Chuỗi cung ứng lạnh là gì? Tiềm năng và xu hướng phát triển tại Việt Nam

27/02/2025
20

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tươi sống, dược phẩm và các sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ ngày càng tăng cao, chuỗi cung ứng lạnh trở thành huyết mạch quan trọng của nền kinh tế. Trong bài viết này, MISA AMIS sẽ cung cấp các thông tin toàn diện về khái niệm chuỗi ứng lạnh là gì, cấu trúc vận hành, thực trạng và tiềm năng phát triển tại thị trường Việt Nam.

Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay!

1. Chuỗi cung ứng lạnh là gì?

Anh chị đã bao giờ nghe đến thuật ngữ chuỗi cung ứng lạnh là gì? Chuỗi cung ứng lạnh là một hệ thống Logistics có kiểm soát nhiệt độ mát xuyên suốt. Chuỗi lạnh được thiết kế để duy trì nhiệt độ không gián đoạn từ khâu sản xuất, lưu trữ đến phân phối lạnh với sự hỗ trợ của con người, quy trình và công nghệ.

khái niệm chuỗi cung ứng lạnh
Khái niệm chuỗi cung ứng lạnh là gì?

Mục tiêu của cung ứng lạnh là đảm bảo chất lượng, sự tươi ngon và an toàn cho các sản phẩm như:

  • Thực phẩm tươi sống: Rau, củ, quả, trái cây, thịt, cá, hải sản, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Dược phẩm và Vaccin: Các loại thuốc, Vaccine, sinh phẩm y tế nhạy cảm với nhiệt độ.
  • Hóa chất: Một số loại hóa chất đặc biệt, vật liệu y tế, mẫu bệnh phẩm.

Hiểu đơn giản, chuỗi cung ứng lạnh là ‘mạng lưới bảo quản lạnh’ kéo dài từ trang trại, nhà máy sản xuất đến bàn ăn, tủ thuốc của người tiêu dùng. Nếu chuỗi cung ứng thông thường như ‘đường bộ’ thì chuỗi cung ứng lạnh chính là ‘đường cao tốc’ được trang bị thêm hệ thống ‘điều hòa nhiệt độ’ nghiêm ngặt.

[MISA tặng bạn] 70+ mẫu quy trình làm việc đầy đủ cho các phòng ban trong doanh nghiệp

2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh là gì?

Xét về cấu trúc, chuỗi cung ứng lạnh có thể xét ở hai khía cạnh sau:

2.1. Cấu trúc vật lý

Xét về tính vật lý, chuỗi cung ứng lạnh sẽ có:

Phương tiện vận tải lạnh (Refrigerated Transport):

  • Xe tải lạnh (Refrigerated Trucks): Xe tải thùng kín có hệ thống làm lạnh, sử dụng phổ biến trên vận chuyển đường bộ.
  • Container lạnh (Refrigerated Containers – Reefer Containers): Container có hệ thống làm lạnh, phổ biến trong vận tải đường biển, đường sắt, đường bộ liên tỉnh, quốc tế.
  • Tàu biển lạnh (Refrigerated Vessels): Tàu chuyên chở hàng hóa đông lạnh số lượng lớn trên biển.
  • Máy bay chở hàng lạnh (Refrigerated Aircraft): Máy bay vận chuyển hàng hóa cần giao nhanh, có giá trị cao.

Kho lạnh (Cold Storage):

  • Kho lạnh bảo quản (Cold Storage Warehouses): Kho quy mô lớn có kiểm soát nhiệt độ dùng lưu trữ hàng hóa số lượng lớn trong thời gian dài.
  • Kho mát (Chilled Warehouses): Kho duy trì nhiệt độ mát (thường từ 0°C đến 10°C), phù hợp bảo quản sản phẩm rau quả, trái cây tươi.
  • Kho đông lạnh (Frozen Warehouses): Kho duy trì nhiệt độ âm (thường dưới -18°C), phù hợp bảo quản thịt, cá, hải sản đông lạnh.
  • Kho phân phối lạnh (Cold Distribution Centers): Kho trung chuyển để xử lý đơn hàng, phân loại và giao hàng tới các điểm bán lẻ.

2.2. Cấu trúc tổ chức

Xét theo cấu trúc tổ chức, chuỗi cung ứng lạnh sẽ cần có các thủ tục, quy trình vận hành và quản lý chuỗi như:

  • Quản lý chất lượng theo yêu cầu, quy định
  • Vận hành kho lạnh ổn định
  • Vận tải lạnh hàng hóa, vật phẩm
  • Xử lý sự cố phát sinh (nếu có)
  • Quản lý thông tin và truy xuất nguồn gốc

Bộ phận tham gia chính vào chuỗi cung ứng này có thể kể đến:

  • Nhà sản xuất/Cung cấp: Sản xuất, sơ chế, đóng gói, làm lạnh ban đầu.
  • Nhà vận chuyển: Vận chuyển bằng phương tiện vận tải lạnh
  • Kho lạnh: Lưu trữ, bảo quản hàng hóa.
  • Nhà phân phối/Đại lý: Trung gian phân phối (thay đổi tùy theo mô hình kinh doanh).
  • Nhà bán lẻ: Bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng.
  • Đơn vị kiểm soát chất lượng: Giám sát chất lượng, an toàn vệ sinh/chất lượng.
  • Đơn vị quản lý chuỗi cung ứng: Quản lý và tối ưu hóa toàn bộ chuỗi.
  • Cơ quan quản lý nhà nước: Ban hành quy định, giám sát, kiểm tra.

3. Các điều kiện để đảm bảo chuỗi cung ứng lạnh

Sau khi nắm được khái niệm, cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh là gì, mời anh chị tìm hiểu thêm các điều kiện khắt khe để cung ứng lạnh diễn ra hiệu quả:

điều kiện của chuỗi cung ứng lạnh
Các điều kiện của chuỗi cung ứng lạnh
  • Kiểm soát nhiệt độ nghiêm ngặt: Duy trì nhiệt độ ổn định, phù hợp với từng loại sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ. Sai lệch nhiệt độ dù nhỏ cũng có thể làm giảm chất lượng, thậm chí gây hư hỏng sản phẩm.
  • Thời gian vận chuyển, lưu trữ tối ưu: Vận chuyển và lưu trữ hàng hóa trong thời gian ngắn nhất có thể để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo độ tươi ngon.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng lạnh. Vệ sinh phương tiện, kho lạnh, trang thiết bị, và đào tạo nhân viên về an toàn thực phẩm.
  • Hệ thống giám sát và theo dõi liên tục: Sử dụng công nghệ IoT, GPS, cảm biến,… để giám sát nhiệt độ, vị trí, tình trạng hàng hóa theo thời gian thực.
  • Quy trình quản lý chất lượng chuẩn: Áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt (ISO, HACCP, GMP,…) cho tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh.
  • Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp: Đào tạo đội ngũ nhân viên về kiến thức, kỹ năng liên quan đến cung ứng lạnh, an toàn thực phẩm, quy trình vận hành thiết bị hay xử lý sự cố. Nhân sự là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của chuỗi.

4. Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh với doanh nghiệp

Chuỗi cung ứng lạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng khi mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm:

  • Bảo quản chất lượng, kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm, giảm thiểu hao hụt, hư hỏng và lãng phí thực phẩm, dược phẩm.
  • Mở rộng thị trường và phạm vi phân phối đến các khu vực xa xôi, các quốc gia khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về sản phẩm tươi ngon, chất lượng cao.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh nhờ sản phẩm chất lượng vượt trội, giá cả hợp lý so với đối thủ.
  • Đáp ứng yêu cầu pháp lý và tiêu chuẩn chất lượng nhờ tuân thủ các quy định pháp luật, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, dược phẩm,… của thị trường và đối tác.
  • Tối ưu hóa chi phí vận hành, giảm thiểu tổn thất, lãng phí, từ đó nâng cao hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng.

>> Đọc ngay: Phần mềm quản lý logistics là gì? 7 phần mềm logistics có mã nguồn mở và miễn phí tốt nhất

5. Thực trạng cung ứng lạnh tại Việt Nam

Thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức:

Điểm mạnh:

  • Nhu cầu tăng cao: Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tươi sống, chất lượng cao, dược phẩm, Vaccin ngày càng tăng nên thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng.
  • Được đầu tư mạnh vào hạ tầng: Chính phủ cùng các doanh nghiệp tư nhân đang tăng cường đầu tư vào hạ tầng kho lạnh, phương tiện vận tải lạnh và các công nghệ hỗ trợ.
  • Hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển Logistics và chuỗi cung ứng lạnh, mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm.

Điểm yếu và thách thức:

  • Hạ tầng chưa đồng bộ: Hệ thống kho lạnh, phương tiện vận tải lạnh, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
  • Chi phí cao: Chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì chuỗi cung ứng lạnh tương đối cao cao, không dễ tiếp cận với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Thiếu nhân lực chuyên nghiệp: Ngành chuỗi cung ứng lạnh còn thiếu đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

6. Tiềm năng và xu hướng phát triển chuỗi cung lạnh tại Việt Nam

Dựa trên những phân tích chuyên sâu, mặc dù đối diện với không ít thách thức, chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vô cùng rộng mở. Động lực tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố cộng hưởng.

xu hướng phát triển cung ứng lạnh ở Việt Nam
Tiềm năng và xu hướng phát triển cung ứng lạnh ở Việt Nam

Đầu tiên, sự tăng trưởng kinh tế ổn định và thu nhập bình quân đầu người ngày càng gia tăng tạo ra thế hệ người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm chất lượng cao, an toàn, đặc biệt là thực phẩm tươi sống và dược phẩm. Đây là những mặt hàng thiết yếu phụ thuộc vào chuỗi cung ứng lạnh.

Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra cánh cửa xuất khẩu cho nông sản, thực phẩm chế biến và dược phẩm Việt Nam. Để tận dụng cơ hội này, chuỗi cung ứng lạnh đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn chất lượng khắt khe của các thị trường “khó tính”.

Cuối cùng, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư vào Logistics, chuỗi cung ứng lạnh và nông nghiệp công nghệ cao đã tạo ra một hành lang pháp lý cũng như môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.

Từ những động lực trên, chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam đang không ngừng phát triển, bắt kịp những xu hướng mới. Ứng dụng công nghệ thông minh sẽ không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh và tồn tại. Đồng thời, phát triển bền vững sẽ trở thành một giá trị cốt lõi, khi doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế trong chuỗi cung ứng.

Các nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuỗi lạnh không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ vận chuyển và kho bãi, mà còn mở rộng sang các giải pháp tích hợp từ quản lý thông tin, tư vấn chuyên sâu. Thêm vào đó, tăng cường hợp tác và liên kết trong – ngoài nước sẽ là chìa khóa để xây dựng một hệ sinh thái chuỗi cung ứng lạnh mạnh mẽ và bền vững tại Việt Nam.

7. Ứng dụng quản lý cung ứng lạnh hiệu quả

Bộ giải pháp MISA AMIS được thiết kế chuyên biệt để đáp ứng những nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng lạnh, mang đến công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa vận hành, kiểm soát chất lượng, và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

MISA AMIS là hệ sinh thái phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất, được phát triển bởi MISA JSC, thương hiệu uy tín với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc về doanh nghiệp cung ứng, MISA AMIS mang đến giải pháp ERP toàn diện, tích hợp đầy đủ các module chức năng cần thiết bao gồm:

Sơ đồ tổng quan hệ sinh thái của MISA AMIS

Dùng thử miễn phí ERP MISA AMIS

  • Quản lý Mua hàng (MISA AMIS Mua hàng):
    • Quản lý nhà cung cấp: Lưu trữ thông tin chi tiết về nhà cung cấp, lịch sử giao dịch, đánh giá chất lượng, giúp lựa chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo nguồn đầu vào chất lượng và ổn định.
    • Tự động hóa quy trình mua hàng: Quản lý đơn hàng mua, yêu cầu báo giá, so sánh giá, phê duyệt mua hàng trên một nền tảng duy nhất.
    • Kiểm soát chi phí mua hàng: Theo dõi và phân tích chi phí mua hàng theo từng nhà cung cấp, mặt hàng, thời điểm.
  • Quản lý Bán hàng (MISA AMIS Bán hàng):
    • Xử lý đơn hàng nhanh chóng: Quản lý đơn hàng tập trung, theo dõi trạng thái đơn hàng theo thời gian thực, xử lý đơn hàng nhanh chóng, chính xác.
    • Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp: Quản lý thông tin khách hàng, lịch sử giao dịch, triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng hiệu quả.
  • Kế toán Tài chính (MISA AMIS Kế toán):
    • Quản lý tài chính toàn diện: Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận, công nợ, dòng tiền một cách đầy đủ và chi tiết, kiểm soát dòng tiền và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác.
    • Báo cáo quản trị đa chiều: Cung cấp hệ thống báo cáo quản trị đa dạng, trực quan về tình hình kho, mua hàng, bán hàng, vận chuyển, tài chính. Nhờ đó, nhà quản lý có cái nhìn tổng quan và chi tiết về hoạt động chuỗi cung ứng lạnh, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược kịp thời.
    • Tuân thủ quy định về tài chính kế toán: Cập nhật nhanh, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán hiện hành.

Ngoài ra, nền tảng MISA AMIS còn sở hữu 40+ phần mềm khác giúp các doanh nghiệp cung ứng tối ưu những hoạt động:

  • Kiểm soát quy trình chất lượng và an toàn sản phẩm thông qua phần mềm AMIS Quy trình, xây dựng hệ thống quy trình phối hợp chặt chẽ, liên thông dữ liệu.
  • Quản lý tài sản cố định, vật tư với phần mềm AMIS Tài sản, kiểm kê, kiểm đếm tài sản dễ dàng với mã QR.
  • Chấm công từ xa cho nhân viên, quản lý hồ sơ nhân sự, tính lương linh hoạt theo nhiều hình thức (sản phẩm, chuyến đi, ngày công, quãng đường),… với bộ giải pháp quản trị nhân sự AMIS HRM

Tạm kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp anh chị hiểu rõ chuỗi cung ứng lạnh là gì. Việc xây dựng và vận hành chuỗi cung ứng lạnh hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp bảo quản chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng.

Trong đó, các doanh nghiệp Logistic nên ưu tiên ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản trị vận hành tối ưu, nắm bắt cơ hội gia tăng hiệu suất, mở rộng quy mô trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành