi giá 1 cái máy hút bụi là 20 triệu.
– Ngày 20/2, công ty B tiếp tục mua 5 chiếc, chưa đủ số lượng quy định nên hóa đơn vẫn ghi giá 1 cái máy hút bụi là 20 triệu.
– Ngày 24/2, công ty B mua 1 chiếc, đã đủ số lượng như hợp đồng nên công ty B nhận được chiết khấu thương mại 15% của công ty A, vì số tiền chiết khấu thương mại là 30 triệu > số tiền trên hóa đơn lần cuối cùng nên công ty A xuất hóa đơn điều chỉnh giảm như sau:
STT | Tên hàng hoá | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 = 4×5 |
01 | Điều chỉnh giảm số tiền, tiền thuế của các hóa đơn kèm bảng kê … do chiết khấu thương mại 15% | cái | 3 | 3.000.000 | 30.000.000 |
Cộng tiền hàng | 30.000.000 | ||||
Thuế suất thuế GTGT = 10% | Thuế GTGT | 3.000.000 | |||
Tổng tiền thanh toán | 33.000.000 | ||||
Bằng chữ: Ba mươi ba triệu đồng chẵn |
Lưu ý: Trường hợp chiết khấu như bình thường nhưng cuối kỳ mới lập hoá đơn chiết khấu:
Với hình thức chiết khấu kiểu này, kế toán doanh nghiệp thực hiện tương tự với trường hợp số 2 – số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng.
Phần mềm MISA AMIS Kế toán đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn chiết khấu thương mại, giúp kế toán dễ dàng lập và quản lý chi tiết hóa đơn, đảm bảo hoạt động kê khai thuế trong doanh nghiệp
3. Cách kê khai hoá đơn chiết khấu thương mại chuẩn xác
Vì các hình thức chiết khấu thương mại khác nhau dẫn đến cách kê khai hoá đơn cũng có nhiều khác biệt.
Đối với:
- Hình thức chiết khấu theo từng lần mua và;
- Trường hợp 1 của hình thức Chiết khấu căn cứ vào số lượng, doanh số – số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng.
Vì giá trên hoá đơn GTGT là giá đã có chiết khấu thương mại nên kế toán doanh nghiệp thực hiện kê khai như kê khai hoá đơn GTGT bình thường.
Đối với:
- Trường hợp 2 của hình thức Chiết khấu căn cứ vào số lượng, doanh số – số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng;
- Hình thức Chiết khấu như bình thường nhưng cuối kỳ mới lập hoá đơn.
⇒ Cuối kỳ phải lập thêm 1 hoá đơn GTGT là hoá đơn điều chỉnh giảm. Lúc này, căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh giảm và bảng kê các hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh để thực hiện kê khai: Thực hiện kê khai điều chỉnh vào kỳ kế toán hiện tại.
>Đọc thêm: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu và những điều cần biết
Nguyên tắc kê khai điều chỉnh như sau:
- Đối với bên bán:
+ Kê khai [ÂM] vào Chỉ tiêu bán ra [29-33]: Trường hợp trong kỳ kê khai phát sinh duy nhất 1 hoá đơn chiết khấu thương mại.
Ví dụ: Công ty A quý 1/2022 phát sinh 1 hoá đơn chiết khấu thương mại trị giá 20.000.000 đồng, thuế VAT 10% => kê khai ÂM vào chỉ tiêu [32], [33].
+ Hoặc trừ đi số tiền, tiền thuế của hoá đơn điều chỉnh: Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều hoá đơn khác và hoá đơn chiết khấu thương mại, kế toán tiến hành trừ đi số tiền tương ứng với hoá đơn chiết khấu thương mại đó.
Ví dụ: Công ty A quý 1/2022 phát sinh 1 hoá đơn chiết khấu thương mại trị giá 20.000.000 đồng, thuế VAT 10%. Sau khi kê khai xong các hoá đơn khác, số liệu tại các chỉ tiêu như sau:
- [32]: 300.000.000
- [33]: 30.000.000
Tiếp theo, kế toán lấy số liệu trên chỉ tiêu [32] và [33] trừ đi số liệu của hoá đơn chiết khấu thương mại, cụ thể được số liệu như sau:
- [32]: 300.000.000 – 20.000.000 = 280.000.000
- [33]: 30.000.000 – 2.000.000 = 28.000.000
Sau đó kế toán điền vào tờ khai số liệu tương ứng:
- Đối với bên mua:
+ Kê khai [ÂM] vào các Chỉ tiêu mua vào [23-25]: Trường hợp trong kỳ kê khai phát sinh duy nhất 1 hoá đơn chiết khấu thương mại.
Ví dụ: Công ty A quý 1/2022 phát sinh 1 hoá đơn chiết khấu thương mại trị giá 10.000.000 đồng, thuế VAT 10% => kê khai ÂM vào chỉ tiêu [23], [24] và [25]
+ Hoặc trừ đi số tiền, tiền thuế của hoá đơn điều chỉnh: Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều hoá đơn khác và hoá đơn chiết khấu thương mại, kế toán tiến hành trừ đi số tiền tương ứng với hoá đơn chiết khấu thương mại đó.
Ví dụ: Công ty A quý 1/2022 phát sinh 1 hoá đơn chiết khấu thương mại trị giá 10.000.000 đồng, thuế VAT 10%. Sau khi kê khai xong các hoá đơn khác, số liệu tại các chỉ tiêu như sau:
- [23]: 200.000.000
- [24]: 20.000.000
- [25]: 20.000.000
Tiếp theo, kế toán lấy số liệu trên chỉ tiêu [23], [24] và [25] trừ đi số liệu của hoá đơn chiết khấu thương mại, cụ thể được số liệu như sau:
- [23]: 200.000.000 – 10.000.000 = 190.000.000
- [24]: 20.000.000 – 1.000.000 = 19.000.000
- [25]: 20.000.000 – 1.000.000 = 19.000.000
>Đọc thêm: Hướng dẫn cách kê khai điều chỉnh thuế GTGT
Thuế là một trong những nghiệp vụ kế toán khó, thậm chí càng khó hơn với bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp có nhiều chương trình bán hàng, ưu đãi khuyến mãi. Tuy nhiên, một số phần mềm kế toán hiện đại, tiên tiến hiện nay như phần mềm kế toán online MISA AMIS đã giải quyết được bài toán này, giảm bớt gánh nặng nghiệp vụ thuế cho người làm kế toán thông qua các tính năng, tiện ích:
- Tự động lập tờ khai thuế theo mẫu biểu mới nhất của Tổng cục Thuế: Tự động lập Tờ khai thuế GTGT theo tháng/ quý, Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toán thuế TNDN,… các phụ lục kèm theo tờ khai và báo cáo thuế có mã vạch.
- Tự động hóa việc chuyển số liệu từ bảng lương, hồ sơ nhân viên lên các loại tờ khai: khai quyết toán thuế TNCN, khai khấu trừ thuế…, loại bỏ hoàn toàn việc kế toán viên thực hiện thủ công nghiệp vụ này qua Excel.
- Tự động hóa việc chuyển số liệu thuế GTGT, thuế TTĐB vào các chứng từ: mua vào – bán ra ở các phân hệ có liên quan.
- Cho phép kế toán lập tờ khai thuế tương ứng từng kỳ theo quy định tại TT 39/2012/TT-BTC.
- Tự động thống kê, xây dựng báo cáo thuế đầy đủ, nhanh chóng.
- Tích hợp thêm dịch vụ kê khai thuế Mtax.vn: dịch vụ này cho phép kế toán viên nộp trực tiếp tờ khai đã lập trên phần mềm, doanh nghiệp có thể xuất tờ khai ra định dạng xml để nộp qua cổng nhận tờ khai của cơ quan thuế.
- Dễ dàng thiết lập chính sách giá: Cho phép xây dựng chính sách giá, chiết khấu áp dụng cho một số mặt hàng, một lớp khách hàng cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
- …
Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS: