Không chỉ doanh nghiệp sản xuất mà các doanh nghiệp thông thường đều xuất hiện phế liệu thu hồi nhập kho. Nếu không đến từ vật liệu thừa trong khâu sản xuất thì có thể đến từ hoạt động thanh lý tài sản cố định. Hãy cùng tìm hiểu về phế liệu thu hồi nhập kho và cách hạch toán theo thông tư 200 trong bài viết dưới đây.
1. Phế liệu thu hồi nhập kho là gì?
Trước hết, cần phải hiểu rõ thế nào là phế liệu thu hồi nhập kho. Đây là những vật dụng bị thải ra trong quá trình sản xuất và được doanh nghiệp thu hồi lại, tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho một quá trình sản xuất khác. Tại các doanh nghiệp sản xuất, việc xuất hiện phế liệu trong quá trình sản xuất là điều dễ hiểu nên việc thu hồi phế liệu vừa là cách thức giúp tiết kiệm chi phí, vừa là giải pháp tránh lãng phí và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trước khi đưa vào sử dụng ở quy trình sản xuất tiếp theo, kế toán doanh nghiệp thường tập hợp và ghi nhận nhập kho các phế liệu. Đây là cách thức để đảm bảo việc tính giá thành, chi phí sản xuất và một số thông tin kế toán tương tự về sau sẽ đảm bảo tính chính xác.
Một trường hợp phế liệu thường gặp khác là khi thanh lý tài sản cố định, có một số phần được tận dụng lại dùng cho hoạt động SXKD.
2. Hướng dẫn hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho
2.1. Hạch toán phế liệu trong quá trình sản xuất
Như đã nhắc đến ở trên thì phế liệu thải ra trong quá trình sản xuất sẽ được thu gom nhập kho và sử dụng thành nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Việc mà người làm công tác kế toán doanh nghiệp cần thực hiện là ghi nhận hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho.
Trường hợp thu hồi phế liệu để tiếp tục sản xuất
Sau khi tính giá trị thu hồi của số phế liệu nhập kho, kế toán định khoản:
Nợ TK 152: Nguyên/vật liệu được tính theo giá thu hồi
Có TK 154: Chi phí sản xuất dở dang
Nếu doanh nghiệp thu hồi phế liệu và bán luôn mà không qua bước nhập kho thì kế toán sẽ ghi nhận bằng bút toán:
Nợ TK 111, 112, 131,… (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 154: Chi phí sản xuất còn dở dang
Khi bán phế liệu
Căn cứ vào điều 79 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi doanh nghiệp bán phế liệu thu hồi nhập kho, ghi nhận doanh thu vào tài khoản 5118 – Doanh thu khác. Đây là tài khoản dùng để phản ánh các khoản doanh thu ngoài doanh thu bán hàng hoá, bán thành phẩm, cung cấp dịch vụ như: Doanh thu bán vật liệu, phế liệu, nhượng bán công cụ, dụng cụ và các khoản doanh thu khác.
Trường hợp doanh nghiệp thu hồi phế liệu, bán phế liệu sau khi nhập kho, ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 131, 111, 112…
Có TK 511 (5118): Doanh thu khác
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
Ghi nhận giá vốn của phế liệu đã bán, hạch toán
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 152: Phế liệu thu hồi nhập kho
Các bút toán hạch toán phế liệu nhập kho thực tế không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu kế toán phải thực hiện một loạt các bút toán hạch toán vì phế liệu thu hồi nhập kho của doanh nghiệp đa dạng chủng loại thì ít nhiều cũng gặp khó khăn. Lúc này, các phần mềm kế toán thông minh có nhiều tính năng tiện ích như phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể hỗ trợ đắc lực cho kế toán doanh nghiệp. Ngoài hỗ trợ hạch toán, phần mềm AMIS Kế toán cũng có tính năng kho:
- Tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp: Tự động tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp: Bình quân cuối kì, Bình quân tức thời… và tính giá xuất cho từng hàng hóa, hay tất cả hàng hóa cùng một lúc, tính giá theo từng kho hay không theo kho, tính giá theo từng kỳ…
- Quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính: Khi nhập kho, xuất kho VTHH chương trình sẽ tự động quy đổi từ đơn vị chuyển đổi về đơn vị chính để quản lý tồn kho theo từng đơn vị tính và thiết lập số tồn tối thiểu của từng mặt hàng để đơn vị có kế hoạch mua thêm hàng khi đã gần đến số tồn tối thiểu.
Những tính năng này sẽ giúp ích cho kế toán kho nói chung và nhập kho phế liệu thu hồi nói riêng.
2.2. Hạch toán phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ
Phế liệu từ TSCĐ có thể xem là một khoản “thu nhập khác” của doanh nghiệp trong quá trình thanh lý, vì vậy kế toán ghi nhận vào TK 711.
Nhập kho phế liệu thu hồi từ thanh lý TSCĐ để tiếp tục sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 152 – nguyên vật liệu
Có TK 711 – thu nhập khác
Nếu thực hiện bán phế liệu này thì định khoản như trường hợp 2.1
3. Các chứng từ cần sử dụng
Chứng từ kế toán đóng vai trò quan trọng và gần như bất cứ nghiệp vụ nào phát sinh đều liên quan đến một hoặc một vài chứng từ. Đối với phế liệu thu hồi về nhập kho, các chứng từ thường gặp bao gồm:
- Biên bản thu hồi phế liệu: Đây là chứng từ ghi nhận việc thu hồi phế liệu từ quá trình sản xuất hoặc các hoạt động khác. Biên bản này thường do bộ phận sản xuất hoặc quản lý kho lập, ghi rõ loại phế liệu, số lượng, và tình trạng phế liệu thu hồi.
- Phiếu nhập kho: Phiếu nhập kho được lập khi phế liệu được nhập vào kho. Phiếu này ghi rõ các thông tin như ngày nhập kho, số lượng, đơn giá (nếu có), và tổng giá trị của phế liệu nhập kho. Phiếu nhập kho được ký bởi người lập, người nhận, và thủ kho.
- Hóa đơn hoặc phiếu xuất (nếu có): Nếu phế liệu thu hồi từ bên ngoài (không phải do nội bộ sản xuất), doanh nghiệp có thể cần hóa đơn hoặc phiếu xuất từ bên cung cấp để hợp thức hóa việc nhập kho.
- Biên bản đánh giá giá trị phế liệu: Trong trường hợp giá trị phế liệu cần được ước tính hoặc định giá, một biên bản đánh giá giá trị có thể được lập. Biên bản này sẽ xác định giá trị phế liệu dựa trên giá thị trường hoặc giá trị ước tính, và thường có sự tham gia của các bộ phận liên quan như kế toán, quản lý kho, và sản xuất.
- Biên bản kiểm kê: Nếu việc thu hồi phế liệu diễn ra định kỳ hoặc đột xuất, có thể cần lập biên bản kiểm kê để xác định chính xác số lượng và tình trạng của phế liệu trước khi nhập kho.
- Phiếu đề nghị nhập kho (nếu áp dụng): Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu phiếu đề nghị nhập kho, trong đó người đề nghị nhập kho (thường là bộ phận sản xuất) sẽ xác nhận việc thu hồi phế liệu và yêu cầu nhập kho.
Những chứng từ này là cơ sở để kế toán thực hiện các bút toán liên quan và đảm bảo rằng mọi hoạt động nhập kho phế liệu được ghi nhận đầy đủ và chính xác trong sổ sách kế toán. Việc quản lý chặt chẽ các chứng từ này cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn quá trình sản xuất và xử lý phế liệu
4. Một số quy định về phế liệu hàng xuất khẩu được tiêu thụ nội địa
Theo điều 71, thông tư 39/2018/TT-BTC, việc tính thuế với phế liệu thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu nhưng được bán ra trong nước như sau:
- Được miễn thuế nhập khẩu
- Phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này. Trường hợp thực hiện trên hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này”.
Doanh nghiệp không phải đăng ký tờ khai hải quan mới khi bán, tiêu thụ nội địa phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu (không thay đổi mục đích sử dụng).
Hiện nay, các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn đối với phần mềm kế toán, nổi bật trong số các phần mềm kế toán có mặt trên thị trường là phần mềm kế toán online. AMIS Kế toán có đầy đủ các tính năng, tiện ích giúp hỗ trợ kế toán doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của mình:
- Tự động lập chứng từ từ hóa đơn, bill bán hàng, bảng kê ngân hàng…tiết kiệm thời gian nhập liệu
- Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính, dự báo dòng tiền
- Hàng trăm báo cáo quản trị, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
- Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế; Tồn kho vật tư, hàng hóa; Thu hồi nợ, thanh toán hóa đơn…
- …
Tác giả tổng hợp: Phương Thanh