Bộ máy quản lý cồng kềnh là rào cản sự phát triển của DN đa chi nhánh

10/07/2018
1496

Khi đến giai đoạn phát triển cả về quy mô kinh doanh lẫn nhân sự, các phòng ban và chi nhánh trong toàn bộ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ở khâu giao tiếp, trao đổi dữ liệu khiến công việc bị trì trệ, lãng phí tiền của và nhân lực.

Bài học xương máu từ bộ máy quản lý của doanh nghiệp vận tải

Một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải có bộ máy quản lý cồng kềnh, tính đến ngày 30/06/2017, công ty này có hàng chục chi nhánh và các công ty con trực tiếp cùng hàng chục công ty con gián tiếp (công ty con của các công ty con trực tiếp) với đội ngũ nhân viên hơn 20 nghìn người.

Với cách tổ chức bộ máy cồng kềnh, bộ phận nọ chồng chéo bộ phận kia đã khiến doanh nghiệp vận tải này tốn không ít chi phí để duy trì nhưng việc quản lý thông tin không những không hiệu quả mà ngược lại, tốn nhiều thời gian khiến công việc bị trì trệ, mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác cùng phân khúc.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng hiệu quả, Pablo Isla – CEO Tập đoàn bán lẻ quần áo Inditex, cha đẻ của các hãng quần áo Pull & Bear, Zara, Bershka với 150.000 nhân viên và 7385 cửa hàng ở 93 quốc gia cho biết: “Khi điều hành công ty, bạn dĩ nhiên phải thật lý trí. Tạo động lực thúc đẩy cho nhân viên, xây dựng môi trường làm việc đề cao yếu tố tinh thần, tạo điều kiện cho họ sáng tạo… cũng là một nhiệm vụ của CEO. Tinh giản bộ máy quản lý, sử dụng các công cụ hỗ trợ để trao đổi thông tin thuận tiện giữa các bộ phận trong cùng một công ty và giữa các chi nhánh với nhau, là nhiệm vụ cấp bách của người đứng đầu công ty”.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

Thay đổi mô hình quản lý để doanh nghiệp phát triển bên vững

Để khắc phục vấn đề chồng chéo giữa các bộ phận trong công ty và thiếu tính liên kết giữa các chi nhánh trong cùng một công ty, các nhà nghiên cứu đã đề xuất thay đổi cơ cấu dựa trên văn hóa của doanh nghiệp mình. Cụ thể là thay đổi mô hình quản lý kiểu truyền thống sang một trong hai mô hình dưới đây:

Quản lý kiểu ma trận: trong cách tổ chức bộ máy này, nhân viên ở mỗi phòng ban khác nhau (Kế toán, Bán hàng, Nhân sự, Nghiên cứu/ phát triển, Sản xuất,…) sẽ cùng nhau làm việc trong một dự án hay sản phẩm và cùng báo cáo với một nhà quản lý duy nhất. Cách này hoàn toàn khác với cơ cấu thang bậc truyền thống, khi tất cả các nhân viên có nhiệm vụ giống nhau sẽ được gộp vào để làm việc cùng nhau và quản lý theo một lớp.

Cơ cấu quản lý kiểu ma trận sẽ phá vỡ hệ thống phòng ban và có thể tăng cường trao đổi thông tin giữa các phòng ban khác nhau, nhờ vậy, các thành viên sẽ hiểu rõ hơn về khó khăn của các nhóm khác. Ngoài ra, kiểu quản lý này cũng giúp các thành viên phát triển nhiều kĩ năng. Tuy nhiên, điều này có thể khiến nhiều người bối rối khi có quá nhiều cấp trên và nhiều ưu tiên công việc khác nhau.

Quản lý mạng lưới: cách này thường hiệu quả khi nhân viên công ty làm việc với rất nhiều nguồn liên hệ bên ngoài, trong đó mỗi người sẽ quản lý một nhóm các mối quan hệ. Phương thức này đã cung cấp một kiểu hội nhập theo chiều dọc cho một nhà bán lẻ vốn không có một nhà máy nào, nhưng nhờ chỉ thuê nhân công ngoài mà có thể sản xuất các sản phẩm quần áo cho 800 nhà cung cấp của mình.

Cách tổ chức bộ máy này phù hợp với các doanh nghiệp thường phải làm việc với nhiều nhà cung cấp bên ngoài phụ trách các mảng quan trọng trong kinh doanh của họ, bao gồm phát triển, sản xuất, bán hàng hay dịch vụ.

Quản trị bộ máy làm việc là một bài toán không dễ giải quyết, đặc biệt ở những doanh nghiệp có từ 2 chi nhánh, kho hàng, địa điểm kinh doanh trở lên. Khi quy mô công ty phình to, người làm quản lý không thể đi sâu vào các nghiệp vụ chuyên môn mà chỉ quản lý thông qua báo cáo, thống kê từ các bộ phận.

Lúc này, việc sử dụng một hệ thống quản trị doanh nghiệp tích hợp Kế toán – Bán hàng – Nhân sự được coi là sự đầu tư thông minh của doanh nghiệp. Hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP không chỉ liên kết các bộ phận trong cùng một công ty với nhau mà còn kết nối rất tốt với các chi nhánh và kho hàng, địa điểm kinh doanh khác. Từ đó giúp người quản lý xem được báo cáo kịp thời, minh bạch để ra quyết đình điều hành phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả