Chu kỳ kinh tế là gì? Kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp theo chu kỳ kinh tế

11/07/2024
128

Chu kỳ kinh tế là một hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các ngành và lĩnh vực kinh doanh. Các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế – suy thoái, phục hồi, thịnh vượng và suy thoái – tạo ra những cơ hội và thách thức khác nhau đối với các doanh nghiệp.

Hiểu rõ các giai đoạn trong chu kỳ kinh tế và biết cách điều chỉnh chiến lược quản trị, kinh doanh phù hợp là yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể vượt qua các giai đoạn khó khăn và nắm bắt những cơ hội tăng trưởng trong giai đoạn thuận lợi.

1. Chu kỳ kinh tế là gì?

khái niệm của chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình biến động lên xuống của các hoạt động kinh tế, trong đó các sự kiện xuất hiện theo vòng tuần hoàn được lặp đi lặp lại. 

Đây là vấn đề ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân, kéo theo tác động đến tình hình kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng GDP, việc làm và lạm phát cũng bị ảnh hưởng bởi biến động của chu kỳ nền kinh tế. Đặc biệt, nền kinh tế – xã hội ở các giai đoạn suy thoái và khủng hoảng phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ.

Chu kỳ kinh tế được được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế, tạo nên sự luân phiên của các sự kiện: Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh.

2. Nguyên nhân tạo ra chu kỳ kinh tế

Theo chủ nghĩa Keynes, chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Còn các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ kinh tế là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. 

Một số lý thuyết chính khác lý giải nguyên nhân của chu kỳ kinh tế như sau: 

Một số lý thuyết chính lý giải chu kỳ kinh tế
Một số lý thuyết chính lý giải chu kỳ kinh tế

Lý thuyết tiền tệ cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng. Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, người đứng đầu trường phái Chicago Milton Friedman. Lý thuyết này có vẻ phù hợp với cuộc suy thoái của kinh tế Mỹ năm 1981 – 1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa tới 18% để chống lạm phát. 

Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng với những đại diện là các nhà kinh tế học Robert Lucas, Jr. Robert Barro, Thomas Sargent… cho rằng, những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho nguồn cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít, dẫn đến các chu kỳ sản lượng và việc làm.

Ngoài ra, một số học thuyết khác cho rằng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến chuyển động của chu kỳ nền kinh tế như sự thay đổi nhanh chóng và đáng kể của giá dầu hoặc sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng đến chi tiêu tổng thể trong nền kinh tế vĩ mô và tác động tới việc đầu tư, lợi nhuận của các công ty. 

Ngày nay, theo các chuyên gia kinh tế, nhìn chung chu kỳ kinh tế là kết quả tự nhiên của các yếu tố thị trường như lượng tiêu dùng sụt giảm, sản xuất dư thừa. Quá trình sản xuất đến một mức độ nhất định, lượng sản phẩm tạo ra sẽ vượt quá nhu cầu của thị trường. Lúc này, cung nhiều hơn cầu, các doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và nhân lực để giảm bớt chi phí sản xuất. Thu nhập ngày càng giảm, mức chi tiêu của thị trường cũng giảm theo tỷ lệ thuận. Nhân tố này dẫn đến sự suy thoái và bắt đầu chu kỳ mới của nền kinh tế.

TẢI NGAY EBOOK: TRỌN BỘ 20+ TÀI LIỆU CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

Quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển hiện nay, người ta phát hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế, do chính phủ các nước này đã hiểu biết và tận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. 

3. Bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Nền kinh tế luôn biến động theo các chu kỳ trồi sụt, tăng trưởng và suy thoái. Theo mô hình Juglar của nhà kinh tế học Joseph Schumpeter – Giáo sư Đại học Harvard –  một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất thế giới của thế kỷ 20, một chu kỳ kinh tế bao gồm bốn giai đoạn: Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Hiểu rõ những đặc trưng của từng giai đoạn là rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư phân tích, đánh giá và đưa ra các chiến lược đầu tư, kinh doanh phù hợp, tận dụng các cơ hội và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn. 

4 giai đoạn của chu kỳ kinh tế
4 giai đoạn chu kỳ kinh tế

3.1. Giai đoạn suy thoái kinh tế

Đây là giai đoạn mà hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm. Doanh nghiệp giảm sản xuất và cắt giảm chi phí để giữ được mức lợi nhuận hoặc duy trì tồn tại. Để thúc đẩy doanh số, thu hút khách hàng, nhiều doanh nghiệp phải giảm giá sản phẩm xuống mức thấp. Chi vượt quá thu dẫn đến doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí và tăng lượng thất nghiệp.

Đặc điểm của giai đoạn suy thoái:

– Giảm sản lượng kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm do giảm sản xuất và hoạt động kinh tế.

– Tăng tỷ lệ thất nghiệp: Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự và chi phí, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng.

– Giảm đầu tư và tiêu dùng: Sự bất ổn về kinh tế làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng, dẫn đến giảm đầu tư và chi tiêu.

– Giảm lợi nhuận doanh nghiệp: Doanh thu giảm, chi phí duy trì hoạt động tăng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tác động của giai đoạn suy thoái tới kinh tế – xã hội:

– Khó khăn tài chính cho doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, một số có thể phải đóng cửa.

– Tăng áp lực xã hội: Tỷ lệ thất nghiệp cao và giảm thu nhập làm tăng áp lực xã hội, có thể dẫn đến bất ổn và tội phạm.

– Tác động tiêu cực đến ngân sách quốc gia: Giảm thu thuế, tăng chi tiêu xã hội và hỗ trợ thất nghiệp.

Ví dụ về giai đoạn suy thoái trong lịch sử: 

Cuộc Đại Suy Thoái (Great Recession) từ năm 2007-2009, bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính và thị trường nhà ở tại Mỹ, đã dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu với GDP giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

3.2. Giai đoạn khủng hoảng kinh tế

Đây là thời kỳ khó khăn trong lịch sử kinh tế, khi mà hoạt động kinh tế giảm sút mạnh mẽ, thất nghiệp tăng cao và giá cả tăng đột biến. Giai đoạn này thường kéo dài và có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến đời sống của nhiều người dân và doanh nghiệp trên toàn cầu.

Đặc điểm của giai đoạn khủng hoảng kinh tế:

– Giảm sâu sản lượng kinh tế: Sự giảm sút GDP nghiêm trọng hơn và lan rộng đến nhiều lĩnh vực.

– Tăng mạnh tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức rất cao do làn sóng đóng cửa doanh nghiệp.

– Khủng hoảng tài chính: Hệ thống tài chính bị ảnh hưởng nặng nề, ngân hàng và các tổ chức tài chính đối mặt với rủi ro phá sản.

– Giảm niềm tin thị trường: Niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng giảm mạnh, làm trầm trọng thêm tình hình.

Tác động của giai đoạn khủng hoảng tới kinh tế – xã hội:

– Suy giảm niềm tin vào hệ thống tài chính: Khủng hoảng làm suy giảm niềm tin vào hệ thống tài chính và quản lý kinh tế của chính phủ.

– Biến động xã hội và chính trị: Khủng hoảng kinh tế kéo dài có thể dẫn đến bất ổn xã hội và biến động chính trị.

– Giảm giá trị tài sản: Giá trị tài sản, đặc biệt là bất động sản và chứng khoán, giảm mạnh.

Ví dụ về giai đoạn khủng hoảng trong lịch sử:

Cuộc Đại Khủng Hoảng (Great Depression) từ năm 1929-1939, bắt đầu từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ, dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói lan rộng.

3.3. Giai đoạn phục hồi kinh tế

Nền kinh tế trải qua giai đoạn suy thoái hoặc khủng hoảng sẽ bước sang giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn này, các hoạt động kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại và các chỉ số kinh tế dần được cải thiện. Nền kinh tế có biến chuyển tích cực và đáng mong đợi, kích thích tăng trưởng trở lại.

Đặc điểm của giai đoạn phục hồi:

– Tăng trưởng GDP: Sản lượng kinh tế bắt đầu tăng trở lại sau một thời gian suy giảm.

– Giảm tỷ lệ thất nghiệp: Nhu cầu lao động tăng, nhiều công việc mới được tạo ra.

– Tăng đầu tư và tiêu dùng: Niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng dần hồi phục, dẫn đến tăng đầu tư và chi tiêu.

– Ổn định tài chính: Các biện pháp tài chính và tiền tệ bắt đầu có hiệu quả, hệ thống tài chính dần ổn định.

Tác động của giai đoạn phục hồi tới kinh tế xã hội: 

– Tăng cường niềm tin thị trường: Niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng tăng, thúc đẩy hoạt động kinh tế.

– Tạo công ăn việc làm: Tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân tăng.

– Phục hồi lợi nhuận doanh nghiệp: Doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận, mở rộng sản xuất và kinh doanh.

Ví dụ về giai đoạn phục hồi trong lịch sử:

Giai đoạn phục hồi kinh tế sau cuộc Đại Suy Thoái (Great Recession) từ năm 2009, khi các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ và ngân hàng trung ương bắt đầu có hiệu quả, đưa nền kinh tế Mỹ và toàn cầu trở lại đà tăng trưởng.

3.4. Giai đoạn hưng thịnh

Đây là giai đoạn mà nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu liên quan đến đời sống xã hội được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Đặc điểm của giai đoạn hưng thịnh:

– Tăng trưởng mạnh mẽ GDP: Sản lượng kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.

– Tỷ lệ thất nghiệp thấp: Hầu hết người lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.

– Đầu tư và tiêu dùng cao: Doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư tăng cao; người tiêu dùng chi tiêu mạnh mẽ.

– Lạm phát và lãi suất ổn định: Mức lạm phát và lãi suất được kiểm soát ở mức ổn định, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế.

Tác động của giai đoạn hưng thịnh tới kinh tế – xã hội:

– Tăng trưởng kinh tế bền vững: GDP tăng trưởng ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống: Thu nhập của người dân tăng, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

– Thu hút đầu tư nước ngoài: Môi trường kinh tế ổn định và phát triển thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

4. Tác động của chu kỳ kinh tế toàn cầu đến kinh tế Việt Nam

Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ nên chịu tác động của những thay đổi trong kinh tế toàn cầu đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu. Do đó, những biến đổi chu kỳ kinh tế của thế giới, đặc biệt là chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ cũng góp phần ảnh hưởng và tạo ra chu kỳ kinh tế của Việt Nam. Tính từ năm 1986 sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới đến năm 2021, nước ta đã trải qua 4 lần sụt giảm kinh tế tần suất từ 9 – 10 năm, phù hợp với chu kỳ bùng nổ/đổ vỡ của kinh tế toàn cầu.

Lần đầu là vào những năm 1988 – 1990, bối cảnh thế giới lúc đó trải qua cuộc khủng hoảng 1987 xuất phát từ sự sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ ngày 19/10/1987 (còn gọi là ngày thứ Hai đen tối).

19-10-1987 Ngày thị trường chứng khoán chạm đáy trong lịch sử
19-10-1987 Ngày thị trường chứng khoán chạm đáy trong lịch sử – Ảnh: Maria BastoneAFPGetty – Nguồn: Bloomberg.com

 Hôm đó, chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones đã tụt tới 508 điểm xuống còn 1.739 điểm (tương đương giảm 22,6%). Tình trạng tương tự xảy ra đồng thời khắp thế giới. Vào cuối tháng 10, các thị trường chứng khoán của Hồng Kông đã tụt 45,8%, Úc 41,8%, Tây Ban Nha 31%, Anh Quốc 26,4%, Hoa Kỳ 22,68( 9 và Canada 22,5%. Ngay sau đáy 1989 là cuộc khủngkhủrg hoảng cho vay và tiết kiệm Mỹ vào năm 1990 – 1991, đồng thời thời gian đó chế độ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô đến cuối giai đoạn suy yếu và tan rã.

Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Năm 1988, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng 339,4%; năm 1989 giảm còn 36%; năm 1990 tăng 67,1%; năm 1991 tăng 67,5%. Tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn này chỉ đạt 4,9%. 

Lần thứ 2 là vào những năm 1998 – 1999, châu Á trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng năm 1997 bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan sang các nước ASEAN khác rồi tới Hàn Quốc và Nhật Bản, đánh dấu một năm đầy biến động trên thị trường tài chính – tiền tệ thế giới. Nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998 – 1999, tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8% và xuống đáy 4,8% năm 1999. Cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9%. 

Lần thứ 3 là vào những năm 2008 – 2012, thế giới trải qua cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008 bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ, hậu quả là 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo.

Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so vớivơi mức trước khi khủng hoảng, lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011, sản xuất công nghiệp lao đao, tồn kho lớn.

Hiện nay, thế giới cũng như Việt Nam cũng vừa trải qua cuộc khủng hoảng thứ 4 (giai đoạn 2020 – 2022) với mức độ vô cùng nghiêm trọng và phức tạp, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 trên toàn cầu. Trong báo cáo “Viễn cảnh toàn cầu” vào cuối năm 2020, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Đại dịch COVID-19 được ví như một “cú đấm chí mạng” với sức tàn phá ghê gớm, giáng vào nền kinh tế thế giới 2020 và hậu quả để lại dai dẳng tới nhiều năm sau. 

Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng này. Tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam chỉ đạt 2,9%, mức thấp nhất trong vòng 20 năm. Số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể trong năm là 101,7 nghìn doanh nghiệp (tăng 13,9% so với năm trước đó); số doanh nghiệp phá sản lên đến gần 17,5 nghìn doanh nghiệp (tăng 3,7%)…

5. Chu kỳ kinh tế Việt Nam

Việt Nam đã trải qua nhiều chu kỳ kinh tế trong vài chục năm qua, từ giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ sau Đổi mới, qua các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu, đến giai đoạn phục hồi và tăng trưởng bền vững. Mỗi chu kỳ kinh tế đều mang lại những bài học quý giá và là cơ hội để Việt Nam điều chỉnh chính sách, cải thiện hệ thống kinh tế và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Hai chu kỳ kinh tế Việt Nam được biết đến nhiều nhất là chu kỳ bắt đầu năm 1997-1998 và năm 2008. Đây là những mốc thời điểm mà kinh tế Việt Nam bị kinh tế thế giới tác động mạnh và trực tiếp, cũng là thời điểm mà thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang manh nha hoạt động, chưa có “sức đề kháng” chống lại các tác động từ bên ngoài.

Như đã nêu qua ở mục (4) trên, năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan sau đó lan sang các nước Châu Á, khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm, lạm phát gia tăng lên mức 9 chấm, tốc độ kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, nhưng do độ mở của kinh tế Việt Nam chưa cao nên không bị cuốn vào quá sâu.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á giai đoạn 1997-1998, Việt Nam phục hồi khá mạnh mẽ, bằng chứng là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sau khoảng 30 quý đã gần bắt kịp với tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn trước khủng hoảng, tuy rằng giá trị tuyệt đối của GDP vẫn chưa thể phục hồi tương đương như thế. Bình quân thời kỳ 2000 – 2007, GDP đạt 7.63%/năm, bình quân vốn FDI từ 2000 – 2008 đạt gần 12.9 tỷ USD cao hơn gần 4 lần so với thời kỳ 1998 – 1999, xuất khẩu tăng liên tục.

Với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 diễn ra khi Việt Nam vừa gia nhập vào WTO năm 2007, tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ còn 6.31%, năm 2009 là 5.32%, vốn FDI giảm mạnh, lượng khách du lịch quốc tế cũng giảm từ 4.2 triệu lượt người xuống còn 3.7 triệu lượt người, lượng kiều hối cũng giảm sâu, lạm phát tăng cao, tỷ giá hối đoái bất ổn, rối loạn hoạt động tài chính – ngân hàng, kinh tế bị đình trệ.

Năm 2009, Chính phủ đã tung ra nhiều gói kích thích kinh tế tổng thể như chính sách bảo lãnh tín dụng, miễn giảm thuế phí doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất… Đến năm 2010, kinh tế nhanh chóng phục hồi trở lại.

Chu kỳ kinh tế gần đây nhất là giai đoạn 2020 – 2022. Năm 2020, cả thế giới và Việt Nam bùng phát đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu và trong nước bị ảnh hưởng trầm trọng. Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm đó chỉ đạt 2,9%, mức thấp nhất trong vòng 20 năm. Nhiều ngành như du lịch, hàng không, sản xuất, dịch vụ ăn uống, giải trí… gặp nhiều khó khăn lớn.

Đây chính là giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế. Trong năm 2021 và 2022, nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ cũng như sự phục hồi của nhu cầu toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã dần phục hồi. Tăng trưởng GDP đạt mức cao trở lại, lạm phát được kiểm soát. Đây được coi là giai đoạn phục hồi của chu kỳ kinh tế Việt Nam. 

6. Kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp theo chu kỳ kinh tế

Quản lý doanh nghiệp là một nhiệm vụ phức tạp và đầy thách thức, đặc biệt là khi đối mặt với sự biến động của chu kỳ kinh tế. Vì vậy, việc hiểu rõ các giai đoạn của chu kỳ kinh tế và áp dụng các chiến lược quản trị – điều hành phù hợp không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn phát triển bền vững. 

6.1. Giai đoạn suy thoái kinh tế

Ở giai đoạn suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược quản trị – điều hành như sau:

– Tái cơ cấu doanh nghiệp – tối ưu hóa chi phí: Doanh nghiệp cần rà soát và cắt giảm các chi phí không cần thiết để duy trì dòng tiền. Việc tập trung vào các hoạt động cốt lõi và tối ưu hóa quy trình làm việc sẽ giúp tiết kiệm chi phí.

– Duy trì dòng tiền: Quản lý dòng tiền một cách chặt chẽ, bao gồm việc thu hồi công nợ kịp thời và quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có đủ tiền mặt để vận hành.

– Tăng cường quản lý rủi ro: Xác định và quản lý các rủi ro tài chính, thị trường và hoạt động. Việc lập kế hoạch dự phòng và xây dựng các kịch bản kinh doanh giúp doanh nghiệp ứng phó linh hoạt trước các biến động.

TẢI MIỄN PHÍ EBOOK: QUẢN LÝ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRƯỚC THÁCH THỨC CỦA SUY THOÁI KINH TẾ

6.2. Giai đoạn khủng hoảng kinh tế

Ở giai đoạn suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp cần áp dụng các chiến lược quản trị – điều hành như sau:

– Tái cơ cấu doanh nghiệp: Tái cơ cấu là quá trình tái tổ chức và cải thiện các hoạt động, cấu trúc và chiến lược của doanh nghiệp để ứng phó với những thách thức và cơ hội mới. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh quy mô, tái cơ cấu nguồn nhân lực, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, cải thiện hiệu quả hoạt động, tái định hướng sản phẩm/dịch vụ, hoặc thậm chí là thay đổi mô hình kinh doanh toàn diện. Trong giai đoạn khủng hoảng, các doanh nghiệp thường phải đối mặt với sự sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền. Tái cơ cấu giúp họ nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí, tối ưu hóa quy trình và tập trung vào các sản phẩm/dịch vụ cốt lõi. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh mới khi thị trường phục hồi.

– Đổi mới và thích ứng: Doanh nghiệp cần linh hoạt và đổi mới để thích ứng với môi trường kinh doanh thay đổi. Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh hoặc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới có thể giúp doanh nghiệp tồn tại.

– Tăng cường quản lý tài chính: Đảm bảo rằng doanh nghiệp có các biện pháp tài chính bảo vệ như việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh hoặc hợp đồng bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro.

– Giao tiếp hiệu quả: Duy trì giao tiếp mở và minh bạch với nhân viên, khách hàng và đối tác. Việc thông tin rõ ràng và kịp thời giúp xây dựng niềm tin và hợp tác trong thời kỳ khủng hoảng.

6.3. Giai đoạn phục hồi kinh tế

giai đoạn phục hồi kinh tế trong chu kỳ kinh tế
Giai đoạn phục hồi kinh tế

Chiến lược quản trị – điều hành:

– Đầu tư và mở rộng: Trong giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội để đầu tư vào công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường.

– Tuyển dụng và phát triển nhân lực: Tăng cường tuyển dụng và đào tạo nhân viên để chuẩn bị cho sự tăng trưởng. Đầu tư vào phát triển kỹ năng và nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên.

– Tăng cường hợp tác và liên kết: Xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược, nhà cung cấp và khách hàng để tạo ra giá trị gia tăng và tận dụng lợi thế cạnh tranh.

6.4. Giai đoạn hưng thịnh

Chiến lược quản trị – điều hành:

– Tối ưu hóa hiệu suất: Tập trung vào việc nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Sử dụng các công cụ quản lý chất lượng và cải tiến liên tục để duy trì vị thế dẫn đầu.

– Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường: Mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ, tìm kiếm các thị trường mới để giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội tăng trưởng.

– Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Đầu tư mạnh mẽ vào R&D để phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, giữ vững lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.

7. Case-study về chiến lược quản trị doanh nghiệp theo chu kỳ kinh tế tại các tập đoàn lớn 

Starbucks

Tại Starbucks, nhà bán lẻ cà phê lớn nhất thế giới, đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bằng cách tái cấu trúc – sắp xếp lại hoạt động vận hành của mình để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng thông qua ứng dụng công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội.

Starbucks - nhà bán lẻ cà phê lớn nhất thế giới
Starbucks – nhà bán lẻ cà phê lớn nhất thế giới

Được thành lập vào năm 1971 tại Seattle, Starbucks có mặt ở 50 tiểu bang ở Mỹ và 43 quốc gia. Đây là một trong những thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới. Mặc dù chất lượng cà phê Starbucks là điều không cần bàn cãi nhưng đi cùng với đó là mức giá luôn cao hơn so với mặt bằng chung. Đây là một trong những lý do khiến công ty bị ảnh hưởng nặng nề trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008. Khách hàng hướng về các lựa chọn cà phê rẻ hơn cho nhu cầu đồ uống hàng ngày của mình. Starbucks đã buộc phải đóng 600 cửa hàng không mang lại lợi nhuận. Đến ngày 30/03/2008, lợi nhuận của công ty đã giảm 28% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009, công ty đóng cửa thêm 300 cửa hàng và cắt giảm 6.700 nhân viên.

Sau khoảng thời gian 8 năm thì vào ngày 08/01/2008, Howard D. Schultz trở lại làm CEO của Starbucks, thay thế Jim Donald. Schultz đã đồng hành và phát triển công ty từ năm 1982 khi công ty chỉ có 4 cửa hàng. Ông từng là Giám đốc điều hành (CEO) của Starbucks từ năm 1987 đến năm 2000 và đã dẫn dắt đợt chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng (IPO) của công ty vào năm 1992.

Khi quay trở lại, Schultz phát hiện ra rằng bên cạnh việc chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế ở Mỹ và toàn cầu, sự mở rộng nhanh chóng của Starbucks đã khiến công ty mất tập trung khi biến các quán cà phê của mình thành một nơi giới thiệu, trưng bày các sản phẩm mới. Ngoài ra, Starbucks cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ McDonald. Trong năm 2008, McDonald đã bắt đầu bán cà phê espresso tại các cửa hàng của mình.

Dưới sự điều hành của Howard D. Schultz, Starbucks đã tái cơ cấu doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ cùng các phương tiện truyền thông xã hội để xây dựng lại các mối quan hệ khách hàng của mình và cho thế giới thấy rằng họ quan tâm đến chất lượng sản phẩm và tính nhất quán.

Tháng 03/2008, nền tảng “My Starbucks Idea” đã được kích hoạt để khách hàng trao đổi ý tưởng với nhau cũng như trực tiếp với công ty. Là một phần của nền tảng, khách hàng có thể đưa ra ý kiến, phản hồi ​​về mọi thứ như sản phẩm, dịch vụ, cách sắp xếp / trưng bày tại cửa hàng, quảng cáo, trách nhiệm xã hội của công ty, âm nhạc tại cửa hàng và nhiều thứ khác. Hơn 93.000 ý tưởng đã được chia sẻ bởi khoảng 1,3 triệu người dùng trên phương tiện truyền thông xã hội và lượt xem trang mỗi tháng đã tăng lên 5,5 triệu.

Rất nhanh, sự phổ biến của Starbucks sớm trở thành một tài sản khi khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội kết nối với nhau, sinh ra những cộng đồng có cùng chí hướng như ‘nhóm Wi-Fi miễn phí’, ‘nhóm đậu nành’, ‘nhóm thoải mái’ hay ‘những người yêu thích Frappuccino’. Việc này giúp doanh số bán hàng của Starbucks tăng lên từng ngày. 

Cũng trong năm 2008, các nhóm tiếp thị đã bắt đầu một chương trình khuyến mãi để tăng lượt khách hàng viếng thăm cửa hàng trong giờ ăn sáng. Trước 10:30 sáng, khách hàng khi mua một ly cà phê sẽ được tặng kèm một chiếc bánh ngọt miễn phí. Sáng kiến ​​này đã tạo ra lực kéo trực tuyến và hơn một triệu người trên khắp nước Mỹ xếp hàng tại các cửa hàng Starbucks.

Các chương trình khuyến mãi và truyền thông xã hội như trên ít tốn kém hơn nhiều so với các chương trình quảng cáo trước đó của công ty như quảng cáo trên truyền hình; đặt các bảng quảng cáo trên khắp các thành phố ở Mỹ…, đồng thời mang lại hiệu quả nhận diện truyền thông và lan tỏa thương hiệu tốt hơn.

Như vậy, với chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi chiến lược truyền thông, tiếp thị, ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời liên tục đổi mới sản phẩm, Starbucks đã vượt qua giai đoạn khủngkhoảng hoảng – suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 và tăng trưởng bền vững đến ngày hôm nay. 

General Motors

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, hãng General Motors (GM – Mỹ) phải đối mặt với nguy cơ phá sản do sự sụt giảm về doanh số bán hàng và chi phí hoạt động cao. Để ứng phó và vượt qua giai đoạn này, hãng đã thực hiện các biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp mạnh mẽ, bao gồm đóng cửa các nhà máy không hiệu quả, cắt giảm lao động và bán bớt các thương hiệu không cốt lõi.

Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng đã nhận khoản vay cứu trợ từ chính phủ Mỹ để duy trì hoạt động và tái cơ cấu doanh nghiệp. Từ đó, General Motors có thêm nguồn lực để đầu tư vào công nghệ ô tô xanh – xu hướng tiềm năng của thị trường thời điểm đó, bao gồm phát triển ô tô điện và các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu.

Kết quả, nhờ áp dụng đúng chiến lược quản trị doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế mà General Motors đã vượt qua được giai đoạn này, từng bước phục hồi hoạt động kinh doanh và phát triển trở lại vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường xe điện ra toàn cầu. 

Trên thực tế, quản trị doanh nghiệp theo chu kỳ kinh tế đòi hỏi sự linh hoạt, đổi mới và hiệu quả để vượt qua các giai đoạn khủng hoảng và suy thoái, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu luôn biến động, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn như hiện nay.

Một trong những ứng dụng giúp các doanh nghiệp nâng cao và tối ưu công tác quản trị doanh nghiệp được đánh giá cao hiện nay đó là nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS. Ứng dụng này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình quản lý mà còn tăng cường khả năng ứng phó với những biến động trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế.

Nền tảng có hơn 250.000 khách hàng tin dùng, hỗ trợ quản trị 4 trụ cột cốt lõi cho doanh nghiệp là Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự và Quản lý – Điều hành. MISA AMIS đem đến cho doanh nghiệp công tác chuyển đổi số toàn diện, vận hành tối ưu, gia tăng năng lực cạnh tranh và đạt được sự tăng trưởng vượt bậc.

Dùng thử miễn phí

Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS, trong đó có Công ty Cổ phần Hữu Nghị Xuân CươngĐại học Công nghệ Đồng NaiCông ty Cổ phần Công nghệ NovatekCao đẳng Dầu khí,.. và nhiều khách hàng khác.

Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS tại đây:


 

– Tối ưu hóa quản lý chi phí và tài chính

Trong giai đoạn suy thoái và khủng hoảng, việc quản lý chi phí và tài chính hiệu quả là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tồn tại. MISA AMIS cung cấp các công cụ quản lý tài chính toàn diện, giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát và tối ưu hóa chi phí. Phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp trong bộ giải pháp MISA AMIS giúp doanh nghiệp quản lý hạch toán, dự báo và lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách hiệu quả, tạo ra các báo cáo và biểu đồ để minh họa hiệu suất tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác, đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý thuế, tính toán và nộp các khoản thuế phù hợp với quy định pháp luật.

– Nâng cao hiệu suất và quản lý nguồn lực

Trong giai đoạn phục hồi và hưng thịnh của nền kinh tế, doanh nghiệp cần tối ưu hóa nguồn lực để tận dụng cơ hội tăng trưởng. MISA AMIS cung cấp các giải pháp quản lý nhân sự, dự án và tài sản hiệu quả, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và tối đa hóa năng suất lao động. Các công cụ quản lý này giúp doanh nghiệp dễ dàng điều phối và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

– Tăng cường khả năng ra quyết định chiến lược

Trong mọi giai đoạn của chu kỳ kinh tế, việc ra quyết định chiến lược đúng đắn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững. MISA AMIS cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu và báo cáo kinh doanh chi tiết, giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về tình hình kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp, giảm thiểu rủi ro và tận dụng tối đa các cơ hội thị trường.

– Đổi mới và linh hoạt trong quản lý

Khả năng đổi mới và linh hoạt là yếu tố quyết định để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng và suy thoái. MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động hóa quy trình, cải tiến liên tục và thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Nền tảng này cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp doanh nghiệp không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh.

8. Kết luận

Chu kỳ kinh tế là một yếu tố không thể tách rời của nền kinh tế, và các doanh nghiệp phải học cách thích ứng với những biến động thường xuyên của chu kỳ. Thay vì bị động trước những diễn biến của thị trường, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các chiến lược quản trị và kinh doanh linh hoạt, có khả năng ứng phó kịp thời với từng giai đoạn của chu kỳ.

Bằng cách hiểu sâu về các giai đoạn của chu kỳ kinh tế và triển khai các chiến lược quản trị phù hợp, đồng thời học hỏi từ các bài học kinh nghiệm trong quá khứ, các doanh nghiệp có thể vượt qua những thời kỳ khủng hoảng, suy thoái, tận dụng tối đa những cơ hội phục hồi và tăng trưởng, từ đó đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong mọi điều kiện kinh tế.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả