Nghệ thuật lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

12/08/2020
9210

Vingroup là một trong những tập đoàn đứng đầu Việt Nam bởi những thành công mà họ mang lại. Người lãnh đạo của Vingroup không ai khác đó chính là ông Phạm Nhật Vượng – tỷ phú đầu tiên được ghi tên vào danh sách tỷ phú thế giới. Để có được thành công đó không thể không nhắc đến phong cách lãnh đạo tài ba của Phạm Nhật Vượng xây dựng lên công ty từ hai bàn tay trắng thành một tập đoàn lớn như bây giờ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng qua bài viết dưới đây của AMIS HRM.

TẢI MIỄN PHÍ DASBOARD NHÂN SỰ – ĐIỀN SỐ TỰ ĐỘNG NHẢY

Nghệ thuật lãnh đạo Phạm Nhật Vượng

Nghệ thuật lãnh đạo là gì?

Trước khi vào áp dụng thì ta phải hiểu rõ lý thuyết về nghệ thuật lãnh đạo thực chất là gì để có thể nạp những kiến thức phía sau một cách sâu sắc và hiệu quả hơn.

  1. Lãnh đạo là công việc cho phép người khác phải làm theo sự chỉ đạo, phân công của mình để có thể thực hiện được tốt những mục đích đã đề ra.
  2. Người lãnh đạo là người đứng đầu một công ty/ doanh nghiệp, với kinh nghiệm cũng như chuyên môn của mình, mọi người trong công ty đều phải nghe và làm theo chỉ đạo. Công việc này nhằm làm cho công ty / doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được những thành công đã đề ra trước đó.
  3. Nghệ thuật lãnh đạo là sự xử lý khôn khéo các tình huống và cách sử dụng người của mỗi một nhà lãnh đạo. Nghệ thuật lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng cũng là một trong số những điều được nhiều người quan tâm.

Tư duy quý báu nghệ thuật lãnh đạo Phạm Nhật Vượng

Mỗi một nhà lãnh đạo đều có một tính cách và một niềm tin về cách quản trị khác nhau, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo của từng nhà quản trị. Trong một buổi phỏng vấn, nhà kinh doanh Phạm Nhật Vượng cũng đưa ra một số tư duy đắt giá về nghệ thuật lãnh đạo mà ông đúc kết ra trong suốt quá trình làm nghề:

Công việc cần có quy trình, có phân nhóm nhiệm vụ, có rà soát

Mỗi một công việc để hoàn thành được chúng tốt nhất cần có quy trình cụ thể được lập lên một cách bài bản. Để làm được từng bước trong quy trình đó cần tìm đến nguồn lực bao gồm nhân lực, tài lực, vật lực phù hợp và chia từng nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng. Sau khi phân nhiệm vụ, để công việc diễn ra đúng như kế hoạch thì người lãnh đạo cần phải có sự giám sát và rà soát. Để làm được điều đó thì rất cần đến nghệ thuật lãnh đạo của nhà quản trị.

Luôn giữ tinh thần cao, không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ

Khi một người làm việc nhưng trong trạng thái lúc nào cũng nghỉ ngơi, tìm cách vừa làm vừa giải trí cùng một lúc thì hiệu quả làm việc không bao giờ cao bằng người có quỹ thời gian làm việc riêng và thời gian nghỉ ngơi riêng. Khi bạn luôn có một tinh thần vững vàng, luôn sẵn sàng thì bạn có thể xử lý tốt mọi tình huống xảy ra.

Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy nó làm lý do khi yếu kém

Bạn luôn luôn nghe được những câu như nhanh luôn đi với cẩu thả hay “nhanh nhẩu đoảng”,… Tuy nhiên, với những người vừa có chuyên môn vững vàng vừa có sự nhanh nhẹn thì khi họ làm việc nhanh như vậy đem lại hiệu quả rất cao. Hãy lưu ý, khi nhìn vào công việc của một người nhân viên, người ta thường đánh giá đến kết quả nhiều hơn là nhìn vào quá trình. Chính vì vậy, làm thế nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên cố gắng vì một kết quả tốt nhất.

Lãnh đạo là phải dành thời gian để học hỏi, đó mới là “nghệ thuật”

Không chỉ những nhân viên mà ngay cả đến những người lãnh đạo cũng cần phải dành thời gian để học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn về nghệ thuật lãnh đạo nhómnghệ thuật lãnh đạo nhân viên. “Học, học nữa, học mãi” công cuộc học hành của mỗi người cần phải trau dồi thêm kiến thức từ nhỏ tới lớn và tới tận khi già. Người lãnh đạo cần trau dòi thêm thật nhiều kiến thức để có thể vững vàng khi đứng trước mọi tình huống của công ty, đưa công ty phát triển hơn nữa và có thể truyền đạt lại cho nhân viên của mình.

Làm việc trên tinh thần đam mê, nghiêm túc với công việc

Khi làm việc có đam mê thì con người sẽ tự giác tìm tòi, tự giác hoàn thiện mình mà không cần ai nhắc nhở hay thưởng phạt. Từ đó những sản phẩm họ làm ra cũng chất lượng hơn, tự nhiên hơn, không bị gò bó bởi sự ép buộc. Tình huống tâm lý nghệ thuật lãnh đạo có vững vàng hay không phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần.

Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng

Đây là một trong phương pháp mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua, bảo thủ luôn cho rằng sản phẩm của mình là tốt, là chất lượng. Tuy nhiên, dù có thế nào đi chăng nữa thì khách hàng vẫn là những người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn.  Là một nhà lãnh đạo bạn nên chú ý đến phản hồi để biết rằng sản phẩm của mình có được ưa chuộng hay không? Có những ưu điểm và nhược điểm gì? Nguyên nhân nhược điểm xuất phát từ đâu,… Khi trả lời được hết tất cả những câu hỏi đó thì cũng là lúc bạn đưa ra được những công việc mà bạn cần làm tiếp theo.

Đó là tất cả những gì mà chúng tôi chia sẻ cho bạn về một số nghệ thuật lãnh đạo của nhà kinh doanh Phạm Nhật Vượng. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

>> CRM là gì? – Vai trò, lợi ích của CRM trong Marketing của Doanh Nghiệp
>> Top 7 phần mềm CRM miễn phí tốt nhất 2021 – CRM FREE

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả