Nghiệp vụ Thuế Điều kiện hoàn thuế Giá trị gia tăng, 5 quy định hoàn...

Hoàn thuế Giá trị gia tăng hay còn có tên gọi khác là Hoàn thuế VAT. Đây là vấn đề được nhiều kế toán quan tâm do ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí của doanh nghiệp trong quá trình lưu chuyển hàng hóa. Vậy hoàn thuế Giá trị gia tăng là gì? Đối tượng, điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng?… tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Hoàn thuế Giá trị Gia tăng là gì?

Thuế Giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế VAT. Đây là loại thuế phổ biến nhất trên thế giới, đang được hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng. 

Hoàn thuế VAT là một khoản thuế được cơ quan Nhà nước trả lại cho người nộp thuế sau khi họ đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đây là khoản tiền đã thuộc Ngân sách nhà nước nhưng trả lại cho người nộp thuế số tiền thuế GTGT đầu vào đã nộp khi mua hàng hóa – dịch vụ. 

Anh chị có thể đọc thêm bài viết Vai trò của thuế Giá trị gia tăng để hiểu hơn về vai trò của loại thuế này với Nhà nước và Doanh nghiệp!

hoàn thuế giá trị gia tăng

2. Các trường hợp được hoàn thuế Giá trị gia tăng

Theo khoản 2, điều 1 thông tư 130/2016/TT-BTC và khoản 1 điều 18 thông tư 219/2013/TT-BTC, các trường hợp được hoàn thuế GTGT được quy định gồm:

Trường hợp 1: Cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư chưa đi vào hoạt động (trừ một số điều kiện dự án không được hoàn thuế theo quy định của pháp luật)

Ở trường hợp này, công ty phải kê khai riêng thuế GTGT cho dự án và thực hiện bù trừ thuế GTGT đầu vào của dự án với thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. 

Sau khi bù trừ, dự án đầu tư được hoàn thuế nếu số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết đạt 300 triệu trở lên. Nếu con số này dưới mức 300 triệu thì DN thực hiện kết chuyển số thuế GTGT đầu vào của dự án sang kỳ kê khai tiếp theo

>> Xem thêm: Chi tiết các quy định về hoàn thuế GTGT dự án đầu tư

Trường hợp 2: Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật Hải quan thì không được hoàn thuế. 

Cơ sở kinh doanh cần cập nhật đầy đủ các quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩuhoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu để tránh các sai sót dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp

Trường hợp 3: Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp 4: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

Trường hợp 5: Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế GTGT đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp 6: Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Trường hợp 7: Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

>> Xem thêm: Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

3. Điều kiện để được hoàn thuế Giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC, các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (trường hợp 1, 2, 3, 4 và 5 ở mục trên nếu có đủ điều kiện sau:

– Phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ;

– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật

– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Lưu ý: Nếu cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp theo.

4. Thời gian hoàn thuế Giá trị gia tăng

Về thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng, căn cứ vào hồ sơ hoàn thuế có 2 trường hợp sau đây:

  • Đối với diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau

– Nếu cơ quan thuế xác định hồ sơ không được hoàn thuế hoặc chưa đủ thông tin để xác định hồ sơ có thuộc diện được hoàn thuế hay không: cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc không được hoàn thuế trong thời hạn chậm nhất không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ gửi cho người nộp thuế (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 99/2016/TT-BTC)

– Nếu hồ sơ đủ điều kiện hoàn thuế: trong thời hạn chậm nhất không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế thì cơ quan thuế ban hành Quyết định hoàn thuế/ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (Căn cứ Khoản 2 Điều 18 Thông tư 99/2016/TT-BTC)

  •  Đối với diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau

– Đối với trường hợp này, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 13 Thông tư 99/2016/TT-BTC để xác định số thuế GTGT được hoàn.

– Trong thời hạn chậm nhất không quá 40 ngày từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế phải ban hành Quyết định hoàn thuế/ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà (Khoản 2 Điều 18 Thông tư 99/2016/TT-BTC).

Nếu cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT, Cục Thuế sẽ lập Lệnh hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước/ Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ Khoản thu ngân sách nhà nước và gửi đến kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện chi trả hoàn thuế GTGT cho cơ sở kinh doanh trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được lệnh hoàn trả.

5. Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế Giá trị Gia tăng

Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, hoàn thuế GTGT được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC),

– Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế (với mỗi trường hợp được hoàn thuế GTGT là khác nhau).

Ví dụ:

Hoàn thuế GTGT với hàng xuất khẩu thì cần có: Hợp đồng mua bán, gia công, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng…

Hoàn thuế GTGT với dự án đầu tư:

Ngoài giấy đề nghị, thì chủ đầu tư cần chuẩn bị:

+ Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo Mẫu số 02/GTGT;

+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo Mẫu số 01-2/GTGT

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.

Bước 3: Xử lý yêu cầu hoàn thuế GTGT

Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.

Kết:

Phần mềm kế toán MISA AMIS Kế toán giúp đơn giản, chính xác và hiệu quả trong nghiệp vụ quản lý thuế. Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thuế, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước: Hạch toán kế toán các nghiệp vụ thuế; Tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào/đầu ra,…

TỰ ĐỘNG LẬP TỜ KHAI CÓ MÃ VẠCH THEO MẪU BIỂU MỚI NHẤT CỦA CƠ QUAN THUẾ: Tự động lập Tờ khai thuế GTGT theo tháng/ quý, Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toán thuế TNDN,… các phụ lục kèm theo tờ khai và báo cáo thuế có mã vạch.

TỰ ĐỘNG KHẤU TRỪ THUẾ GTGT: Tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào, đầu ra để xác định số thuế phải nộp hay được hoàn lại.

NỘP TỜ KHAI TRỰC TIẾP CHO CƠ QUAN THUẾ TỪ PHẦN MỀM: Phần mềm kế toán MISA tích hợp dịch vụ kê khai thuế MTAX.VN, giúp Kế toán nộp trực tiếp tờ khai đã lập trên phần mềm. Đồng thời, doanh nghiệp có thể xuất khẩu tờ khai ra định dạng xml để nộp qua cổng nhận tờ khai của cơ quan thuế.

Để trải nghiệm phần mềm kế toán MISA và các tính năng của phần mềm anh chị đăng ký tại đây!

Nhận tư vấn MISA

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]