Kinh doanh là gì? Các loại hình kinh doanh phổ biến nhất

24/06/2024
1169

Kinh doanh là một khái niệm rộng lớn và đa chiều, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị và lợi nhuận. Để hiểu rõ bản chất của kinh doanh, bài viết này sẽ cung cấp góc nhìn tổng quan từ định nghĩa kinh doanh là gì đến các mô hình kinh doanh hiện đại, giúp bạn định hướng và tối ưu hóa chiến lược của mình.

Tải ngay trọn bộ 20+ tài liệu: CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN
Mục lục Hiện

1. Kinh doanh là gì?

Khái niệm kinh doanh được giải thích tại khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”

Có thể hiểu đơn giản, kinh doanh là hoạt động tổ chức và quản lý các nguồn lực nhằm sản xuất, mua bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra giá trị và lợi nhuận. Bao gồm việc nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, tiếp thị bán hàng, quản lý tài chính và nguồn nhân lực.

kinh-doanh-la-gi

Mục tiêu của kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc tối đa hóa lợi nhuận mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững, tuân thủ các quy định pháp luật và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tải ngay miễn phí: 8 MẪU CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 2024

2. Đặc điểm của kinh doanh

Đặc điểm của kinh doanh có thể được phân loại và mô tả theo nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là 6 đặc điểm quan trọng.

dac-diem-cua-kinh-doanh

2.1. Giao dịch và trao đổi

Giao dịch và trao đổi là cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh. Đây là quá trình mà doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận, trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ để đổi lấy tiền hoặc hàng hóa khác. Giao dịch và trao đổi liên tục diễn ra, tạo nên dòng chảy tài chính và vật chất, duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường.

2.2. Đáp ứng nhu cầu xã hội

Kinh doanh bắt nguồn từ nhu cầu đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của xã hội. Mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đều nhằm mục đích giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Từ các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm và quần áo, đến các dịch vụ tiện ích như y tế và giáo dục, mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới việc tạo ra giá trị cho khách hàng.

2.3. Doanh số và lợi nhuận

Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Doanh số phản ánh khả năng bán hàng và thu hút khách hàng, trong khi lợi nhuận cho thấy hiệu quả của việc quản lý chi phí và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn lực chính để doanh nghiệp tái đầu tư, mở rộng quy mô, và đối phó với các rủi ro kinh doanh trong tương lai.

2.4. Rủi ro

Kinh doanh luôn luôn đi kèm với rủi ro. Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức như biến động thị trường, thay đổi luật pháp và sự cạnh tranh khốc liệt trong các “đại dương đỏ”. Để thành công, doanh nghiệp cần có các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả, thích ứng nhanh chóng với các tình huống bất ngờ.

2.5. Tiếp thị và phân phối

Tiếp thị và phân phối là hoạt động đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng. Tiếp thị giúp tạo dựng hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy nhu cầu. Phân phối đảm bảo sản phẩm được vận chuyển và cung cấp đúng thời gian, đúng hình thức, đúng địa điểm.

Tải miễn phí: 10 MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH MỚI NHẤT DÀNH CHO CEO & QUẢN LÝ

3. Các loại hình kinh doanh phổ biến trên thị trường

Trong nền kinh tế hiện đại, hoạt động kinh doanh được phân loại dựa trên sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp, cách thức vận hành và thị trường mục tiêu. Dưới đây là các loại hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay:

các loại hình kinh doanh phổ biến
4 loại hình kinh doanh phổ biến trên thị trường rất dễ gặp

3.1. Kinh doanh dịch vụ

Kinh doanh dịch vụ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ phi vật chất thay vì sản phẩm hữu hình. Ví dụ điển hình bao gồm dịch vụ tài chính, du lịch, y tế, giáo dục và tư vấn. Các công ty trong lĩnh vực này thường chú trọng vào việc tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và tối ưu hóa quy trình cung cấp dịch vụ.

Ưu điểm:

  • Không cần kho lưu trữ lớn, tiết kiệm chi phí hạ tầng.
  • Linh hoạt trong việc mở rộng hoặc thay đổi dịch vụ dựa trên nhu cầu thị trường.

Thách thức:

  • Khó tiêu chuẩn hóa dịch vụ, phụ thuộc vào yếu tố con người.
  • Cạnh tranh cao đòi hỏi sự sáng tạo liên tục.

3.2. Kinh doanh sản phẩm

Đây là loại hình kinh doanh phổ biến nhất và bao gồm việc sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm vật chất. Các doanh nghiệp có thể hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như thời trang, thực phẩm, điện tử, và đồ gia dụng.

Ưu điểm:

  • Khả năng mở rộng quy mô thông qua sản xuất hàng loạt.
  • Dễ dàng quảng bá sản phẩm thông qua các kênh truyền thông.

Thách thức:

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao do cần nguyên liệu và cơ sở sản xuất.
  • Quản lý hàng tồn kho và logistic có thể phức tạp.

3.3. Kinh doanh trực tuyến (E-commerce)

Với sự phát triển của công nghệ, kinh doanh trực tuyến đã trở thành xu hướng không thể thiếu. Các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Amazon giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng toàn cầu với chi phí thấp hơn so với các cửa hàng truyền thống.

Ưu điểm:

  • Khả năng tiếp cận khách hàng rộng rãi và không bị giới hạn địa lý.
  • Tối ưu hóa chi phí vận hành thông qua việc tự động hóa các quy trình.

Thách thức:

  • Cạnh tranh gay gắt từ cả doanh nghiệp lớn và nhỏ.
  • Đòi hỏi chiến lược digital marketing hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng.

>> Đọc thêm: Top 3 mô hình kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả nhất hiện nay tại Việt Nam

3.4. Kinh doanh nhượng quyền

Kinh doanh nhượng quyền là mô hình mà một cá nhân hoặc công ty (bên nhận nhượng quyền) mua lại quyền sử dụng thương hiệu và mô hình kinh doanh từ một doanh nghiệp đã thành công (bên nhượng quyền). Mô hình này phổ biến trong các lĩnh vực như thực phẩm (McDonald’s, KFC), bán lẻ và dịch vụ.

Ưu điểm:

  • Lợi thế từ thương hiệu mạnh và hệ thống đã được kiểm chứng.
  • Hỗ trợ đào tạo và chiến lược kinh doanh từ bên nhượng quyền.

Thách thức:

  • Chi phí nhượng quyền ban đầu và phí duy trì cao.
  • Ít tính linh hoạt trong việc điều chỉnh mô hình kinh doanh theo ý muốn.

Misa Amis

4. Các mô hình kinh doanh phổ biến

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Dưới đây là các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay:

cac-mo-hinh-kinh-doanh-pho-bien

4.1. Mô hình B2C (Business-to-Consumer)

Mô hình B2C là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng. Đây là mô hình phổ biến nhất, với các ví dụ điển hình là cửa hàng bán lẻ, siêu thị…

Doanh nghiệp B2C tập trung vào trải nghiệm khách hàng, chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và dịch vụ hậu mãi. Quy trình mua bán trong mô hình B2C thường đơn giản và diễn ra nhanh chóng.

4.2. Mô hình B2B (Business-to-Business)

Mô hình B2B là mô hình kinh doanh mà các giao dịch thương mại diễn ra giữa các doanh nghiệp với nhau. Sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp được cung cấp tới các doanh nghiệp khác chứ không tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng cuối cùng.

Mô hình này thường liên quan đến các hợp đồng dài hạn, giá trị lớn. Các giao dịch B2B thường phức tạp, yêu cầu sự hiểu biết sâu về ngành nghề cũng như mối quan hệ lâu dài và độ tin cậy giữa các bên.

4.3. Mô hình C2C (Consumer-to-Consumer)

Mô hình C2C là mô hình kinh doanh mà các giao dịch diễn ra giữa người tiêu dùng với nhau. Một số nền tảng như eBay, Craigslist… các trang mạng xã hội mua bán như Facebook Marketplace hay nền tảng thương mại điện tử Shopee, Lazada… cho phép các cá nhân tương tác và thực hiện giao dịch trực tiếp với nhau. Trong mô hình này người tiêu dùng trở thành cả người bán và người mua.

4.4. Mô hình C2B (Consumer-to-Business)

Trong mô hình C2B người tiêu dùng đóng vai trò là người cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp. Ví dụ, các freelancer (người làm việc tự do) cung cấp dịch vụ thiết kế, viết bài hoặc lập trình cho các công ty thông qua các nền tảng như Upwork.

Trong mô hình này, các cá nhân có cơ hội tiếp cận thị trường doanh nghiệp rộng lớn. Còn các doanh nghiệp có lợi thế trong việc tiếp cận với nguồn nhân lực đa dạng, chuyên môn hóa cao mà không cần phải thuê nhân viên toàn thời gian.

>> Xem thêm: Chinh phục thị trường toàn cầu với chiến lược kinh doanh quốc tế

5. Các lĩnh vực, ngành nghề phổ biến trong kinh doanh

Một số lĩnh vực chính trong kinh doanh, mỗi lĩnh vực đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Các lĩnh vực, ngành nghề phổ biến trong kinh doanh

5.1. Lĩnh vực Tài chính

Tài chính bao gồm các hoạt động như ngân hàng, bảo hiểm, quản lý quỹ và các dịch vụ tư vấn tài chính. Doanh nghiệp trong lĩnh vực này cung cấp các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến quản lý tiền tệ như cho vay, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản… 

Việc quản lý rủi ro, tuân thủ quy định pháp luật và cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng là những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng và nhà đầu tư.

5.2. Lĩnh vực Vận tải

Vận tải là lĩnh vực liên quan đến việc di chuyển hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác. Ngành vận tải bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cung cấp dịch vụ vận chuyển, logistic và quản lý chuỗi cung ứng.

Với vị trí địa lý thuận lợi và cơ sở hạ tầng phát triển, Việt Nam đang dần từng bước trở thành trung tâm logistics của khu vực Đông Nam Á. Các công ty vận tải trong và ngoài nước đang đầu tư mạnh mẽ để khai thác tiềm năng thị trường này.

5.3. Lĩnh vực Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là lĩnh vực phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ, bao gồm phần mềm, phần cứng và các giải pháp công nghệ khác. Các doanh nghiệp IT (Information Technology) tập trung vào đổi mới, nghiên cứu, phát triển và bảo mật thông tin. 

Đây là một trong những ngành kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh chóng và đóng vai trò then chốt trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, Công nghệ thông tin cũng là nền tảng thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành khác.

5.4. Lĩnh vực Bán lẻ

Bán lẻ là lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Ngành bán lẻ bao gồm các cửa hàng truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, các trang thương mại điện tử…

Doanh nghiệp bán lẻ cần chú trọng đến chiến lược tiếp thị, quản lý hàng tồn kho và dịch vụ khách hàng để duy trì và mở rộng thị phần. Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thay đổi đáng kể cách thức hoạt động của ngành bán lẻ, mang lại nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp.

5.5. Lĩnh vực Y tế

Lĩnh vực bao gồm các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất – phân phối dược phẩm, thiết bị y tế. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể kể đến bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, công ty dược phẩm…

Hiện nay sức khỏe luôn là vấn đề nhận được nhiều mối quan tâm, cùng với sự phát triển của ngành y tế đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh. Sự gia tăng dân số và tiến bộ trong y học cũng mang lại những cơ hội lớn, tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm – dịch vụ và kiểm soát chi phí vẫn là những thách thức lớn trong ngành này.

5.6. Lĩnh vực Du lịch – Dịch vụ lưu trú

Du lịch và dịch vụ lưu trú là lĩnh vực bao gồm các dịch vụ liên quan đến du lịch, khách sạn, nhà hàng, giải trí. Các công ty trong ngành này tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm du lịch phong phú và đa dạng cho khách hàng, từ việc đặt phòng khách sạn, tour du lịch, đến các hoạt động giải trí, ẩm thực. Chất lượng dịch vụ, sự độc đáo của trải nghiệm du lịch và chiến lược tiếp thị hiệu quả là những yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân du khách.

5.7. Lĩnh vực Xây dựng – Bất động sản

Đây là lĩnh vực liên quan đến việc thiết kế, xây dựng, mua bán bất động sản. Các doanh nghiệp trong ngành này thực hiện các dự án xây dựng nhà ở, công trình thương mại, cơ sở hạ tầng và khu đô thị.

Lĩnh vực xây dựng và bất động sản tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư nhờ vào đô thị hóa và nhu cầu cao về nhà ở, cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong ngành cũng phải đối mặt với thách thức từ biến động thị trường và sự cạnh tranh gay gắt.

>>> Bạn nên đọc: 9 yếu tố trong mô hình kinh doanh – nền móng kinh doanh vững chắc

6. Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất

Loại hình Mô tả
Hộ kinh doanh Tổ chức kinh doanh nhỏ do một cá nhân hoặc gia đình điều hành

Không có tư cách pháp nhân độc lập, chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp là một thể thống nhất.

Doanh nghiệp tư nhân Do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản về hoạt động của doanh nghiệp.

Không có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định kinh doanh và sử dụng lợi nhuận sau thuế.

Chủ sở hữu tự điều hành hoặc thuê người quản lý nhưng vẫn chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhà nước Tổ chức kinh doanh do chính phủ hoặc cơ quan nhà nước sở hữu và kiểm soát.

Nhà nước là chủ sở hữu và có quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp liên doanh Sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều tổ chức/cá nhân để thành lập một doanh nghiệp chung.

Chia sẻ vốn, tài sản, công nghệ và nguồn lực để cùng hưởng lợi và chịu rủi ro từ hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Thành lập, sở hữu hoàn toàn bởi nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư của Việt Nam.
Công ty TNHH Một thành viên Do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ.
Công ty TNHH Hai thành viên Tối đa 50 thành viên, mỗi thành viên chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn đã góp.

Có tư cách pháp nhân.

Công ty Cổ phần Có vốn điều lệ chia thành nhiều cổ phần, cổ đông chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị cổ phần sở hữu.

Các cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Công ty Hợp danh Cần ít nhất hai thành viên hợp danh cùng chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ.

Cho phép có thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp và không tham gia điều hành.

7. Các loại thuế cần đóng khi kinh doanh

Hạng mục thuế Mô tả
Thuế giá trị gia tăng (VAT) Áp dụng đối với giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và phân phối.

Các mức thuế suất VAT hiện tại là 0%, 5%, và 10%, tùy thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

Những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế VAT sẽ được quy định cụ thể.

Lệ phí môn bài Thu trực tiếp hàng năm từ cá nhân, hộ kinh doanh, và tổ chức sản xuất, kinh doanh dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư, doanh thu.

Các mức lệ phí môn bài bao gồm:
– Doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở lên: 3 triệu đồng/năm
– Doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng: 2 triệu đồng/năm
– Chi nhánh, văn phòng đại diện: 1 triệu đồng/năm.
– Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên, lệ phí dao động từ 300.000 – 1 triệu đồng/năm tùy theo mức doanh thu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Thuế TNDN được tính dựa trên thu nhập tính thuế sau khi đã trừ chi phí được phép khấu trừ.

Khi chưa phát sinh thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN, nhưng cần kê khai để theo dõi tài chính và tuân thủ pháp luật.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh vượt quá 100 triệu đồng trong năm dương lịch, doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm dương lịch dưới 100 triệu đồng thì không phải nộp thuế TNCN cũng như thuế GTGT.

8. Vi phạm cần tránh trong kinh doanh là gì? 

  • Kinh doanh không có giấy phép
    • Theo Điều 7 Luật Thương mại 2005, thương nhân phải đăng ký kinh doanh trước khi bắt đầu hoạt động, ngoại trừ các trường hợp như hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, buôn bán rong, bán vé số,…
    • Nếu không đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động theo quy định pháp luật.
  • Không đóng thuế theo quy định
    • Hành vi vi phạm: Không nộp thuế, nộp chậm, hoặc khai thuế không đúng là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và kinh tế – xã hội.
    • Xử phạt vi phạm hành chính (theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP):
      • Có tình tiết giảm nhẹ: Bị phạt theo số tiền thuế trốn.
      • Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: Phạt 1,5 lần số tiền thuế trốn.
      • Có một tình tiết tăng nặng: Phạt 2 lần số tiền thuế trốn.
      • Có hai tình tiết tăng nặng: Phạt 2,5 lần số tiền thuế trốn.
      • Có ba tình tiết tăng nặng trở lên: Phạt 3 lần số tiền thuế trốn.
    • Truy cứu trách nhiệm hình sự: Với những vi phạm nghiêm trọng, có thể bị phạt tù lên đến 7 năm theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017.

Misa Amis

9. Các ngành nghề kinh doanh bị cấm

Ngành nghề kinh doanh bị hạn chế

Theo Điều 25 Luật Thương mại 2005 và Phụ lục II của Nghị định 59/2006/NĐ-CP, một số hàng hóa và dịch vụ chỉ được kinh doanh trong phạm vi hạn chế:

  • Hàng hóa: Súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ; hàng chứa chất phóng xạ; thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ; hoá chất theo công ước quốc tế; thực vật, động vật hoang dã quý hiếm; thuốc lá điếu, xì gà; các loại rượu.
  • Dịch vụ: Karaoke, vũ trường.

Ngành nghề kinh doanh bị cấm

Theo Phụ lục I của Nghị định 59/2006/NĐ-CP, danh mục hàng hóa và dịch vụ bị cấm kinh doanh bao gồm:

  • Hàng hóa: Vũ khí quân dụng; quân trang; các chất ma túy; sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan; pháo (ngoại trừ loại được phép kinh doanh); đồ chơi nguy hiểm; thuốc thú y cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; khoáng sản độc hại đặc biệt.
  • Dịch vụ: Mại dâm, tổ chức mại dâm; buôn bán trẻ em, phụ nữ; tổ chức đánh bạc, gá bạc; môi giới hôn nhân hoặc nhận con nuôi vì lợi nhuận liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Lưu ý, nếu có thay đổi pháp luật về hàng hóa hoặc dịch vụ bị hạn chế/cấm, doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định mới nhất.

Trường hợp không cần đăng ký kinh doanh

Theo Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, có 5 trường hợp không cần đăng ký kinh doanh:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
  • Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động.
  • Kinh doanh thời vụ.
  • Các dịch vụ có thu nhập thấp (mức thu nhập thấp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định).
  • Ngoại lệ: Các ngành nghề có điều kiện kinh doanh vẫn phải đăng ký dù thuộc các trường hợp trên.

10. Những yếu tố cần lưu ý để kinh doanh thành công

Để đạt được thành công bền vững trong môi trường kinh doanh đầy thách thức hiện nay, doanh nghiệp cần tập trung vào một số yếu tố cốt lõi. Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý:

cac-yeu-to-trong-kinh-doanh

10.1. Hiểu rõ thị trường và khách hàng

Để kinh doanh thành công, việc hiểu rõ thị trường và khách hàng là yếu tố tiên quyết. Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm phân tích xu hướng, đánh giá đối thủ cạnh tranh và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. Sau khi xác định được nhu cầu, mong muốn và hành vi mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng chính xác những gì thị trường cần.

Hiểu rõ thị trường cũng bao gồm việc nhận diện các cơ hội và thách thức tiềm năng. Doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các nguồn lực cho sự biến động thị trường và nắm bắt cơ hội phát triển mới. Doanh nghiệp nào có khả năng dự đoán và thích ứng nhanh chóng sẽ duy trì được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.

10.2. Quản lý tài chính hiệu quả

Tài chính có thể được xem là “huyết mạch” của mọi doanh nghiệp. Các công ty cần lên chiến lược tài chính rõ ràng, kiểm soát chi phí và kế hoạch quản lý dòng tiền. Điều này bao gồm việc dự báo thu chi, lập ngân sách, và theo dõi các khoản chi tiêu để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách.

Đảm bảo sử dụng vốn hợp lý và tìm kiếm nguồn tài chính đa dạng cũng giúp các tổ chức mở rộng quy mô. Ngoài ra, việc quản lý tài chính hiệu quả còn giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng chống chịu trước các biến động thị trường.

10.3. Đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, đổi mới sáng tạo là yếu tố quyết định sự khác biệt và thành công của doanh nghiệp. Các công ty cần khuyến khích sáng tạo từ mọi cấp độ, liên tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh.

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) giúp doanh nghiệp luôn dẫn đầu trong việc đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Đổi mới không chỉ dừng lại ở sản phẩm mà còn bao gồm các mô hình kinh doanh mới, cách tiếp cận thị trường sáng tạo và tối ưu hóa các quy trình nội bộ.

10.4. Quản lý nhân sự chuyên nghiệp

Matsushita Konosuke – ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật từng nói, “Tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp chính là con người”. Việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động hiệu quả của một công ty. 

Bắt đầu từ quá trình tuyển dụng chọn lọc, doanh nghiệp cần đảm bảo có được những nhân viên có kỹ năng phù hợp. Sau đó, việc đào tạo và phát triển liên tục giúp nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên. Bước tiếp theo là xây dựng môi trường làm việc tích cực và văn hóa công ty nơi nhân viên được tôn trọng và khuyến khích sáng tạo. Cuối cùng, hệ thống đánh giá hiệu suất công bằng giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu và phát triển toàn diện.

10.5. Ứng dụng công nghệ

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ứng dụng các giải pháp công nghệ như phần mềm quản lý, hệ thống ERP, CRM và các công nghệ số khác giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, cải thiện dịch vụ khách hàng và tăng cường năng suất.

Đặc biệt, việc bắt kịp xu hướng công nghệ mới như AI, blockchain và IoT có thể mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể. Công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn mà còn mở ra những cơ hội kinh doanh mới và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Hiện nay, MISA AMIS là giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp tối ưu toàn bộ quy trình vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng năng suất mạnh mẽ.

Với 30+ phần mềm chuyên biệt nằm trong hệ sinh thái, MISA AMIS hỗ trợ doanh nghiệp quản lý mọi hoạt động từ Tài chính – Kế toán, Marketing – Bán hàng, Nhân sự cho tới Quản lý – Điều hành trên 1 nền tảng duy nhất.

so-do-ket-noi-misa-amis

Dùng ngay miễn phí

Là một sản phẩm của MISA JSC với 30 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm, 250.000 khách hàng sử dụng, MISA AMIS là một trong số ít nền tảng đáp ứng mọi nhu cầu quản trị của doanh nghiệp đồng thời kết nối chặt chẽ các ứng dụng để xây dựng dòng chảy dữ liệu hợp nhất, giảm thiểu nhập liệu thủ công, giảm chồng chéo công việc.

  • Kết nối chặt chẽ các nghiệp vụ bên trong (Kế toán, Bán hàng, Nhân sự,…) và bên ngoài doanh nghiệp (Thuế, Ngân hàng, sàn thương mại điện tử, Logistics,…), kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh, cửa hàng,…
  • Toàn bộ dữ liệu được hội tụ, liên thông giữa các bộ phận để phục vụ điều hành và giải quyết bài toán lệch số liệu (đặc biệt là doanh số giữa phòng Kinh doanh và Kế toán, tồn kho).
  • Phối hợp chặt chẽ, trơn tru giữa các bộ phận, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng năng suất nhân viên, tối ưu chi phí và nguồn lực.
  • Cung cấp báo cáo đa chiều, chính xác, tạo ra bức tranh hoàn chỉnh giúp chủ doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời.

Hơn 250.000+ doanh nghiệp đã tin chọn MISA AMIS để tối ưu toàn bộ hoạt động vận hành, nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong đó có Công ty Cổ phần LANDCO, Công ty Cổ Phần Viglacera Hạ Long, Công ty TNHH Sản xuất Xây dựng Thương mại Đại Á Châu, Công ty Austdoor,… và nhiều doanh nghiệp khác.

Dùng thử và khám phá sức mạnh của MISA AMIS tại đây:

  • Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
  • Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
  • Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
  • Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia

11. Thách thức và cơ hội trong kinh doanh

Kinh doanh luôn đi kèm với những thách thức và cơ hội khác nhau, tùy thuộc vào loại hình và quy mô doanh nghiệp. Hiểu rõ các yếu tố này giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn để đón nhận thành công.

11.1. Thách thức trong kinh doanh

Thách thức trong kinh doanh
5 thách thức lớn trong kinh doanh mà doanh nghiệp nào cũng đối mặt
  • Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, cả trong và ngoài nước, buộc doanh nghiệp phải liên tục đổi mới để giữ vững vị thế.
  • Biến động kinh tế: Những biến động về kinh tế, lạm phát và thay đổi trong chính sách nhà nước có thể ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận.
  • Thay đổi công nghệ: Việc không bắt kịp xu hướng công nghệ có thể khiến doanh nghiệp bị tụt hậu so với đối thủ.
  • Quản lý rủi ro: Các rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, và sự cố ngoài dự kiến có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
  • Nhân lực: Việc thu hút và duy trì nhân tài luôn là một bài toán khó, đòi hỏi chính sách nhân sự và môi trường làm việc hấp dẫn.

11.2. Cơ hội trong kinh doanh

Cơ hội trong kinh doanh
5 cơ hội trong kinh doanh
  • Công nghệ số hóa: Sự phát triển của công nghệ và internet đã tạo ra nhiều cơ hội mới, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu và tối ưu hóa quy trình.
  • Thị trường mới nổi: Mở rộng kinh doanh sang các thị trường đang phát triển là cách để tăng trưởng doanh thu và đa dạng hóa nguồn thu.
  • Hợp tác quốc tế: Xu hướng toàn cầu hóa mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh và học hỏi từ các đối tác.
  • Xu hướng xanh và bền vững: Kinh doanh bền vững và bảo vệ môi trường không chỉ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh mà còn tạo ra hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng.
  • Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng: Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp.

Kết luận

Tóm lại, kinh doanh là hoạt động đáp ứng các nhu cầu xã hội, tạo ra giá trị và lợi nhuận thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Để thành công, doanh nghiệp cần hiểu rõ thị trường, quản lý tài chính và nhân sự hiệu quả. Thích ứng nhanh chóng với thay đổi và tăng cường đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ sẽ giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả