Kế toán cho giám đốc Chỉ số tài chính doanh nghiệp EBITDA là gì? Cách tính EBITDA chuẩn xác nhất

Chủ doanh nghiệp cần nắm bắt được những số liệu tài chính trọng yếu để đo lường hiệu suất hoạt động doanh nghiệp của mình. Các nhà đầu tư cũng thường nhìn vào những số liệu này để ra quyết định đầu tư. EBITDA là một trong những chỉ số tài chính quan trọng đó. Hãy cùng tìm hiểu xem EBITDA là gì và cách tính chỉ số này nhé!

1. EBITDA là gì

EBITDA (Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization) là thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là thước đo hiệu quả hoạt động tài chính tổng thể. Trong đó, mọi người sẽ thắc mắc về D – Depreciation và A – Amortization, đây là hai khoản khấu hao tài sản của doanh nghiệp:

  • Depreciation: khấu hao của tài sản cố định hữu hình (máy móc, thiết bị,…)
  • Amortization: khấu hao của tài sản cố định vô hình (bằng sáng chế, quyền sở hữu…)

Trong một số trường hợp thì chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể sử dụng EBITDA để thay cho thu nhập ròng:

  • Sử dụng trong trường hợp cần so sánh với trung bình ngành để có cái nhìn chính xác nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Sử dụng phổ biến trong ngành có tỷ trọng tài sản lớn dẫn đến chỉ số chi phí khấu hao cao.
  • Sử dụng trong mô hình định giá EV/EBITDA hoặc sử dụng thay thế cho chỉ số dòng tiền hoạt động khi đưa ra quyết định đầu tư.
  • Sử dụng trong các chỉ số tài chính đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp:  EBITDA margin, Nợ/EBITDA, EBITDA/Chi phí lãi vay…

>>> Đọc thêm: Cập nhật quy định và nguyên tắc về trích khấu hao tài sản cố định

2. Cách tính EBITDA chính xác nhất

Công thức tính EBITDA như sau:

EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay + Khấu hao

Trong công thức ở trên, có thể thấy công thức tính EBIT:

EBITDA

= Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao +

Chi phí lãi vay

Như vậy, có thể rút ngắn công thức tính EBITDA thành công thức như sau:

EBITDA = EBIT + Khấu hao

Trong đó, EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Công thức tính:

EBIT = Lợi nhuận trước thuế   + Chi phí lãi Vay

Các thông tin như lợi nhuận sau thuế, thuế, khấu hao và chi phí lãi vay được trình bày trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà cụ thể là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Như vậy, để thuận lợi trong công tác tính toán chỉ số EBITDA trước khi đánh giá chỉ số này thì Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp cần lên được hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Lúc này, ứng dụng một phần mềm kế toán có tính năng tự động tổng hợp và trích xuất báo cáo tài chính từ hệ dữ liệu đã nhập khẩu vào như phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian tính toán đề dành nguồn lực cho hoạt động đánh giá và tối ưu hiệu quả hoạt động. Đăng ký dùng thử ngay để thực tế trải nghiệm tính năng tự động lập báo cáo tài chính và rất nhiều tính năng, tiện ích khác của phần mềm kế toán online MISA AMIS

Dùng ngay miễn phí

>>> Tìm hiểu ngay: EBIT là gì? Chỉ số EBIT trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Ví dụ: Doanh nghiệp A có các thông tin 2020 như sau:

  • Lợi nhuận sau thuế: 200 triệu đồng
  • Thuế TNDN: 40 triệu đồng
  • Chi phí khấu hao: 20 triệu đồng
  • Chi phí lãi vay: 20 triệu đồng

Tính EBITDA.

Căn cứ vào công thức tính EBITDA: 

EBITDA =

Lợi nhuận sau thuế

+ Thuế TNDN + Chi phí lãi vay +

Khấu hao

=

200

+ 40 + 20 +

20

=

280

Như vậy, dựa theo công thức tính EBITDA tính được EBITDA của doanh nghiệp A năm 2020 là 280 triệu đồng.

3. Ý nghĩa của EBITDA

EBITDA là chỉ số quan trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên dễ dàng nhận thấy những ý nghĩa của chỉ số này:

  • Chỉ số EBITDA không tính đến các yếu tố kế toán và cho thấy hiệu năng kinh doanh một cách chính xác nhất, từ đó giúp nhà quản trị, chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư đánh giá đúng hơn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng chính là lý do mà bên cạnh chỉ số EBIT vốn đã khá quen thuộc, chúng ta nên quan tâm đến cả EBITDA.

Vậy tại sao EBITDA lại phản ánh hiệu năng kinh doanh một cách chính xác hơn?

So với EBIT thì EBITDA loại bỏ thêm yếu tố khấu hao. Việc xem xét chỉ tiêu lợi nhuận khi loại bỏ chi phí khấu hao phản ánh được hiệu năng kinh doanh sâu hơn vì thực chất doanh nghiệp đã chi mua TSCĐ từ trước đó, chi phí khấu hao thực chất không phải chi phí mới mà doanh nghiệp chi ra trong kỳ. Đặc biệt chi phí khấu hao còn phụ thuộc vào doanh nghiệp lựa chọn trích theo phương pháp nào.

>>> Đọc thêm: Cách tính khấu hao tài sản cố định theo 3 phương pháp – có bài tập ví dụ

Ngoài ra, các yếu tố lãi vay, tiền thuê, khấu hao cũng liên quan đến khía cạnh quản trị tài chính nhiều hơn là phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Chúng ta cùng phân tích ví dụ sau để thấy rõ hơn: 

Doanh nghiệp A áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, năm 2020 có các số liệu như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)

  • EBIT: 8.500 
  • Chi phí khấu hao: 2.000

=>  EBITDA của doanh nghiệp A: 10.500

Doanh nghiệp B áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, năm 2020 có các số liệu như sau:

  • EBIT: 9.000
  • Chi phí khấu hao: 1.000

=>  EBITDA của doanh nghiệp A: 10.000

Ta có: EBIT của doanh nghiệp B cao hơn EBIT của doanh nghiệp A, tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh của EBITDA thì doanh nghiệp B có EBITDA thấp hơn doanh nghiệp B.

Điều này cho thấy, xét trên khía cạnh EBITDA thì doanh nghiệp A đang có hiệu năng kinh doanh tốt hơn dù chỉ tiêu Ebit hoặc lợi nhuận sau thuế có thể thấp hơn. Doanh nghiệp A có chi phí khấu hao cao hơn là do doanh nghiệp này lựa chọn phương pháp khấu hao nhanh. 

  • Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực có chi phí khấu hao lớn như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp công nghệ thì chỉ số EBITDA là chỉ số làm báo cáo tài chính “đẹp” hơn vì chỉ số lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp này thường thấp.
  • Trong trường hợp so sánh giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn và rõ ràng về thuế TNDN, người ta sử dụng chỉ số EBITDA để đánh giá về tiềm năng của mỗi đơn vị để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất.

banner amis kế toán

4. So sánh giữa EBIT và EBITDA

Tuy không dễ bị nhầm lẫn với EBIT nhưng đây là người ta thường đưa hai chỉ số này lên bàn cân so sánh, cụ thể như sau:

EBIT

EBITDA

EBIT là Earning Before Interest and Tax tức là lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

EBITDA là Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization tức chỉ số lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao.
Là thước đo lợi nhuận doanh nghiệp

Là thước đo về hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp

Công thức tính:
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Công thức tính:
EBITDA = EBIT + Khấu hao

5. Những lầm tưởng về EBITDA

  • Chỉ số EBITDA thay thế cho dòng tiền: Nhiều nhà đầu tư lạm dụng việc đánh giá EBITDA thay cho chỉ số dòng tiền hoạt động để đưa ra quyết định đầu tư. Về cơ bản chỉ số này đã loại bỏ hai yếu tố là chi phí lãi vay và thuế TNDN nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoạt động không đóng chi phí lãi vay và thuế TNDN cho nhà nước. Vì vậy, EBITDA là một chỉ tiêu tốt để đánh giá khả năng sinh lời, nhưng không thể coi việc đánh giá EBITDA là đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp.
  • Chỉ số EBITDA đại diện cho hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp: EBITDA âm là một cảnh báo cho hoạt động doanh nghiệp; EBITDA dương chưa chắc đã là dấu hiệu tích cực. Nhiều doanh nghiệp sử dụng “mánh khóe” kế toán để chỉ số EBITDA cao hơn nhằm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Từ hai lầm tưởng kể trên cho thấy các nhà đầu tư và ngay cả chủ doanh nghiệp đều nên quan tâm đến các chỉ số tài chính doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp. Hiện nay, các phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS với nhiều tính năng tiện ích thông minh vượt trội trong đó có tính năng phân tích chỉ số tài chính sẽ hỗ trợ nhiều cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Kế toán doanh nghiệp không cần mất hàng giờ thậm chí hàng tuần để ngồi tổng hợp thủ công các chỉ số tài chính quan trọng nữa. Các chỉ số được tính toán và cập nhật theo thời gian thực và luôn sẵn sàng để xuất thành báo cáo nên chủ doanh nghiệp có thể có được thông tin kịp thời, chính xác.

6. Các chỉ số khác liên quan đến EBITDA

6.1 EBITDA margin

Chỉ số EBITDA margin được sử dụng khi so sánh hoạt động của doanh nghiệp giữa các năm hoặc so sánh hoạt động của doanh nghiệp với đơn vị cùng ngành. Công thức tính chỉ số này như sau:

EBITDA margin = EBITDA 
Doanh thu thuần

6.2 Chỉ số Nợ vay ròng / EBITDA (Net Debt/EBITDA)

Chỉ số này cho biết với mức EBITDA hiện tại thì doanh nghiệp cần bao lâu để trả hết số nợ của mình. Công thức tính chỉ số này như sau:

EBITDA margin

= Nợ vay ròng

EBITDA

Trong đó: 

Nợ vay ròng

= Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn

Tiền và các khoản  tương đương tiền

Phần mềm kế toán online MISA AMIS ngoài khả năng tự động lập báo cáo tài chính còn có thể cung cấp các chỉ tiêu tài chính giúp chủ doanh nghiệp đánh giá tình hình sức khoẻ doanh nghiệp cũng như nhiều tính năng, tiện ích thông minh, hỗ trợ Kế toán doanh nghiệp một cách tối đa trong suốt quá trình làm việc:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….

Kính mời Quý doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS 15 ngày full tính năng ngay hôm nay.

Dùng ngay miễn phí

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]