Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Tổng hợp 8 mẫu quyết định mới nhất cập nhật 2024

Mỗi doanh nghiệp phải thực hiện nhiều quyết định quan trọng trên nhiều phương diện trong hoạt động của mình, và cần thiết phải truyền đạt lại những quyết định ấy một cách rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu đến các bên liên quan để họ hiểu rõ và thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp 8 mẫu quyết định phổ biến, kèm theo tài liệu tải về miễn phí, giúp bạn dễ dàng lựa chọn và áp dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.

1. Mẫu quyết định là gì?

Mẫu quyết định là gì
Khái niệm mẫu quyết định

Mẫu quyết định là một văn bản hành chính được ban hành bởi người có thẩm quyền (thường là lãnh đạo doanh nghiệp) nhằm đưa ra quyết định chính thức về một vấn đề, sự việc cụ thể liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Văn bản quyết định đóng vai trò quan  trọng trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp, đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Việc sử dụng mẫu giúp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp, tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, giảm thiểu rủi ro pháp lý và tạo dựng uy tín, hình ảnh chuyên nghiệp cho doanh nghiệp.

Mẫu quyết định có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:

– Dành cho quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ

– Dành cho quyết định việc khen thưởng, kỷ luật

– Dành cho quyết định về việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị

– Dành cho quyết định việc ban hành quy chế, nội quy

– Dành cho quyết định việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp

Đọc thêm: 10 mẫu tờ trình mới nhất 2024 và hướng dẫn soạn mẫu tờ trình

2. Những nội dung cơ bản của mẫu quyết định

Vì là văn bản có tính quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, quyết định cần được trình bày một cách rõ ràng và chi tiết, bao gồm một số nội dung như sau:

Phần 1: Mô tả vấn đề

Mẫu nên bao gồm một phần mô tả vấn đề mà quyết định đang giải quyết. Phần này cần trình bày thông tin chi tiết về tình huống, sự cần thiết của quyết định và những vấn đề liên quan.

Phần 2: Mục tiêu, phương án, đánh giá và lựa chọn

Phần mục tiêu trình bày mục đích hoặc kết quả dự kiến của quyết định sau khi được thực hiện. 

Ngoài ra, có thể liệt kê và mô tả chi tiết các phương án được xem xét, bao gồm ưu điểm, nhược điểm và hậu quả dự kiến của từng phương án. 

Người viết có thể đề cập đến quá trình đánh giá các phương án và lựa chọn phương án tốt nhất. Nêu rõ tiêu chí và phương pháp đánh giá đã được sử dụng, đồng thời giải thích quy trình và lý do chọn phương án cuối cùng.

Phần 3: Thực hiện và quản lý 

Phần cuối cùng là phần quan trọng nhất của mẫu quyết định. Người viết cần cung cấp hướng dẫn về thực hiện quyết định và quản lý quá trình sau khi quyết định được đưa ra. Các nội dung cần có bao gồm các bước thực hiện, phân công trách nhiệm, thời gian và các biện pháp theo dõi, đánh giá.

3. 8 mẫu quyết định bổ nhiệm kèm tài liệu tải về

Dưới đây là 8 mẫu quyết định được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh, cùng với liên kết tải về file của mỗi mẫu để bạn có thể truy cập và sử dụng khi cần:

3.1. Quyết định ban hành

Mẫu quyết định ban hành là một công cụ được sử dụng để ban hành một quyết định hoặc hướng dẫn về một điều khoản cụ thể của công ty. Mẫu này được các doanh nghiệp sử dụng khi ban quản trị của công ty cần phát hành một quyết định đòi hỏi các phòng ban hoặc cá nhân trong công ty thực hiện.

Mẫu quyết định ban hành
Quyết định ban hành

3.2. Quyết định bổ nhiệm chức vụ

Mẫu quyết định bổ nhiệm chức vụ được sử dụng khi nhà quản lý cần thực hiện quyết định về việc bổ nhiệm một nhân viên vào một chức vụ cụ thể, như trưởng phòng, trưởng nhóm, kế toán,… đồng thời xác định rõ các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm liên quan trong chức vụ đó

Mẫu quyết định ban hành nội quy lao động
Quyết định ban hành nội quy lao động

3.3.  Quyết định ban hành nội quy lao động

Mẫu quyết định ban hành nội quy lao động dùng để quản lý nhân sự và định hình các quy tắc và quy định về lao động trong một tổ chức hoặc công ty, tạo ra môi trường làm việc công bằng, an toàn và hiệu quả, đồng thời xác định các quyền và trách nhiệm của cả nhân viên và nhà quản lý.

Mẫu quyết định ban hành nội quy lao động
Quyết định ban hành nội quy lao động

3.4. Quyết định khen thưởng

Mẫu quyết định khen thưởng là văn bản quan trọng nhằm đánh giá và công nhận thành tích xuất sắc của nhân viên trong một tổ chức hoặc công ty. Mẫu này được sử dụng khi nhà  quản lý quyết định trao tặng một khen thưởng hoặc vinh danh cho nhân viên vì đóng góp và thành tích xuất sắc trong công việc.

Mẫu quyết định khen thưởng
Quyết định khen thưởng

3.5. Quyết định tạm đình chỉ công tác

Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác được dùng khi nhà quản lý quyết định tạm thời đình chỉ công tác của nhân viên trong trường hợp có vi phạm quy định nội quy, chính sách hoặc hành vi không phù hợp trong môi trường làm việc, đồng thời xác định thời gian và các điều kiện liên quan.

Mẫu tạm đình chỉ công tác
Quyết định tạm đình chỉ công tác

3.6. Quyết định thuyên chuyển công tác

Mẫu quyết định thuyên chuyển công tác là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý nhân sự, khi nhà quản lý quyết định thực hiện thay đổi vị trí và địa điểm làm việc của một nhân viên trong tổ chức hoặc công ty. Mẫu này giúp xác định rõ ràng các thông tin liên quan đến việc thuyên chuyển công tác và đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong quá trình này.

Mẫu thuyên chuyển công tác
Quyết định thuyên chuyển công tác

3.7. Quyết định thôi việc

Mẫu quyết định thôi việc là mẫu văn bản gửi đến một nhân viên trong tổ chức hoặc công ty, khi nhà quản lý quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của cá nhân đó. Mẫu này giúp xác định rõ ràng đối tượng, thời gian, thủ tuc liên quan đến việc thôi việc và đảm bảo quyền lợi người lao động trong quá trình này.

Mẫu thôi việc
Quyết định thôi việc

3.8. Quyết định cử nhân viên đi công tác

Mẫu quyết định cử nhân viên đi công tác đi kèm với quyết định của tổ chức doanh nghiệp gửi một nhân viên đến một địa điểm khác để thực hiện công việc hoặc đại diện cho tổ chức trong một sự kiện, hội thảo, hay cuộc họp quan trọng.

Mẫu cử nhân viên đi công tác
Quyết định cử nhân viên đi công tác

[MIỄN PHÍ] TẢI NGAY CÁC MẪU QUYẾT ĐINH TẠI ĐÂY

4. Nguyên tắc khi viết mẫu quyết định

Khi viết mẫu quyết định, người viết có một số nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và hiệu quả. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản: 

– Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh sử dụng các thuật ngữ hay câu văn phức tạp, và đảm bảo mọi người đọc có thể hiểu được ý nghĩa và nội dung của quyết định.

– Viết một cách minh bạch, rõ ràng đảm bảo rằng mọi người có thể hiểu được quyết định và lý do, tránh hiểu lầm hoặc sự không rõ ràng.

– Cung cấp thông tin chính xác và cụ thể về các yếu tố liên quan, bao gồm tên và vị trí của nhân viên, thời gian, địa điểm, lý do và cơ sở cho quyết định, cũng như các quyền lợi và trách nhiệm liên quan. 

– Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, cú pháp và sử dụng công cụ hỗ trợ nếu cần thiết để đảm bảo rằng tờ trình không có lỗi ngôn ngữ và dễ đọc.

– Định dạng và trình bày đồng nhất, chuyên nghiệp. Nên sử dụng cùng một kiểu chữ và kích cỡ, các định dạng như đậm, nghiêng, gạch chân và màu sắc một cách nhất quán. Chú ý đến việc căn chỉnh, khoảng cách giữa dòng và đánh dấu trang.

5. Lưu ý khác khi viết mẫu quyết định

Ngoài các thông tin đã được đề cập ở trên về soạn thảo tờ trình, dưới đây là một số lưu ý khác cho người viết mẫu tờ trình:

– Mẫu quyết định là một loại văn bản hành chính, do đó cần tuân thủ các quy định pháp luật, quyền lợi và trách nhiệm của cả nhân viên và tổ chức. Đảm bảo rằng quyết định được viết theo các quy định cụ thể và được áp dụng một cách hợp pháp và công bằng tới tất cả đối tượng liên quan

– Về nội dung, mẫu thường có cấu trúc gồm 3 phần như chúng tôi đã đề cập đến. Tuy nhiên, không nhất thiết phải ghi rõ tiêu đề của các phần, hoặc giữ tất cả các thông tin trong các phần mà chúng tôi đã liệt kê. Có thể thay đổ cấu trúc nội dung trong mẫu tùy thuộc theo mục đích, yêu cầu, loại hình doanh nghiệp của đơn vị doanh nghiệp.

– Ngoài ra, mẫu tờ trình nên được cập nhật thường xuyên để phù hợp với các thay đổi trong tổ chức, quy định pháp luật hoặc chính sách công ty. Ngoài ra, tờ trình cũng nên linh hoạt để có thể điều chỉnh và sửa đổi theo tình huống cụ thể mà không làm mất đi tính công bằng và minh bạch.

6. Quy trình nộp, xử lý và duyệt mẫu quyết định trong doanh nghiệp

Quy trình xét duyệt mẫu quyết định
Quy trình xét duyệt quyết định

6.1. Nộp quyết định

Người nộp đề xuất/yêu cầu cần điền đầy đủ thông tin vào mẫu biểu quy định. Mẫu biểu cần được ký tên và đóng dấu (nếu có) của người nộp. Sau đó, người nộp đề xuất/yêu cầu cho bộ phận/cá nhân có trách nhiệm xử lý.

6.2. Xử lý quyết định

Bộ phận/cá nhân nhận đề xuất/yêu cầu cần xem xét tính hợp lệ và đầy đủ của thông tin. Ngoài ra có thể thu thập thêm thông tin để phân tích, đánh giá đề xuất/yêu cầu và đưa ra đề xuất giải quyết. Sau đó, trình đề xuất giải quyết lên cấp trên có thẩm quyền quyết định.

6.3. Đưa ra quyết định

Cấp trên có thẩm quyền xem xét đề xuất giải quyết và đưa ra quyết định cuối cùng. Sau đó, sẽ thông báo quyết định cho người nộp đề xuất/yêu cầu và các bên liên quan.

6.4. Lưu trữ quyết định

Bộ phận có trách nhiệm cần lưu trữ hồ sơ đề xuất/yêu cầu và quyết định xử lý theo quy định của doanh nghiệp.

Thực tế, một quy trình đi từ nộp mẫu tới khi đưa ra quyết định cuối cùng sẽ trải qua rất nhiều công tác trình ký, phê duyệt và phản hồi sau giải trình. Nếu thực hiện thuần thủ công, trên giấy tờ, quy trình này sẽ gây tốn kém rất nhiều thời gian, công sức, nhất là khi liên quan tới quyết định của lãnh đạo hay của đa bộ phận, phòng ban.

Để có sự trợ giúp của công nghệ số trong các quy trình truyền thống, doanh nghiệp nên ứng dụng phần mềm quản lý quy trình tự động MISA AMIS. MISA AMIS Quy trình là giải pháp thiết lập quy trình tự động nhanh chóng, phân luồng chuyển tiếp liên phòng ban ngay tức thời.

Phần mềm mang đến những ưu điểm vượt trội như:

  1. Thư viện với mẫu 500+ quy trình có sẵn cho người dùng sử dụng ngay.
  2. Người dùng tự thiết lập quy trình với thao tác đơn giản, không cần đến kỹ thuật code.
  3. Thông báo trên điện thoại, máy tính, Email để quản lý phê duyệt ngay tức thời.
  4. Tự động lưu trữ các văn bản, tài liệu trong mỗi quy trình để truy xuất lại khi cần thiết.
  5. Giám sát quy trình, ghi nhận sai sót và tạo báo cáo trực quan với nhiều góc nhìn.

Dùng ngay miễn phí

Bài viết đã tổng hợp 8 mẫu quyết định phổ biến trong doanh nghiệp, kèm theo tài liệu tải về miễn phí. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn và áp dụng mẫu phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]