Mẫu đánh giá làm việc nhóm (Nhanh – Chuẩn – Chính xác)

02/07/2024
7075

Mẫu đánh giá làm việc nhóm cần thiết khi làm việc nhóm. Mẫu này giúp nhà quản lý đánh giá khách quan và chính xác hiệu quả của từng nhóm để có những chính sách khuyến khích và xử phạt kịp thời nhằm đảm bảo lợi ích chung của doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp 8+ Mẫu đánh giá làm việc nhóm – được MISA AMIS HRM tổng hợp và biên soạn:

Mục lục Hiện

1. Lý do cần đánh giá làm việc nhóm?

Đánh giá làm việc nhóm là cần thiết, giúp cải thiện hiệu quả công việc mà còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ lẫn nhau

  • Xác định hiệu quả công việc: Đánh giá giúp xác định mức độ hiệu quả và năng suất của nhóm, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện nếu cần.
  • Phát hiện và giải quyết xung đột: Qua đánh giá, các xung đột nội bộ có thể được phát hiện và giải quyết một cách kịp thời, giúp nhóm làm việc hiệu quả hơn.
  • Phát triển kỹ năng cá nhân: Mỗi thành viên trong nhóm có thể nhận được phản hồi về điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó cải thiện kỹ năng và đóng góp tốt hơn cho nhóm.
  • Định hướng phát triển: Đánh giá giúp định hướng cho sự phát triển của nhóm, xác định mục tiêu và chiến lược phù hợp.
  • Tạo động lực: Khi hiệu quả làm việc được công nhận và khen thưởng, các thành viên sẽ có thêm động lực để làm việc chăm chỉ và cống hiến nhiều hơn.
  • Xây dựng văn hóa làm việc nhóm: Đánh giá định kỳ giúp tạo ra một văn hóa làm việc nhóm tích cực, khuyến khích sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
  • Tối ưu hóa phân công công việc: Qua đánh giá, các nhà quản lý có thể thấy rõ hơn về năng lực của từng thành viên, từ đó phân công công việc một cách hợp lý và tối ưu hóa nguồn lực.

2. Các tiêu chí cần có trong bảng đánh giá làm việc nhóm

mẫu đánh giá làm việc nhóm

Mỗi mẫu đánh giá làm việc nhóm có những tiêu chí đánh giá khác nhau, sẽ tùy theo mục tiêu cuối cùng của dự án mong muốn. Tuy vậy, tùy mục đích áp dụng, nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc chọn mẫu đánh giá phù hợp. Nhằm đảm bảo tính bao quát, chính xác và công bằng, bạn có thể tham khảo những tiêu chí đánh giá phổ biến sau:

2.1 Đánh giá theo khả năng hoàn thành công việc

Việc đánh giá này tập trung vào việc đo lường theo các chỉ số, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm so với mục tiêu đề ra. 

  • Mức độ hoàn thành nhiệm vụ so với mục tiêu đề ra.
  • Chất lượng đầu ra công việc: Tùy từng công việc sẽ có những chỉ số, yêu cầu, tiêu chuẩn đầu ra cho công việc. Sau khi hoàn thành công việc, nhà quản lý cần so sánh kết quả hoàn thành với mục tiêu đề ra, và đánh giá hiệu quả của dự án, có những thay đổi phù hợp.
  • Hiệu suất làm việc của nhóm: Tiêu chí này giúp quản lý đánh giá được hiệu suất hoàn thành công việc và có những điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết

2.2 Kỹ năng giao tiếp & Tinh thần đội nhóm

Kỹ năng giao tiếp và tinh thần làm việc nhóm rất quan trọng. Điều này giúp gắn kết đội ngũ, tăng tinh thần kết nối mang lại hiệu suất cao cho doanh nghiệp.

  • Khả năng lắng nghe: Mức độ lắng nghe và hiểu ý kiến của người khác.
  • Truyền đạt thông tin: Khả năng truyền đạt ý tưởng và thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả.
  • Tinh thần hợp tác: Mức độ sẵn lòng làm việc cùng nhau và hỗ trợ các thành viên khác.
  • Chia sẻ kiến thức: Khả năng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và kỹ năng với nhóm.

2.3 Tinh thần trách nhiệm & Giải quyết xung đột

Làm việc nhóm cần tương tác, hỗ trợ, phối hợp nhau giữa các thành viên. Mỗi thành viên có tinh thần trách nhiệm cao với khối lượng và nhiệm vụ của mình sẽ đảm bảo được chất lượng và tiến độ công việc theo yêu cầu.

Có nhiều tiêu chí đánh giá tinh thần trách nhiệm:

  • Khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn
  • Chịu trách nhiệm công việc theo các tiêu chí và kết quả công việc
  • Kỹ năng nhận diện và xử lý xung đột, mâu thuẫn trong quá trình làm việc
  • Cách thức phản ứng và thái độ khi gặp xung đột.

2.4 Ý tưởng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề:

Sáng tạo luôn là yếu tố cần thiết và khuyến khích khi làm việc nhóm. Điều này giúp vấn đề được giải quyết nhanh, gọn, lẹ hơn mà tốn ít nhân lực, thời gian hơn

  • Đề xuất ý tưởng: Khả năng đề xuất các ý tưởng mới mẻ và sáng tạo.
  • Giải quyết vấn đề: Khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.

2.4 Kỹ năng lãnh đạo (nếu có):

  • Kỹ năng quản lý thời gian, tổ chức công việc
  • Đưa ra quyết định: Khả năng đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời.

3. 8+ Mẫu đánh giá làm việc nhóm chính xác

3.1 Bảng đánh giá năng lực làm việc nhóm của nhân viên

bảng đánh giá làm việc nhóm - năng lực

Tải ngay mẫu đánh giá năng lực làm việc nhóm của nhân viên

Khi đánh giá khả năng làm việc nhóm của nhân viên, trưởng nhóm cần tập trung đánh giá các yếu tố sau:

  • Khả năng kết nối, phối hợp, giao tiếp các thành viên
  • Kết quả hoàn thành mục tiêu theo KPI đề ra
  • Kỹ năng hoàn thành cá nhân

Tùy theo tiêu chí riêng và khả năng đánh giá của trưởng nhóm, sẽ quyết định được tiêu chí đánh giá năng lực làm việc nhóm của nhân viên phù hợp. Lưu ý, những tiêu chí này cần được phổ biến trước cho nhân viên, để nhân viên nắm rõ các tiêu chí cần hoàn thành tránh những thắc mắc sau này.

3.2 Bảng đánh giá làm việc nhóm của cá nhân

Để đánh giá toàn diện khả năng làm việc nhóm của nhân viên, quản lý cần cho nhân viên tự đánh giá mức độ đóng góp của cá nhân trong công việc. Từ đó quản lý và nhân viên đều nắm được ưu điểm và nhược điểm khi làm việc nhóm để có những cách thức cần cải thiện tốt hơn trong tương lai nhằm phát huy được tối đa năng lực của nhân viên và hiệu quả của công việc.

bảng tự đánh giá cá nhân làm việc nhóm

Tải ngay mẫu đánh giá làm việc nhóm cá nhân

3.3 Bảng đánh giá hiệu quả làm việc theo nhóm

Quản lý có thể đánh giá hiệu quả làm việc nhóm qua các tiêu chí sau:

  • Mức độ hiệu quả của công việc nhóm so với mục tiêu
  • Có những điều gì tích cực cần khuyến khích và động viên, điều gì còn thiếu sót để khắc phục
  • Các công cụ, biện pháp hiện tại có hiệu quả hay không? Có gì cần thay đổi để đảm bảo mục tiêu đề ra?

mẫu đánh giá hiệu quả làm việc nhóm

Tải ngay mẫu đánh giá hiệu quả làm việc nhóm

3.4 Mẫu bảng đánh giá quá trình làm việc nhóm

Bảng đánh giá quá trình làm việc nhóm giúp quản lý nắm được động lực và quy trình làm việc tối ưu nhất, có phương án xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

mẫu đánh giá làm việc nhóm theo quá trình

Tải ngay mẫu đánh giá quá trình làm việc nhóm

3.5. Mẫu đánh giá ngang hàng (đánh giá chéo)

Bảng đánh giá chéo giữa nhân viên – ngang hàng, cùng cấp bậc – sẽ giúp quản lý nắm được ý kiến và vấn đề dưới góc độ nhân viên.

mẫu đánh giá làm việc ngang hàng - đánh giá chéo

Tải ngay mẫu đánh giá làm việc nhóm – đánh giá chéo

3.6. Mẫu đánh giá đóng góp các thành viên trong nhóm (Trừ bản thân)

Bảng đánh giá này tăng tính khách quan hơn (vì loại trừ bản thân), quản lý sẽ nắm được các thành viên trong nhóm đánh giá các thành viên còn lại. Bảng đánh giá đóng góp của từng thành viên thường được thực hiện theo tháng, quý, năm. Điều này giúp quản lý nắm được và đánh giá toàn diện, đa chiều hơn về nhóm.

3.7. Mẫu đánh giá đóng góp của tất cả thành viên nhóm (Tất cả)

Bảng đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm bao gồm tất cả các thành viên (cả chính bản thân người đánh giá). Bảng này được sử dụng khi thực hiện đánh giá kết thúc dự án, hoàn thành mục tiêu theo tháng, quý, năm.

đánh giá làm việc nhóm theo đóng góp từng thành viên

Tải ngay mẫu đánh giá đóng góp thành viên trong nhóm

3.8. Mẫu đánh giá nhóm làm việc ngang hàng

Bảng đánh giá làm việc nhóm từng thành viên trong nhóm giúp quản lý đánh giá được năng lực của từng thành viên trong nhóm. Điều này thể hiện sự kết nối giữa các thành viên trong nhóm nhằm đạt mục tiêu đề ra.

đánh giá làm việc nhóm ngang hàng cùng cấp

Tải ngay mẫu đánh giá làm việc nhóm – Ngang hàng

4. Hướng dẫn cách xây dựng bảng đánh giá làm việc nhóm

Có nhiều cách xây dựng bảng đánh giá hiệu quả làm việc nhóm, tùy theo lĩnh vực và mục tiêu của từng dự án, có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, để xây dựng bảng đáng giá làm việc nhóm cần thực hiện theo các bước sau:

4.1 Lập kế hoạch làm việc nhóm

Quản lý cần xác định được rõ mục tiêu, kết quả cần đạt được và thời gian hoàn thành, thời gian đánh giá. Bản kế hoạch đánh giá làm việc nhóm hiệu quả cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Mục tiêu đánh giá cần rõ ràng và có tính thực thi: Rõ ràng mục tiêu đánh giá, gồm những tiêu chí nào, được đo đếm ra sao. Thời gian hoàn thành nào? Khi nào tiến hành đánh giá, có những lưu ý gì không?
  • Mục tiêu được truyền thông rõ ràng tới các thành viên, thành viên nắm rõ từng tiêu chí. Lợi ích và hình phạt khi hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ là gì
  • Kết quả cần đạt được là gì? Đầu ra càng chi tiết, cụ thể, đo đếm được càng tốt

4.2 Xác định rõ đối tượng và số lượng thành viên nhóm cần đánh giá

Cần nắm rõ đối tượng và số lượng nhân sự tham gia để có sự phân công phù hợp và hợp lý:

  • Đối tượng tham gia: Nhân sự gồm những ai, vị ví, chuyên môn
  • Số lượng nhân sự: Bao nhiêu người
  • Thời gian: Thời gian nhân sự tham gia dự án là bao lâu, bao lâu sẽ đánh giá

4.3 Lựa chọn hình thức đánh giá

Tùy theo lĩnh vực và các thành viên tham gia nhóm, quản lý có thể lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp. Để đánh giá được chính xác hiệu quả hoạt động nhóm, nhà quản lý cần đầu tư nhiều thời gian và kỹ năng trong việc bám sát, nhìn nhận và đánh giá dự án. Do đó, nhà quản lý cần linh động áp dụng các phương pháp đánh giá phù hợp với doanh nghiệp của mình. 

4.4 Xây dựng bảng đánh giá, thang điểm, danh mục cần đánh giá

Bạn có thể tham khảo các mẫu tổng hợp 8+ mẫu bảng đánh giá làm việc nhóm – được biên soạn và tổng hợp của MISA AMIS HRM trên đây. Nhà quản lý cần linh động trong việc tùy chỉnh và áp dụng cho doanh nghiệp mình nhằm đánh giá chuẩn xác.

4.5 Tổng hợp kết quả, lên kế hoạch định hướng phát triển

Thông qua bảng đánh giá làm việc nhóm, nhà quản lý nắm được và đánh giá công nhận những nhân sự có thành tích tốt, đồng thời phát hiện và có những biện pháp xử lý kịp thời vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo hiệu quả mục tiêu của doanh nghiệp.

5. Lưu ý khi tạo mẫu đánh giá làm việc nhóm

Để đánh giá làm việc nhóm khách quan, công bằng, chính xác và hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Xác định các tiêu chí rõ ràng và cụ thể, nhất quán ngay từ đầu, mọi người đều nắm được điều gì đang được đánh giá
  • Sử dụng tiêu chí SMART (cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế, và có thời hạn).
  • Chọn phương pháp đánh giá phù hợp với đối tượng và mục tiêu đánh giá
  • Đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch: Đánh giá nên được thực hiện công bằng, không thiên vị và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân.
  • Kết hợp nhiều nguồn thông tin: Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như tự đánh giá, đánh giá từ đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng (nếu có).
  • Sử dụng đánh giá 360 độ để có cái nhìn toàn diện về hiệu suất làm việc.
  • Đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả: Quản lý cần xem xét toàn bộ quá trình làm việc để công nhận đúng nhất được nỗ lực và cống hiến của thành viên.
  • Đưa ra phản hồi cụ thể và xây dựng: Cung cấp phản hồi cụ thể, xây dựng và mang tính hỗ trợ để các thành viên có thể hiểu rõ điểm mạnh và điểm cần cải thiện. Tránh phản hồi quá chung chung, thiên vị hoặc chỉ trích cá nhân.
  • Khuyến khích đánh giá của tất cả thành viên, đánh giá lẫn nhau để tăng tính khách quan trong đánh giá
  • Đảm bảo tính bảo mật: Mọi thông tin đánh giá cần được bảo mật, chỉ những người có liên quan, có trách nhiệm mới được quyền biết.
  • Theo dõi, cải tiến liên tục phù hợp: Theo dõi, đánh giá lại các tiêu chí định kỳ để đảm bảo mục tiêu cuối cùng.
  • Lắng nghe ý kiến phản hồi từ các thành viên để cải tiến quá trình đánh giá.

5. Đánh giá nhân viên với phần mềm đánh giá MISA AMIS

Phần mềm đánh giá MISA AMIS là một trong những phân hệ cốt lõi của phần mềm nhân sự MISA AMIS HRM. Phần mềm hỗ trợ đánh giá nhiều phương pháp như đánh giá theo mục tiêu cá nhân, đánh giá năng lực, báo cáo công việc, KPI, OKR, 360 độ. Thông qua quy trình đánh giá tự động hóa đã được tối ưu. Doanh nghiệp có thể tự thiết lập cách thức review hiệu quả và xem báo cáo chi tiết để đưa ra quyết định nhân sự một cách hợp lý.

phần mềm đánh giá nhân viên misa amis

dùng ngay miễn phí amis đánh giá

  • Hỗ trợ nhiều phương pháp đánh giá: Mục tiêu cá nhân, khung năng lực, báo cáo công việc, KPI , OKR, 360 độ…
  • Đánh giá mọi lúc mọi nơi: Trên bản desktop và mobile. Ngoài ra, cả nhân viên và quản lý đều tham gia vào quá trình đánh giá
  • Thực hiện đánh giá linh hoạt, đúng hạn: Đánh giá theo cấp bậc, theo kỳ, có thông báo nhắc nhở
  • Quản lý phê duyệt đánh giá dễ dàng: Các phòng ban, quản lý phê duyệt, trao đổi ngay trên phần mềm
  • Báo cáo đánh giá trực quan, chi tiết, toàn diện giúp lãnh đạo ra quyết định chính xác hơn
  • Dễ sử dụng và thao tác: Giao diện thân thiện, dễ dùng
  • Kết nối chặt chẽ, đồng bộ dữ liệu khép kín: Dữ liệu được kết nối, liên thông với các phần mềm như MISA AMIS thông tin nhân sự, MISA AMIS tiền lương

Đặc biệt, phần mềm MISA AMIS đánh giá có thể áp dụng đánh giá cho nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp như bộ phận nhân sự, kinh doanh, tài chính, … Ngoài ra, phần mềm MISA AMIS Đánh Giá liên kết chặt chẽ với các phần mềm khác trong hệ thống để lấy dữ liệu một cách đồng bộ, giảm thời gian nhập thông tin và tránh sai sót.

Trên đây là toàn bộ 8+ Mẫu đánh giá làm việc nhóm – được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ MISA AMIS HRM. Hi vọng, với những mẫu này, trưởng nhóm và quản lý có thể áp dụng đánh giá cho đội ngũ của mình nhanh chóng và chính xác.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả