Quản lý dòng tiền hiệu quả gắn với từng chu kỳ phát triển doanh nghiệp

22/04/2019
1863

Dòng tiền gắn liền với từng chu kỳ phát triển của doanh nghiệp

Bất kể 1 doanh nghiệp nào cũng đều phải trải qua 4 giai đoạn phát triển với đặc điểm của dòng tiền khác nhau.

Đặc điểm dòng tiền gắn liền với từng chu kỳ phát triển của doanh nghiệp

a. Dòng tiền ở giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập

Ở giai đoạn này, dòng tiền từ hoạt động tài chính là dòng tiền dương còn dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền âm vì doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng,…để có tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng, mua máy móc, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp mới thành lập, các sản phẩm ở bước thâm nhập thị trường nên chưa có nhiều doanh thu từ hoạt động kinh doanh: dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ âm.

b. Dòng tiền ở giai đoạn doanh nghiệp phát triển

Ở giai đoạn này, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể dương nhưng dòng tiền từ hoạt động đầu tư vấn tiếp tục âm.

Lý do vì doanh nghiệp chiếm được thị phần nên mở rộng sản xuất, tiếp tục phải đầu tư cho các tài sản cố định mới. Ở một số doanh nghiệp, doanh thu từ hoạt động kinh doanh không đủ để đầu tư tài sản mới nên doanh nghiệp tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay nợ ngân hàng,…

dòng tiền trong doanh nghiệp

c. Dòng tiền ở giai đoạn doanh nghiệp bão hòa

Trong giai đoạn bão hòa, mức sản xuất và mức tiêu thụ của công ty chững lại, tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh vượt quá nhu cầu vốn cho đầu tư tài sản cố định mới nên DN bắt đầu hoàn trả vốn cho các nhà đầu tư( mua cổ phiếu quĩ), trả vốn vay cho ngân hàng, chi trả cổ tức cao.

d. Dòng tiền ở giai đoạn doanh nghiệp suy thoái

Trong giai đoạn suy thoái, do mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp suy giảm mạnh, doanh nghiệp thực hiện cắt giảm mức độ sản xuất và tiêu thụ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh giảm dần, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư có thể chuyển từ âm(-) thành dương(+). Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng có thể âm(-) , do doanh nghiệp tiếp tục mua lại cổ phiếu, hoàn trả trái phiếu và vay vốn ngân hàng.

Những sự thay đổi về dòng tiền này, CEO có thể theo dõi dễ dàng ở báo cáo lưu chuyển tiền tệ để biết tiền đi đâu về đâu, tại sao bán được nhiều hàng mà vẫn không có lãi.

3 cách cải thiện dòng tiền cho doanh nghiệp

Sau khi xác định được dòng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ âm hay dương, chủ doanh nghiệp cần lập kế hoạch điều chỉnh ngay lập tức hoạt động kinh doanh để đảm bảo dòng tiền dương.

Dưới đây là 3 cách cải thiện dòng tiền mà rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng và thành công.

1. Đẩy mạnh doanh thu bán hàng

Để gia tăng doanh thu bán hàng, có 2 cách thông thường là:

  • Giám giá hàng bán
  • Tăng giá thành sản phẩm

Trong đó, giảm giá là cách tốt nhất để tăng doanh thu nhưng giảm bao nhiêu và giảm như thế nào là việc các doanh nghiệp cần suy nghĩ thấu đáo. Có một số lưu ý về việc giảm giá như sau:

  • Chỉ nên giảm giá các mặt hàng thông dụng, đại trà chứ không nên giảm toàn bộ
  • Nên đưa ra con số giảm giá từ 25% trở lên sẽ kích thích người tiêu dùng hơn
  • Giảm chi phí mua nguyên vật liệu

Còn tăng giá thành sản phẩm chỉ là biện pháp cuối cùng doanh nghiệp có thể dùng đến bởi khi giảm giá thành sẽ giảm số lượng khách hàng, tức là giảm số lượng hàng bạn ra. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng biện pháp này cho mục đích gia tăng doanh thu thì nhất định chỉ được tăng từng chút một và trong khoảng thời gian nhất định.

Việc giảm chi phí đầu vào, chi phí mua nguyên vật liệu có thể dễ dàng thực hiện được bằng thay đổi nhà cung cấp có mức chiết khấu tốt hơn.

tăng doanh thu bán hàng

2. Kiểm soát tốt hàng tồn kho

Mục tiêu của biện pháp này là giảm số ngày trung bình kho bị đóng băng xuống mức thấp nhất.Vì hàng tồn trong kho không sẽ không tạo ra doanh thu, mà ngược lại còn làm hao hụt hàng hóa, tốn kém nhân lực, làm trì trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,…Nếu giải quyết được vấn đề trên, doanh nghiệp sẽ tối ưu được lượng tồn kho tại mức thấp nhất, tiết kiệm chi phí, song đảm bảo hoạt động kinh doanh vẫn duy trì hiệu quả

>> Xem thêm: 6 cách nâng cao hiệu quả quản lý kho hàng

3. Đẩy mạnh thu hồi công nợ

Dựa vào bản báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp, CEO sẽ biết ngay số nợ phải thu và thời hạn thu hồi các khoản công nợ này.

Ngoài ra, để quản lý tốt tuổi nợ, hạn nợ; doanh nghiệp có thể sử dụng các cách dưới đây:

  • Tạo một hệ thống theo dõi hoàn chỉnh
  • Gửi hóa đơn, các chứng từ đến khach hàng nhanh chóng
  • Xem lại khoản phải thu thường xuyên
  • Gọi điện thoại nhắc nhở
  • Duy trì nhật ký thu nợ

>> Xem chi tiết tại đây: 8 cách quản lý hiệu quả công nợ phải thu khách hàng

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả