EBIT là gì? Chỉ số EBIT trong phân tích tài chính doanh nghiệp

21/02/2022
2248

Phân tích tài chính doanh nghiệp là hoạt động quan trọng giúp nhà quản trị doanh nghiệp có được quyết định điều hành đúng đắn, phù hợp. Các chỉ số trong phân tích tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, mỗi chỉ số sẽ phản ánh một vấn đề nhất định. Trong đó, chỉ số EBIT (Earning Before Interest and Tax) là chỉ số nằm trong nhóm quan trọng hàng đầu. Hãy cùng tìm hiểu xem EBIT là gì ở bài viết sau đây.

1. EBIT là gì?

EBIT (Earning Before Interest and Tax) là lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

Đây là thước đo phổ biến để đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Theo như tên gọi, EBIT là thu nhập ròng không bao gồm ảnh hưởng của lãi vay và thuế. Cả hai loại chi phí lãi vay và thuế không được tạo ra trực tiếp bởi hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty. Nhờ loại bỏ hai loại chi phí này nên chỉ số EBIT là chỉ số phản ánh chính xác khả năng sinh lời cơ bản của doanh nghiệp.

Ngoài chỉ số EBITDA thì chỉ số EBIT cũng là một trong những chỉ số tài chính quan trọng mà nhà quản trị, nhà đầu tư và những đối tượng có liên quan sẽ xem xét khi đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp nhất định.

Các thông tin giúp xác định EBIT lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trước đây, bộ phận kế toán thường sử dụng công cụ bảng tính để tổng hợp thông tin và lấy dữ liệu cho việc tính toán. Tuy nhiên, việc làm này có thể tốn thời gian mà cũng không đảm bảo độ chính xác nên gây ra khó khăn cho chủ doanh nghiệp khi theo dõi và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Giải pháp phù hợp hiện nay là ứng dụng các phần mềm quản lý, trong đó có phần mềm kế toán nhất là các phần mềm có tính năng tự động tổng hợp và lên báo cáo hoặc tính năng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính như phần mềm kế toán online MISA AMIS. Bộ phận kế toán sẽ không mất thời gian tổng hợp, tính toán thủ công các chỉ số tài chính và báo cáo mà đã có phần mềm tự động tổng hợp.

2. Cách tính EBIT

Có 2 cách để xác định chỉ số EBIT, bao gồm các công thức tính sau:

  • Cách 1:
EBIT = Tổng doanh thu Chi phí hoạt động

Tuy nhiên, công thức 1 thường không được sử dụng thường xuyên do chi phí lãi vay nằm bên trong chi phí tài chính của doanh nghiệp nên về bản chất sẽ khó xác định được chi phí hoạt động.

  • Cách 2:
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

hoặc

EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 500 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 10 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 140 tỷ đồng. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 9,8 tỷ đồng.

Như vậy, Ebit sẽ được tính như sau:

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
= 140 + 10
= 150

 

3. Ý nghĩa của EBIT

Như công thức tính ta thấy EBIT loại bỏ ảnh hưởng của lãi suất và thuế nên đậy là chỉ số phản ánh một cách chân thực khả năng sinh lời cơ bản của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh chủ đạo, bởi lẽ:

  • Lãi vay là chi phí của hoạt động tài chính, không phải chi phí trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh
  • Thuế là khoản phải nộp nhà nước dựa trên lợi nhuận của DN, cũng không phải một khoản chi để tạo ra doanh thu.

Thông qua EBIT, chủ doanh nghiệp có được bức tranh toàn cảnh về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình và sức hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư. Kết hợp chỉ số EBIT và các chỉ số tài chính khác như ROA, ROE,… sẽ giúp chủ doanh nghiệp xác định tình hình sức khỏe tài chính doanh nghiệp để đưa ra các quyết định điều hành phù hợp.

Các nhà đầu tư và nhà phân tích có thể sử dụng EBIT để so sánh các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực công nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau hoặc hoạt động trong các khu vực pháp lý thuế khác nhau để có quyết định đầu tư đúng đắn.

Tuy nhiên, vì loại trừ chi phí lãi vay nên EBIT có thể gây ấn tượng sai lệch về khả năng phục hồi tài chính của doanh nghiệp. Một công ty có đòn bẩy tài chính cao có thể có chỉ số EBIT thể hiện rằng công ty có rất ít nợ. Song, đòn bẩy tài chính lại là con dao hai lưỡi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Xem chi tiết tại bài viết: Đòn bẩy tài chính là gì? Cách tính và sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả

Doanh nghiệp của bạn cần chuyển đổi số cho bộ phận Tài chính - Kế toán?Tham khảo ngay giải pháp MISA AMIS Kế Toán!

4. Một số chỉ số liên quan

4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu EBIT Margin

EBIT Margin hay Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay, (còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) là chỉ số thể hiện hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động, bao gồm giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp. Chỉ số này được dùng để so sánh tình hình của một doanh nghiệp qua từng năm hoặc doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác trong cùng ngành, lĩnh vực. EBIT margin càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu EBIT margin như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu EBIT Margin = EBIT
Doanh thu thuần

4.2 Tỷ số khả năng trả lãi

Tỷ số khả năng trả lãi là chỉ số tài chính đo lường và phản ánh việc khả năng bù đắp các khoản lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận thu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư sẽ đánh giá tỷ số này để xem xét xem lợi nhuận thu được của một doanh nghiệp có đủ để thanh toán các khoản nợ của nó hay không. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay cao chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng để trả các khoản nợ của mình.

Công thức tính tỷ số khả năng trả lãi vay:

Tỷ số khả năng trả lãi vay = EBIT
Chi phí lãi vay

4.3 Định giá cổ phiếu khi sử dụng EBIT

EV/EBIT là chỉ số thường được sử dụng để định giá doanh nghiệp. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp ưa chuộng sử dụng chỉ số này bởi nó biểu thị đầy đủ cả vấn đề nợ và tiền mặt của doanh nghiệp.

EV/EBIT loại bỏ sự thay đổi trong cơ cấu vốn nên sẽ mang đến cái nhìn chính xác cho nhà đầu tư trong trường hợp phải so sánh giữa các doanh nghiệp có cấu trúc vốn khác nhau.

Chỉ số EV/EBIT có khả năng định giá tốt ở những doanh nghiệp ổn định, và chi phí vốn thấp. Ngoài ra chỉ số này có giá trị so sánh tương đối tốt ở những loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, đây là chỉ số khó và đòi hỏi việc tính toán phức tạp, đồng thời các nhà đầu tư hiện nay thường phải tự tính toán chỉ số này.

Công thức tính:

Định giá cổ phiếu sử dụng EBIT = EV
EBIT

Trong đó EV là giá trị doanh nghiệp và được xác định như sau:

EV (giá trị doanh nghiệp) = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ Tiền mặt

Nếu chỉ đợi kế toán tổng hợp thủ công thì khó có thể có được những thông tin về chỉ số tài chính theo thời gian thực. Bởi vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Trong số các phần mềm kế toán hiện nay, phần mềm kế toán online MISA AMIS là một trong số những phần mềm có tính năng hỗ trợ quản lý chỉ số tài chính.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả