Biên bản bàn giao công nợ nghỉ việc – tải mẫu miễn phí

07/05/2024
1152

Bàn giao công nợ đầy đủ trước khi nghỉ việc giúp người lao động bảo vệ quyền lợi cho bản thân, đồng thời đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Nhờ đó những người tiếp nhận có thể nắm bắt công việc và tránh các tranh chấp sau này. Hãy cùng MISA tìm hiểu thêm về biên bản bàn giao công nợ khi nghỉ việc trong bài viết dưới đây.

1. Công nợ là gì?

biên bản bàn giao công nợ nghỉ việc
Công nợ là gì?

Công nợ là các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán, tạm ứng,… cụ thể: 

  • Các khoản phải thu khách hàng: phát sinh khi công ty đã thực hiện bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa nhận được tiền.
  • Các khoản tạm ứng: phát sinh khi cho người nhận tạm ứng để thực hiện công việc nào đó.
  • Các khoản phải trả người bán: phát sinh khi khách hàng hoặc công ty đã nhận được hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán cho người bán.
  • Các khoản phải thu khác: là các khoản ngoài như giá trị tài sản thiếu nhưng chưa rõ nguyên nhân, các khoản bồi thường do cá nhân, tập thể gây tổn thất, hỏng hóc thiết bị, vật tư, hàng hóa…
  • Các khoản phải trả khác: ngoài những khoản trả nhân viên, nộp nhà nước, trả người bán, cho vay nợ, ký cược, ký quỹ, phải trả nội bộ, các khoản phải trả khác là giá trị tài sản dư chưa rõ nguyên nhân, thanh toán BHXH hoặc BHYT tạm thời.

2. Biên bản bàn giao công nợ là gì?

Biên bản bàn giao công nợ là văn bản xác nhận các khoản công nợ, khoản phải thu, khoản tạm ứng để người tiếp nhận nắm được thông tin. Khi người lao động sắp nghỉ việc hoặc chuyển sang bộ phận khác, nếu có công nợ họ cần phải lập biên bản bàn giao đầy đủ. Ngoài ra cần có các hồ sơ, tài liệu chứng minh công nợ đi kèm.

3. Ý nghĩa của biên bản bàn giao công nợ

Biên bản bàn giao công nợ có ý nghĩa quan trọng với các công ty, cơ quan và các cá nhân: 

  • Cung cấp tình hình công nợ rõ ràng, minh bạch: Số tiền công nợ, thời hạn và hình thức thanh toán được ghi rõ trong biên bản. Điều này giúp đảm bảo tính khách quan, chính xác, hạn chế tranh chấp sau này.
  • Biên bản bàn giao công nợ có giá trị pháp lý: Đây là bằng chứng hợp pháp, dùng làm căn cứ đòi nợ, khởi kiện khi cần thiết.
  • Giúp bàn giao công việc nhanh chóng, hiệu quả: Biên bản bàn giao công nợ giúp người bàn giao và người tiếp nhận nắm rõ tình hình công nợ, tạo điều kiện cho người tiếp nhận xử lý công nợ một cách hiệu quả. 
  • Theo dõi tình hình thu chi: Biên bản bàn giao công nợ còn giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao tình hình thu chi, giữ vững và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong việc thanh toán công nợ.
Gặp khó khăn trong quản lý thủ tục nghỉ việc?Dùng thử AMIS Thông Tin Nhân Sự ngay

4. Các giấy tờ khi bàn giao công nợ

biên bản bàn giao công nợ nghỉ việc
Chủ động chuẩn bị các hóa đơn, hợp đồng, chứng từ liên quan đến công nợ để bàn giao

Để quá trình chuyển giao trách nhiệm được minh bạch, cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liên quan đến công nợ. Tùy từng trường hợp, giấy tờ bàn giao có thể gồm:

  • Hóa đơn GTGT đầu ra 
  • Hóa đơn GTGT đầu vào
  • Tờ khai thuế của doanh nghiệp theo tháng, quý hoặc năm
  • Báo cáo tài chính trong năm
  • Báo cáo về sử dụng hóa đơn trong doanh nghiệp
  • Sổ sách kế toán của doanh nghiệp
  • Hợp đồng mua bán đầu ra, đầu vào
  • Sổ phụ ngân hàng
  • Báo cáo về vấn đề xuất nhập kho, tồn hàng hóa

5. Mẫu biên bản bàn giao công nợ

biên bản bàn giao công nợ nghỉ việc
Mẫu biên bản bàn giao công nợ nghỉ việc 1
biên bản bàn giao công nợ nghỉ việc
Mẫu biên bản bàn giao công nợ nghỉ việc 2

TẢI MẪU BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG NỢ KHI NGHỈ VIỆC TẠI ĐÂY

6. Những lưu ý khi lập biên bản xác nhận công nợ

  • Biên bản cần được lập thành hai bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản.
  • Cần có đầy đủ thông tin, chữ ký của hai bên và các bên liên quan.
  • Nội dung biên bản cần rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.
  • Nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức giải quyết trong trường hợp có tranh chấp.

7. Kết luận

Bên cạnh bàn giao công việc, bàn giao tài sản và thiết bị thì bàn giao công nợ là một phần không thể thiếu đối với các cá nhân sắp nghỉ việc. Đặc biệt với những người đảm nhiệm công việc liên quan đến quản lý kho, mua bán hàng hóa, thanh toán, thì bàn giao công nợ lại càng quan trọng hơn. Hy vọng các mẫu biên bản bàn giao công nợ nghỉ việc mà chúng tôi đã giới thiệu sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả