4 chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp SME trong đại dịch

12/12/2021
647

Trong bối cảnh đại dịch, các doanh nghiệp SMEs chịu ảnh hưởng rất lớn. Vậy doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược marketing nào trong bối cảnh dịch bệnh và các lệnh giãn cách? Hãy tham khảo 4 chiến lược marketing dưới đây:

1. Sáng tạo mới dựa trên sản phẩm/dịch vụ/năng lực cốt lõi

Trong thời kỳ đại dịch doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với việc cắt giảm nguồn lực và chi phí để tránh lỗ và duy trì hoạt động kinh doanh. Do vậy, những cơ hội tạo ra sự đột phá doanh thu sẽ không cao như những các giai đoạn thông thường.

Chính vì vậy những tư duy liên quan tới sáng tạo là điều then chốt để quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh.

Vậy sáng tạo như thế nào?

Sáng tạo là tìm ra cái mới nhưng cũng có thể là làm cái cũ theo những cách mới.

Trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh này, doanh nghiệp có thể sáng tạo sản phẩm mới / cung cấp dịch vụ mới đúng với nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn dịch dựa trên năng lực, hệ thống máy móc, công nghệ hiện có.

Theo mô hình Marketing 4P, thì marketing hoàn toàn có thể tham gia vào việc sáng tạo sản phẩm cùng với ban lãnh đạo và bộ phận dự án trong doanh nghiệp.

Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh thì việc sáng tạo giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và khác biệt hóa trên thị trường so với các đối thủ. Quan trọng hơn, sáng tạo sẽ đem lại ROI (hiệu suất đầu tư) rất cao.

Đã có nhiều doanh nghiệp đã rất nhanh nhạy áp dụng chiến lược này và bứt phá doanh thu nhờ hiểu nhu cầu của thị trường và nhanh chóng thay đổi cho phù hợp. Hãy cùng phân tích một số case study dưới đây.

Chiến lược sản phẩm mới, công nghệ sẵn có của ShoeX

Lấy ví dụ về ShoeX một công ty sản xuất giày.

Năm 2018, ShoeX lên Shark Tank gọi vốn với mô hình đóng giày 4.0 scan fit, dùng công nghệ để sản xuất giày Tây theo kiểu cá nhân hóa cho khách hàng.

Tháng 8/2019, ShoeX cho ra mắt dòng giày thể thao sản xuất hoàn toàn từ bã cà phê. Theo ShoeX, sản phẩm mới của họ làm giày từ bã cà phê và chai nhựa tái chế, giúp khử mùi, kháng khuẩn, chặn tia UV, không thấm nước, có thể cạnh tranh sòng phẳng với Nike, Adidas…

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, ShoeX không thể tiếp tục bán sản phẩm này do không phải hàng thiết yếu. Những tưởng, Covid-19 này sẽ đánh sập startup non trẻ sản xuất hàng không thiết yếu là giày như ShoeX; nhưng với tài xoay xở của founder Lê Thanh cùng team của mình, họ vẫn kiên cường sống sót.

ShoeX đã chuyển sang sáng tạo khẩu trang công nghệ AirX, bằng bã café. Ra đời trong thời điểm ‘khẩu trang quý như vàng’, nên AirX không những nhanh chóng được đón nhận nhiệt tình trong nước mà còn trên thế giới. Họ có văn phòng đại diện tại các nước châu Âu và Mỹ, đồng thời xuất khẩu sang rất nhiều nước trên khắp thế giới.

Khẩu trang ShoeX

Có thể thấy rằng ShoeX đã rất linh hoạt trong việc sáng tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường trong mùa dịch dựa trên công nghệ và nguyên liệu sẵn có của mình (tạo sản phẩm bằng bã cà phê) và thu được thành công ngoài sức tưởng tượng trong thời kỳ dịch bệnh.

Chiến lược sản phẩm cũ, cách làm mới của Microsoft Team

Những nhu cầu của người tiêu dùng trong mùa dịch khá đặc biệt và nó định hình chiến lược kinh doanh mới đối với sản phẩm cũ. Nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách làm, sáng tạo trên những sản phẩm cũ để thích nghi và phát triển.

microsoft team

Lấy ví dụ về Microsoft Team, ứng dụng tổ chức cuộc họp của Microsoft. Trong thời kỳ dịch bệnh, Microsoft Team đã đưa ra một số chiến lược sáng tạo dựa trên sản phẩm cũ để tăng số người dùng, và tạo thiện cảm.

Chiến lược đầu tiên là hỗ trợ sử dụng miễn phí sử dụng. Trước đây sản phẩm Microsoft Team là ứng dụng tính phí. Thế nhưng trong giai đoạn dịch bệnh, Microsoft Team đưa ra chiến lược hỗ trợ người dùng sử dụng ứng dụng miễn phí trong thời gian khá dài với mục tiêu hỗ trợ và tăng số người dùng để có được tình cảm từ người sử dụng.

Chiến lược thứ hai đó là tăng cường vấn đề tích hợp vào Window 11 và phát triển tính năng đáp ứng nhu cầu của người dùng trong mùa dịch như giáo dục trực tuyến, họp hội nghị, hội thảo (khác với họp theo nhóm nhỏ).

Kết quả là với chiến lược sản phẩm cũ, cách làm mới thì Microsoft Team đã nhận được số lượng người dùng tăng lên hàng trăm triệu user trên toàn thế giới trong vòng vài tháng.

Lời khuyên:

Tư duy sáng tạo là cốt lõi trong hoạt động marketing. Hãy suy nghĩ về các sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp bạn đang kinh doanh. Liệu có sản phẩm/dịch vụ có yếu tố có thể “hưởng lợi” trong bối cảnh dịch bệnh hay không?

Trong mùa dịch sẽ có những nhu cầu đặc biệt vì vậy hãy suy nghĩ xem sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không.

Hãy suy nghĩ một cách tích cực, trong nguy có cơ, hãy tìm cách để sáng tạo giúp sản phẩm của doanh nghiệp bạn nổi bật, khác biệt hóa trong mùa dịch. Nếu làm được như vậy, doanh nghiệp sẽ có thể đột phá rất lớn và bứt phá doanh thu ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh.

2. Tối ưu hệ thống chăm sóc và nâng cao trải nghiệm khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi

Một cách tư duy khác về chiến lược marketing trong thời kỳ dịch bệnh đó là thay vì bỏ ra ngân sách lớn hơn để tăng số lead (khách hàng tiềm năng) thì hãy tìm cách tối ưu hệ thống chăm sóc và nâng cao trải nghiệm khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Tại sao lại vậy?

Trong thời kỳ bình thường, doanh nghiệp hàng tháng bỏ ra chi phí từ hàng chục tới hàng trăm triệu đồng để thu về một số lượng lead nhất định và sau đó chuyển qua cho đội sale.

Câu hỏi đặt ra là trong thời kỳ dịch bệnh thì làm như vậy còn hiệu quả hay không? Và doanh nghiệp có còn ngân sách để duy trì hoạt động này như giai đoạn bình thường hay không?

Trong giai đoạn dịch bệnh, các chi phí Marketing, quảng cáo thường bị cắt giảm khá nhiều do những kỳ vọng doanh thu không thể đạt được như giai đoạn bình thường. Chính vì vậy, đội ngũ marketing cần phải biết cách tối ưu và khai thác tiềm năng từ những hệ thống sẵn có hướng tới mục tiêu tăng hiệu quả chuyển đổi các kênh.

Vậy làm thế nào để tối ưu?

Lấy ví dụ doanh nghiệp đang triển khai các hoạt động marketing online gồm chạy quảng cáo Google, Facebook.

Marketer hãy tìm hiểu về mong muốn, nỗi đau, hành vi của khách hàng để có những nội dung quảng cáo đánh trúng tâm lý và thu hút đối tượng tới trang đích (có thể là website, landing page…).

Nếu đã thành công thu hút sự chú ý và lôi kéo khách hàng tới trang đích vậy thì ở bước thứ hai marketer cần phải có những chiến lược để chăm sóc những khách truy cập đang quan tâm sao cho tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ thoát (số lượng người truy cập rời trang mà không thực hiện bất kỳ hành động nào).

Số liệu thống kê cho biết tỷ lệ chuyển đổi trung bình từ khách truy cập thành khách hàng của các website là ~1%, tức là nếu 1000 người truy cập trang web thì chỉ có 10 khách hàng. Một tỷ lệ thực sự quá thấp.

Vậy làm thế nào để tăng tỷ lệ chuyển đổi này?

Lúc này thì việc ứng dụng các công cụ làm marketing automation như aiMarketing sẽ giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và gia tăng chuyển đổi.

Công cụ Marketing automation như aiMarketing sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng landing page (trang đích) một cách dễ dàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi người truy cập vào trang.

Tiếp đó, aiMarketing hỗ trợ các tính năng như tạo form, CTA để gắn vào các trang đích. Khi người truy cập điền thông tin, aiMarketing sẽ lưu lại thông tin của người truy cập giúp marketer dễ dàng kiểm tra được lead đến từ nguồn nào và biết chính xác kênh marketing nào đang mang về nhiều lead nhất.

Thêm vào đó, aiMarketing có thêm tính năng gửi email marketing và xây dựng workflow chăm sóc khách hàng tự động. Marketer có thể dựa vào dữ liệu khách truy cập thu về lưu trên aiMarketing để xây dựng các chiến dịch chăm sóc cá nhân hóa tới từng đối tượng.

Ví dụ với nhóm đối tượng khách truy cập cũ quay trở lại website, marketer có thể thiết lập luồng chăm sóc cá nhân hóa như gửi email chào mừng quay trở lại hay gửi các ưu đãi.

aiMarketing
aiMarketing giúp Marketer theo dõi hành vi của khách hàng để có chiến lược chăm sóc phù hợp

Bằng cách áp dụng các công cụ automation marketing, trải nghiệm khách hàng sẽ được cải thiện, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đo đếm được hiệu quả của các kênh marketing và đặc biệt là tăng tỷ lệ chuyển đổi nhờ việc chăm sóc khách hàng mục tiêu tốt hơn.

Chính vì thế, thay vì đau đầu tìm cách kiếm được nhiều lead hơn, doanh nghiệp hay suy nghĩ về việc tối ưu các hệ thống chăm sóc khách hàng hiện có để chăm sóc tốt tệp khách hàng hiện tại. Đây chính là một chiến lược marketing khôn ngoan trong bối cảnh đại dịch.

Anh/chị có nhu cầu tìm hiểu về bộ công cụ Marketing Automation mời nhấn vào link bên dưới:

3. Thay đổi hình thức tiếp cận mới dựa trên sự thay đổi hành vi của khách hàng

Xu hướng khách hàng online hóa đã phổ biến trong những năm gần đây. Thế nhưng xu hướng này đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh khi mà cách lệnh giãn cách xã hội giới hạn sự tiếp xúc giữa người tiêu dùng với các nhà cung cấp.

Hành vi khách hàng đang thay đổi. Người tiêu dùng online nhiều hơn, mua hàng trực tuyến nhiều hơn thay vì ra cửa hàng sờ trực tiếp vào sản phẩm. Thay vì hỏi trực tiếp người bán, người tiêu dùng tìm kiếm review (nhận xét) trên các nền tảng online.

Một trong những nguyên tắc làm marketing đó là xuất hiện ở nơi khách hàng hay lui tới. Người tiêu dùng giờ đây online nhiều hơn chính vì vậy các kênh và hình thức marketing của doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi.

Lời khuyên cho đội ngũ marketing của doanh nghiệp đó là hãy đi từ mục tiêu cần đạt để tìm cách làm mới.

Ví dụ với mục tiêu ra mắt sản phẩm thì thay vì tổ chức sự kiện tại trung tâm hội nghị, nhiều nhãn hàng trên thế giới đang tổ chức online với đầy đủ nội dung cần thiết.

Bạn đã từng nghe thương hiệu Channel đã tổ chức buổi biểu diễn thời trang của mình online chưa?

Hay mục tiêu của doanh nghiệp bạn là cung cấp đủ thông tin để chốt đơn hàng? Hiện nay doanh nghiệp bất động sản như Cenhome đã áp dụng công nghệ thực tế ảo VR để tổ chức cho khách hàng tham quan và trải nghiệm xem nhà thay vì phải tới tận nơi để xem nhà như trước đây.

Áp dụng công nghệ thực tế ảo trong bất động sản

Đây chính là những minh chứng cho việc các thương hiệu đang thay đổi để thích nghi với dịch bệnh và hành vi của người tiêu dùng.

4. Triển khai chiến dịch đồng hành cùng cộng đồng/đất nước

Một chiến lược marketing hiệu quả trong mùa dịch được khá nhiều đơn vị áp dụng hiện nay đó là đưa ra các chiến dịch đồng hàng cùng cộng đồng, đất nước.

Trong rất nhiều ngành và phân khúc thì thương hiệu là yếu tố quyết định giá và sự lựa chọn của người tiêu dùng giữa các nhãn hàng.

Nhìn dưới góc độ kinh doanh, chương trình marketing đồng hành cùng cộng đồng đất nước giai đoạn này là cơ hội tốt để tạo khác biệt với đối thủ và tạo thiện cảm đối với người tiêu dùng.

Chiến lược marketing này phù hợp với các doanh nghiệp có kế hoạch bung hàng sau giãn cách và có tiềm lực tài chính nhất định.

Dưới đây là một số case study doanh nghiệp có thể tham khảo về chiến lược marketing đồng hành cùng đất nước.

Casper phối hợp với VTV24 phát động chiến dịch “Con sẽ ở nhà”

Chiến dịch Con sẽ ở nhà

Chiến dịch “Con sẽ ở nhà” do công ty Casper Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm tin tức VTV24 tổ chức, mỗi bức ảnh/video kèm dòng chữ “Con sẽ ở nhà” đăng lên Facebook hoặc Instagram, sẽ ủng hộ 10.000 đồng vào Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 Việt Nam.

Kết thúc chương trình, đã có 89,988 #Hashtag được chia sẻ; 130,756 hình ảnh hưởng ứng; 899 triệu đồng được quyên góp. Và Casper đã thành công trong việc gây thiện cảm với người tiêu dùng với hình ảnh một thương hiệu có trách nhiệm với xã hội.

Công ty sữa Vitadiary phối hơp với VTV24 phát động chiến dịch “Bảo vệ bác sĩ 24h”

Chiến dịch bảo vệ bác sĩ 24h

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhận thấy y bác sĩ tuyến đầu chống dịch là đội ngũ cần được bảo vệ trước tiên, Công ty CP Sữa VitaDairy Việt Nam đã phát động chương trình gây quỹ “Bảo vệ bác sĩ 24h” kêu gọi cộng đồng lan tỏa thông điệp “Bảo vệ y bác sĩ để y bác sĩ bảo vệ chúng ta”.

Theo đó, tất cả mọi người đều có thể tham gia đóng góp vào quỹ “Bảo vệ bác sĩ 24h” bằng cách:

  • Bước 1: Đăng hình ảnh của chương trình (hình bên dưới) lên facebook cá nhân ở chế độ công khai
  • Bước 2: Gắn hashtag #BaoVeBacSi24h

Mỗi bài đăng hợp lệ, VitaDairy sẽ đóng góp 10.000 đồng vào quỹ “Bảo vệ bác sĩ 24h”.

Chiến dịch được VitaDairy tài trợ với tổng kinh phí dự kiến 2 tỉ đồng, dưới sự giám sát của Hiệp hội sữa Việt Nam. Toàn bộ số tiền từ hoạt động trên sẽ được sử dụng để mua trang thiết bị bảo hộ, dinh dưỡng miễn dịch và trao tặng cho Bộ Y tế chuyển đến các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Kết quả là chiến dịch của VitaDairy đã vô cùng thành công khi đã tạo được hơn 1,5 triệu thảo luận qua 867.439 bài đăng và chia sẻ. Theo đó, VitaDairy đã hỗ trợ cho Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch với tổng giá trị lên tới hơn 9,5 tỉ đồng.

Sau đó chiến dịch Bảo vệ Bác sĩ 24h của VitaDairy đã được xướng tên trong hạng mục “Đơn vị tiên phong vì cộng đồng” tại WeChoice Awards 2020.

Đây là 2 case study điển hình trong việc thực hiện chiến dịch marketing đồng hành cùng đất nước rất thành công. Doanh nghiệp có thể cân nhắc tham khảo và áp dụng nếu phù hợp và điều kiện tài chính cho phép.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Hà Nguyễn
Tác giả
Trưởng phòng Inbound Marketing viện MIBI MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả